Lại là Kim Chi

Người xem: 189

Khoai@

Hôm qua tình cờ đọc được bài “Nỗi lòng 30/4” của Kim Chi trên trang của Huỳnh Ngọc Chênh thấy tởm!

Một bài viết thể hiện tâm tư của kẻ hết thời, vọng ngoại và trở mặt cáu cạnh.

Kim Chi là ai, hãy đọc đoạn trích của một nhà báo viết về thị và Ngô Nhật Đăng trong bài “Sự nghiệp của đôi lứa xứng đôi”.

“Giới thiệu chị Kim Chi – Cành Vàng trước đã.

Cành Vàng, còn có tên khác là Dương Khánh Phương, nghệ danh Hồng Anh, vốn là con em cán bộ miền là đàn bà đích thực, và có tên gọi khác là Dương Khánh Phương, nghệ danh Hồng Anh, vốn là con em cán bộ miền Nam tập kết. Năm năm 11 tuổi Kim Chi được Đảng ưu ái cho đi học tại khu học xá Nam Ninh, Trung Quốc. Tại đây nàng nhận làm em kết nghĩa một anh. Anh nào? Cái tên chả quan trọng lắm… ta hẵng tạm gọi là anh Út.

Khi về nước, nhờ có bố anh Út làm công tác giáo vụ kiêm tuyển sinh tại trường Cao đẳng sân khấu điện ảnh Việt Nam mà Cành Vàng được tuyển vào học lớp diễn viên khoá 1 (1959). Tưởng cũng nên nhắc lại bài thi mà Cành thi thố là bài hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” và điệu múa “Tân Cương” học được lúc còn ở bên Tàu.

Năm 16 tuổi, mới chỉ đang học năm đầu điện ảnh, anh Út chưa kịp ngỏ lời, thì cô em kết nghĩa đã dẫn người yêu (mà ta sẽ gọi là anh Cả) về giới thiệu với bố con anh Út. 

Sự việc này làm anh Út ra ngẩn vào ngơ. Khốn nạn thân anh, đéo mẹ cha nó! Năm năm bắt tép nuôi cò, cò ăn cho béo cò dò lên cây. Diêu bông hỡi diêu bông…sao em nỡ… nỡ… nỡ…?.

Vội lấy chồng, năm sau (1964), trước nguy cơ có thể trở thành hòn vọng phu, Cành bèn theo tiếng gọi của tình yêu (chứ không phải vì tiếng gọi của non sông, đừng tưởng bở) mà viết đơn tình nguyện vào Nam. Đấy là chị nói thế.

Ban đầu, đơn tình nguyện theo chồng của Cành không được chấp nhận. Cành phải lên tận ông Lành, lúc bấy giờ là Trưởng Ban tuyên huấn TW để khẩn cầu. Cuối cùng thì ông Lành cũng cho phép Cành đi cùng đoàn điện ảnh vào Nam. Vậy là Cành trở thành nữ nghệ sĩ đầu tiên vượt Trường Sơn đi B, được biên chế vào đoàn Văn công Giải phóng, ngay sau đó được kết nạp Đoàn và nhờ vậy mà sau này Cành sẽ trở thành một “nghệ sỹ Cộng sản chính hiệu”, như chị khoe (thật là chẳng cái dại nào giống cái dại nào) với đài BBC.

Từ đó bắt đầu sự nghiệp phim kịch của nàng.

Nhưng, xin nói thẳng và thật, ngay và luôn, rằng sự nghiệp phim với kịch của Cành chả ra cái đách. Thật không thể nhớ Cành đã đóng những vai gì và nào trong phim nào và gì. 

Cho đến bây giờ, khi đã trở thành nổi tiếng, vẫn chẳng mấy ai biết đến các vai diễn của chị. Người ta chỉ biết chị qua các mối quan hệ lùm xùm của anh Cả, vốn là một đạo diễn phim nổi tiếng, với cô diễn viên chính và có thể là cả của chị với ông tác giả kịch bản, người khăng khăng cho rằng chính ông mới thực sự là … “chính chủ”….trong một “mùa gió chướng”.

Tuy vậy, năm 2012 chị vẫn được Hội Điện ảnh ưu ái phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Trong số 30 hồ sơ được phong danh hiệu đợt này, hồ sơ của Cành là một trong ba hồ sơ thuộc diện vớt, … nghĩa là “đặc cách”. Tại sao lại gọi là “đặc cách”? Vì theo thông lệ, phải đạt huy chương vàng bạc gì đó ở các hội diễn hay liên hoan phim nào đó thì mới đủ tiêu chuẩn. Nhưng Hội điện ảnh ái ngại cho cái hoàn cảnh của Cành, bởi từ trước đến giờ chị toàn đóng vai phụ, nay đã già, về hưu đã lâu thì còn bới đéo đâu ra giải với chả rút.

Vì vậy, Cành vẫn được phong Nghệ sĩ ưu tú, tuy vớt, và Cành hồ hởi nhận nó với ba lần cám ơn, chính xác là thế.

Xét cho cùng, Cành đã suốt đời phải đóng vai phụ, chả cứ trong phim kịch mà còn trong cả cuộc đời, trong cả nhà mình. 

Chả thế mà năm 1980, Cành bị cô diển viên trẻ đẹp kia hoặc bị chính anh Cả hoặc cả hai kết hợp đá văng ra khỏi nhà.

Bị đá, Cành lại tiếp tục đóng vai phụ trong một vở mới với anh Hai, tạm gọi thế. Nhưng rồi cuộc hôn nhân lần hai của Cành rồi cũng trở thành thảm kịch với quá nhiều nhân vật quần chúng gồm con anh con em và con chúng ta.

Vì thế, sau hơn 30 năm lưu lạc Cành lại quay trở lại viết tiếp tập 3 với anh Út, cái anh ngày xưa có bố làm tuyển sinh trường Điện ảnh. Rổ rá cạp lại, anh Út vui vẻ hát nhạc chế: Riêu cua hỡi riêu cua.., nay em đã lộn về!!!

Thế còn sự nghiệp “báo chí” của chị đâu? 

Làm gì có! Phim, kịch và đời chị, toàn vai phụ, tịnh không có vai nào liên quan đến báo chí, cho dù là vai diễn viên quần chúng hay xác chết.

À mà cũng nên công bằng bởi trong thời gian làm công tác giảng dạy, Cành nói, chị đào tạo ra một đống nghệ sỹ nổi tiếng. Tuy nhiên, “sự nghiệp” ấy chẳng thấm vào đâu so với bà lão nơi phố tôi, ít nhất thì bà cũng có học trò là một bộ trưởng và hai ông tướng, ngoài ra còn kèm theo rất nhiều ông ăn cắp và nghiện… Nguyên là bà lão phố tôi cũng làm công tác giảng dạy tại nhà trẻ Hoa Sữa đầu hẻm tới hơn 30 năm. 

Nhưng tới năm ngoái, đùng một phát, Cành bỗng trở thành ngôi sao chóa lóa trên hý trường rân trủ. Đó là nhờ chị đã có một hành động rất quái lạ khi viết thư gửi cho Hội Điện ảnh Việt Nam để từ chối một bằng khen có chữ ký của Thủ tướng, mặc dù không chắc chị có thể có hoặc xứng đáng có cái bằng khen chưa hề có ấy không. 

Nói quái lạ là vì, nếu bằng khen ấy do ông Phó Thủ tướng ký thì chị sẽ vui vẻ nhận và tưng bừng cám ơn hay sao, như đã từng vui vẻ và tưng bừng với Hội Điện ảnh khi “vớt” danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú cho chị.

Trở thành diễn viên chính một cách bất ngờ nên có lẽ chính chị cũng bất ngờ. Lúc ấy, còn hơi biết ngượng, chị bảo chị “không hề muốn đưa lá thư ấy lên mạng hay nhằm kích động bất kỳ ai, mà do một người bạn thân của gia đình ngỏ ý muốn xin để đưa lên Facebook”.

Bài viết “Diễn viên điện ảnh Nguyễn kim Chi: công nhỏ – tội lớn” của bạn đọc Khanh Kim gửi đến Tre Làng từ 22/10/14 . Xin trích: 

“Lấy nhau 16 năm, lúc ở trong chiến trường cũng như lúc hoà bình thời gian sống bên chồng chỉ đếm bằng tháng. Hồng sến say sưa với nghề nghiệp cái nghề mà người đời thường quan niệm “xướng ca vô loài” sau lại thành nghiệp chướng, Kim Chi được sang Bungari học lớp đạo diễn. Xa cách, nhớ nhung tình yêu chung thuỷ của Kim Chi đã không được đền đáp, biến thành đổ vỡ sau những cuộc tình vụng trộm của chồng (Hồng Sến)

Quá tự tin, nay lòng tự trọng đã bị xúc phạm cùng với sự kiêu căng hiếu thắng của một người đàn bà có nhan sắc, nên Kim Chi đã không chấp nhận sự tha thứ đã phản ứng dữ dội hành động ngoại tình của chồng một cách quyết liệt, bằng cách yêu một người đàn ông khác để bõ tức, để chọc ức, để trả thù. Và chính phản ứng thái quá, sai lầm này của Kim Chi vô tình đã đẩy người chồng mà mình rất đỗi yêu thương về phía tình địch (là diễn viên điện ảnh Thuý An). Tuy mỗi người mỗi ngả đường ai đấy đi nhưng Kim Chi vẫn theo dõi cuộc sống của người chồng cũ vẫn còn duyên nợ, dõi theo từng nỗi buồn vui của ông. Kim Chi cũng thừa biết, trong những năm tháng còn sống cho đến lúc cuối đời, người chồng cũ đã từng ân hận, nhưng mọi chuyện đã an bài nay đã thuộc về quá khứ, những hoài niệm khó quyên. Người ấy (Hồng Sến) nay đã là người thiên cổ Và kim Chi cũng đã có lúc từng nghĩ đến 2 chữ bao dung của sự tha thứ nhưng mọi chuyện đã quá muộn bởi cá tính không bình thường và Kim Chi đã phải trả giá.

Khi niềm tin đổ vỡ, Có những lúc Kim Chi tưởng mình sẽ gục ngã. Nhưng người đàn bà có tinh thần thép từng dám vượt Trường Sơn ấy đã mạnh mẽ và can trường sống để nuôi con, sống để cống hiến, sống để làm việc nên Kim Chi vẫn tham gia đóng khá nhiều phim, Chín Băng Tâm (Biển sáng); Sáu Hiền (Bài ca không quên); Tú Dung (Đằng sau vụ án Hồ con rùa); vợ Sáu Lèo (Biệt động Sài Gòn), rồi bà chủ trong (Lá ngọc cành vàng). Dù không có nhiều vai chính nhưng những vai diễn của Kim Chi ít nhiều đều để lại ấn tượng trong lòng khán giả một thời.

Cuộc đời Kim Chi cứ như như một cuốn tiểu thuyết dài không có hậu. Hai con đã trưởng thành và trở thành những nghệ sĩ thành danh, diễn viên Mai Phương và đạo diễn Hồng Chi. Khi tuổi đã cao đang ở bên kia sườn dốc của cuộc đời, nhưng cách nhìn và đánh giá xã hội của Kim Chi toàn gam mầu xám không giống như cách nhìn, cách đánh giá nhận định về XH của nghệ sỹ Nhân dân Trà Giang, cố nghệ sỹ Nhân dân Lâm Tới cùng các bạn diễn một thời khác. Nay kim Chi đã trở thành một con người khác, cách nghĩ khác, chỉ vì không phục (Đồng chí X) nào đó mà Kim Chi đã mất phương hướng cùng với cả mất niềm tin với Đảng, chống đối lại chính quyền, vô ơn với tổ quốc, với Nhân dân. Bởi tổ quốc và Nhân dân đã cho Kim Chi ăn học để thành danh, lẫn thành tài nay phản lại con đường CM mà chính người Cha đã chọn, đã cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc”.

Đây là bài “Nỗi Lòng 30/4” của Kim Chi:
http://bongbvt.blogspot.com/2015/04/noi-long-304.html

Còn nữa….

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *