Hội nghị IPU-132: VN nêu vấn đề hòa bình trên Biển Đông

Người xem: 230

VN muốn gửi tới Đại hội tinh thần hoà bình, trách nhiệm, phản đối vũ lực, trong đó có cả vấn đề giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.
 
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng điểm lại, trong lịch sử hơn 125 năm của IPU, thế giới đã chứng kiến nhiều biến động nhưng tinh thần hoà bình hợp tác của những người sáng lập đầu tiên vẫn còn nguyên giá trị.
 
Tuyên bố Hà Nội lần này với thông điệp rõ ràng về vai trò của các nghị viện các nước với sự phát triển bền vững, hoà bình, ổn định của người dân toàn cầu có ý nghĩa lớn với Việt Nam trong dịp kỷ niệm 70 ngày tuyên ngôn độc lập.
 
Tinh thần đưa ra Đại hội lần này cũng thấm nhuần tư tưởng hoà bình, độc lập dân tộc và phát triển của Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt 70 năm.
 
Riêng đối với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thì nếu tình hình thực tế còn nhiều quan ngại về việc tranh chấp lãnh thổ, chạy đua vũ trang, các vấn đề an ninh phi truyền thống như chính trị cường quyền bất chấp luật pháp quốc tế đang có xu thế gia tăng, IPU lần này cần đặt ra mục tiêu chia sẻ các ý tưởng, hành động để thúc đẩy phát triển.
“Biến lời nói thành hành động để biến luật pháp và các quy tắc cơ bản của luật pháp thành thực thi, các tranh chấp bất đồng được giải quyết băng biện pháp hoà bình và các dân tộc đều bình đẳng là tinh thần Việt Nam chủ động xây dựng, đưa ra cho chương trình nghị sự của IPU lần này.
 
Là thành viên tích cực và có trách nhiệm của IPU, Việt Nam luôn cùng chủ trương xây dựng một chế độ hoà bình, hợp pháp để phát triển, trong đó có cả chủ trương giải quyết tranh chấp như vấn đề tranh chấp trên biển Đông”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
 
Chủ tịch IPU Saber Chowdhury IPU hiện đã trở thành tổ chức với 166 nghị viện thành viên 14.500 nghị sĩ, đại diện cho 6,5 tỷ người dân trên toàn thế giới. Dịp Đại hội lần này, 90 triệu người dân Việt Nam đã kết nối với 6,5 tỷ người dân khác toàn thế giới.
 
Không những thế, Việt Nam còn đề ra nội dung, chủ đề đại hội lần này, biến lời nói thành hành động, vì sự phát triển bền vững.
 
Trong một diễn biến liên quan, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ mong muốn tại Hội nghị lần này, từ các chủ đề trong chương trình nghị sự, Hội nghị sẽ có sự trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của tất các các vị đại biểu trong việc biến các cam kết tự nguyện trở thành các quy định pháp lý mang tính bắt buộc và biến các quy định pháp luật thành thực tiễn sinh động, biến lời nói thành hành động và nữ đều có thể tiếp cận và thụ hưởng bình đẳng các kết quả của sự phát triển.
 
Trước sự hiện diện của nhiều nghị sĩ nam trong Hội nghị nữ nghị sĩ lần này, Chủ tịch Hội nghị Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ tin tưởng các vị nghị sĩ này sẽ là tác nhân quan trọng trong việc hiện thực hóa pháp luật quốc gia về bình đẳng giới về Công ước CEDAW, Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh và đạt được các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, biến Mục tiêu phát triển bền vững thành hành động trong thời gian tới.
 
Số lượng các nữ nghị sĩ tham gia với tư cách đại biểu tham gia Liên minh Nghị viện Thế giới tăng lên đáng kể và các nữ nghị sĩ tham gia tích cực hơn ở các vị trí cấp cao của Liên minh Nghị viện Thế giới, hình thành mạng lưới và các mối quan hệ rộng khắp với nữ nghị sĩ của các nghị viện thành viên trên toàn cầu.
 
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khẳng định bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ luôn là chính sách nhất quán của Việt Nam. Hiến pháp Việt Nam và các luật bình đẳng giới đều đã ghi nhận quyền bình đẳng về mọi mặt của công dân nam và công dân nữ.
 
Phụ nữ tham gia trong Quốc hội Việt Nam tại các khóa gần đây đều đạt khoảng 25% và Quốc hội Việt Nam phấn đấu nâng cao hơn nữa tỷ lệ này. Quốc hội Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự nghiệp bình đẳng giới của Việt Nam cũng như mục tiêu bình đẳng giới của IPU.
 
Thái Linh (Tổng hợp)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *