NHÂN CÁCH CỦA HUY ĐỨC OSIN QUA CON MẮT CÁC NHÀ BÁO

Người xem: 252

LâmTrực@


Mấy ngày qua, Osin Huy Đức liên tục có những entry phủ nhận những nỗ lực của nhân dân ta trong cuộc chiến tranh đánh đuổi ngoại xâm, đào bới quá khứ, chia rẽ đoàn kết nội bộ đảng cộng sản, và trực tiếp công kích lãnh đạo đảng, nhà nước, trong đó có cả chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Trong entry có tên “Quốc phụ và Quốc sư”, Huy Đức đã tìm cách hạ bệ cụ Vũ Khiêu cùng ông Nông Đức Mạnh với lời lẽ của những kẻ mất dạy: “Có lẽ những chức tước đã kinh qua và những danh hiệu “cao quý nhất” mà Chế độ đã gắn cho GS Vũ Khiêu không những làm công chúng mà chính ông cũng choáng ngợp và tưởng thật. Khi ngồi trên cái ngai vàng hàng nhái đó để tiếp khách chính thức, có chụp ảnh (có thể còn quay phim), chắc chắn ông Mạnh không nhận ra thân phận của một “hoàng đế cởi truồng”. Nhưng vàng, thau thì không bao giờ lẫn lộn. Khi xuất hiện trước công chúng, những công dân trưởng thành đã chỉ ra sự tồng ngồng của họ.

Sau thất bại của “Táo quân” tưởng không có gì vui. Sau những cuộc cười đau bụng tưởng đã có gì vui. Nhưng đời chẳng có gì vui. Văn chương như Vũ Khiêu mà biết bao năm qua vẫn được không ít người tôn là “quốc sư”, vẫn được không ít người trông coi đình đền miếu mão mời viết văn bia; Văn hóa như Nông Đức Mạnh mà vẫn có thể làm Chủ tịch Quốc hội tới 9 năm, vẫn làm Tổng bí thư tới 10 năm… thì, đất nước không như thế này mới lạ”.

Trong entry nói về ông Lê Trọng Nghĩa, Huy Đức khoét sâu mâu thuẫn nảy sinh trong thời kỳ “xét lại”. Đồng ý rằng, trong suốt tiến trình cách mạng, nhưng sai lầm có thể sẽ xảy ra, nhưng cũng cần phải thấy rằng, chúng ta không thể giải phóng dân tộc, đánh đuổi được ngoại xâm nếu chỉ có những sai lầm như Huy Đức muốn thổi phồng lên. Trong câu chuyện “Xét lại”, vẫn còn đó nhiều uẩn khúc mà chúng ta chưa tỏ, trong khi đó Huy Đức viết trong Bên Thắng Cuộc và trên FB cũng mới chỉ là tin chưa hề kiểm chứng, đây là điều kiêng kỵ đối với một nhà báo tử tế. Điều cũng dễ nhận thấy, trong entry này, lẽ ra nên tập trung chia buồn cùng gia quyến ông Lê Trọng Nghĩa, thì Huy Đức lại tìm cách hạ bệ lãnh tụ Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp với những lời lẽ khó có thể tin lại xuất phát từ một nhà báo.


Ngay trong entry của mình, một nhà báo có nick facebook “Màu Thời Gian” đã có những nhận xét cực kỳ thẳng thắn. Xin được trích nguyên văn:


Càng ham đọc “Bên Thắng Cuộc” bao nhiêu thì giờ mình lại càng thêm ngán ngẩm về tác giả của nó bấy nhiêu, kẻ cứ phải gồng mình lên ra cái điều ta đây là dân “lề trái” hehe…


Triều đại nào chả có người tài đức và kẻ tiểu nhân, nếu có Quang Trung Lê Lợi thì cũng có Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống… Lịch sử cận đại Việt Nam cũng không là ngoai lệ, chẳng có gì là lạ. Thế nhưng, đáng lẽ nên viết riêng 1 stt chia buồn về cái chết của cụ Lê Trọng Nghĩa thì Trương Huy San lại “gài” vào đó cái gọi là “thâm cung bí sử” của đảng cộng sản trong chiến tranh Việt Nam, điều mà người Việt Nam chẳng mấy ai lạ gì, chỉ trừ những kẻ quá ngây thơ!

Một người làm báo như Huy Đức, từng có nhiều cơ hội tiếp xúc với các nhân vật chóp bu cộng sản và sau này ở Mỹ mà chưa thấy lần nào anh ta bình luận gì về nguyên nhân của cuộc chiến Việt Nam 20 năm, hay anh ta cố tình né tránh để coi Chiến tranh Việt Nam thực sự là cuộc nội chiến chứ không phải là có “yếu tố nước ngoài”? Câu “giải phóng miền Nam mà không cần Hồ và Giáp ..” đầy tính xách mé, láo xược, ko có cả phép lịch sự tối thiểu của 1 người cầm bút khi nhắc tên các nhân vật Lịch sử!

Lối viết của Huy Đức chỉ có giá trị thỏa mãn những con mắt hiếu kỳ, lười tư duy mà không hề có tính “phản biện” cho một xã hội dân chủ hay rút kinh nghiệm cho tương lai một dân tộc.

Có người từng ca ngợi Huy Đức có lối “viết mở”, nhưng tôi thì thấy (chống + HĐ) chống cộng Huy Đức cũng chả dám mà dân chủ cũng chả ra dân chủ…chỉ là lối viết nhập nhèm, cơ hội, nhằm khoét sâu thêm cái hố hận thù giữa người Việt với nhau hoặc là để câu like (hết trích).

Đến đây, mình bỗng nhớ đến FBer Nguyễn Minh trong một entry nói về Bên Thắng Cuộc, đã phản ánh nhân cách của Huy Đức như một loài san hô: “SAN HÔ có cả bộ phận sinh dục có khả năng phun tinh trùng để tạo ra những quần thể SAN HÔ ở xa nơi nó sống.


Nói về chuyện ăn bẩn uống thỉu, người ta hay nghĩ ngay đến con bò ăn cỏ rồi thi thoảng ợ ra nhai lại, hoặc con chó ăn shit, thâm chí hình tượng hóa những kẻ đến lúc nôn ra còn cố sít răng để nước chảy ra, bã ở lại… để nuốt tiếp. Nhưng tất cả các loài đó đều vẫn có đường tiêu hóa và bài tiết riêng biệt, duy chỉ có SAN HÔ độc đáo ở khả năng ăn và bài tiết chung một mồm.

Tuy nhiên, có một điều mình chưa lý giải được. Không hiểu tại sao có nhiều người lại gọi nhà văn, nhà báo Osin Huy Đức là … SAN HÔ. Ngoài việc anh ấy tên là Trương Huy SAN và anh ấy bị HÔ, phải chăng vì khả năng đào bới, nhai nuốt… sau đó nhả ra cùng một sản phẩm là những câu chuyện hư cấu về lịch sử… theo đường mồm?”.

Thiết nghĩ, không còn gì để nói về nhân cách của Trương Huy San. Nói theo lối của các cụ: Huy Đức ăn và ỉa đều bằng mồm.




Dưới đây là entry của Huy Đức Osin (Truong Huy San):


Một công thần đồng thời cũng là nạn nhân của Chế độ, đại tá Lê Trọng Nghĩa, Cục trưởng Quân Báo, vừa từ trần. Ông Nghĩa bị bắt vào ngày 6-1-1968 khi Mậu Thân sắp bắt đầu. Ông Nghĩa cùng với gần 30 nhân vật thân cận với Tướng Giáp bị Lê Đức Thọ bắt trong Chiến dịch Mậu Thân, khi cả Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đều tin rằng có thể “giải phóng miền Nam” mà không cần Hồ, không cần Giáp (Hồ Chí Minh được đưa đi “nghỉ ngơi” ở Bắc Kinh từ tháng 9-1967; Võ Nguyễn Giáp bị đưa đi “chữa bệnh” ở Hungary từ tháng 7-1967).

Cũng như đại tá Lê Trọng Nghĩa, nhiều tướng, tá bị bắt là những người đã đóng vai trò quyết định trong việc lên kế hoạch tác chiến cho Mậu Thân như: Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh (bị giam tại gia); đại tá Chánh văn phòng BQP Lê Minh Nghĩa; đại tá Chánh văn phòng Quân ủy Nguyễn Văn Hiếu (bị đưa ra khỏi Hà Nội); đại tá Cục trưởng tác chiến Đỗ Đức Kiên… Những người tuy không tham gia Mậu Thân nhưng cũng đang giữ các trọng trách ở Hà Nội và được coi là “thân” Tướng Giáp như thiếu tướng Đặng Kim Giang, PGĐ nxb Sự Thật Nguyễn Kiến Giang, TBT báo QĐND Hoàng Thế Dũng… cũng đã bị bắt. Tất cả đều chưa được giải oan tuy nhiều người sau đó có được bố trí công tác hoặc khôi phục chế độ trừ đại tá Lê Trọng Nghĩa.

Lê Trọng Nghĩa là một trong ba người lãnh đạo “cướp chính quyền” ở Hà Nội khi Hồ Chí Minh đang họp ở Tân Trào. Khác với các sĩ tướng tá “phò” Lê Đức Thọ, thường xuất thân từ tầng lớp nông dân, ít chữ, nhóm thân cận với Tướng Giáp đều là trí thức. Đại tá Lê Trọng Nghĩa học luật, giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp. Ông là một người mưu lược và có một trí nhớ siêu việt. Ông giữ được sự minh mẫn cho tới những ngày cuối đời.

Đại tá Lê Trọng Nghĩa là trực ban tác chiến ở Tổng hành dinh trong ngày Tướng Trần Quý Hai ra lệnh tấn công tàu Maddox theo chủ trương của Lê Duẩn. Đại tá Nghĩa coi quyết định này của Lê Duẩn là một Tuyền Bố Chiến Tranh Trực Tiếp Với Mỹ. Ông là một trong những nhân chứng quan trọng nhất của Sách Bên Thắng Cuộc. Xin vĩnh biệt ông. Xin chia buồn cùng gia đình họa sĩ Nguyễn Thanh Bình.

Đây là bài của Huy Đức đăng trên BBC tiếng Việt: Ông Lê Trọng Nghĩa ‘từ trần’

Đây là comment của Màu Thời Gian: Truong Huy San dường như đã tự làm mất đi thiện cảm của nhiều ng, trong đó có tôi về Bên Thắng Cuộc. Với tư cách 1 người làm báo, dù lề nào đi nữa cũng nên lịch sự khi gọi tên các nhân vật Lich sử. Câu “có thể “giải phóng miền Nam” mà không cần Hồ, không cần Giáp”. nghe xếch mé quá, thua xa cả các sử gia Tây phương khi viết về Việt Nam.!! Hơn nữa, từng có nhiều cơ hội tiếp xúc với các nhân vật chóp bu cộng sản và sau này ở Mỹ mà chưa thấy lần nào Huy Đức bình luận về nguyên nhân của cuộc chiến Việt Nam 20 năm. Hay Huy Đức cố tình né tránh để coi Chiến tranh Việt Nam thực sự là cuộc nội chiến chứ ko phải là có “yếu tố nước ngoài “? Những thâm cung bí sử trong quá khứ của đảng cộng sản chỉ có giá trị thỏa mãn những con mắt hiếu kỳ, hoàn toàn không có giá trị tổng thể về cuộc chiến tranh này nhằm rút kinh nghiệm cho tương lai cho số phận 1 dân tộc. Thể chế chính trị nào, đảng phái nào không điều hành nổi đất nước ắt phải nhường ngôi, đó là qui luật bất biến…Trong khi đáng lẽ nên viết 1 stt thuần túy chia buồn về cái chết của cụ Lê Trọng Nghĩa thì lại nhân đó lồng vào quá khứ chỉ là cách để khoét sâu thêm cái hố hận thù giữa người Việt … hoặc là để câu like!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *