Các quý cô thường gào lên là đang sống trong một xã hội bất an, thực tế sự bất an phần nhiều lại xuất phát từ chính bản thân các cô. Đừng cãi. Các cô thường hời hợt trong việc xử lí các thông tin, thiếu lí trí, không tin tưởng vào các căn cứ khoa học hay nói một cách phũ phàng các quý cô chỉ là những con bò bị truyền thông bất lương dắt mũi.
Như thế nào là truyền thông bất lương? Các cô hỏi chị chị hỏi ai? Hehe.
Với khả năng ngoại ngữ Anh, Hoa, Nga, Pháp, Sán Dìu, Hơ Mông như tiếng mẹ đẻ, chị phát hiện ra một điều khá thú vị về truyền thông. Trước khi nói về điều thú vị và cay đắng này, chị định nghĩa lại một vấn đề.
Chắc các quý cô đái ra quần khi nghe đến những cái tên như Binladen, Taliban, hồi giáo cực đoan IS… Chúng được thế giới đặt cho cái tên mỹ miều “Phần tử khủng bố”.
Tại Việt Nam, theo các quan chức có trách nhiệm, chưa có khủng bố.
Nhưng đéo phải, khi nói về khủng bố, nhà chức trách đã không hiểu đầy đủ í nghĩa của từ này. Khủng bố không chỉ đơn thuần trong việc đánh bom, giết người như bọn Taliban, IS…, đó là khủng bố chính trị và tôn giáo. Thực tế khủng bố còn bao hàm những hoạt động khác, cho các mục đích khác.
Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng khủng bố được tạm định nghĩa “là hoạt động phá hoại, đe dọa bằng lời nói, hoặc truyền đi các hình ảnh hoặc video giết người do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện gây hoang mang khiếp sợ hoặc tổn thất cho xã hội và cộng đồng.”
Hay nói gọn lại đó là những hành động đẩy cộng đồng rơi vào nỗi sợ hãi. Càng sợ hãi càng tốt. Đặc biệt là những hành động hướng tới những mục tiêu không có khả năng tự vệ.
Chắc các quý cô vẫn chưa quên tháng 5 năm ngoái, khi xã hội sợ hãi co rúm người lại vì thông tin vắcxin gây chết người trên hàng trăm tờ báo khiến sau đó bùng phát dịch bệnh làm hàng trăm cháu bé tử vong.
Chắc các quý cô vẫn chưa quên thông tin ăn bưởi gây ung thư vú được đăng trên các báo chính thống đã tức khắc gây ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động liên quan đến sản phẩm. Giá trị sụt giảm, nông dân điêu đứng, sản phẩm không tiêu thụ được. Thậm chí thông tin ám ảnh đến giờ chị còn đéo dám ăn bưởi. Vú chị là vú vàng vú bạc có phải đùa đâu. Hehe.
Hay gần đây, mặc các cơ quan quản lí ra sức bác bỏ, thông tin ăn Táo Mỹ gây chết người vẫn được các tờ báo vô tư tung tin gây hoảng sợ đến hàng triệu người tiêu dùng và ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động thương mại xung quanh sản phẩm này.
Hàng trăm lời đồn không kiểm chứng được các cơ quan truyền thông vô trách nhiệm đều đặn tung lên hàng ngày khiến xã hội sống trong cảm giác bất an, lo sợ. Ăn đéo dám ăn, mặc đéo dám mặc. Từ mục tiêu tốt đẹp ban đầu là cảnh báo, các cơ quan truyền thông chuyển mục tiêu thành tung tin giật gân, câu khách, bất chấp hậu quả mà xã hội phải gánh chịu.
Quay lại chuyện ngôn ngữ. Danh từ khủng bố “terrorism” trong tiếng Anh và “terreur” tiếng Pháp hoá ra được bắt nguồn từ “terreō” là một động từ trong tiếng Latin, có nghĩa là “sợ hãi”. Đẩy nỗi sợ hãi lên cao, đó là một hành động khủng bố.
Đã đến lúc phải coi những thông tin không kiểm chứng gây bất an lo sợ cho xã hội là một dạng khủng bố thông tin. Càng đẩy nỗi sợ hãi cho cộng đồng lên cao, càng phải coi đó là một kẻ khủng bố nguy hiểm.
Để tự bảo vệ bản thân mình. Thay vì chạy theo và la toáng lên những thông tin chưa kiểm chứng, hãy bình tĩnh xử lí thông tin có trách nhiệm, và đừng để bị truyền thông dắt mũi như những con bò, thưa các quý cô.
Nguồn: Mượt Khắm
Tin cùng chuyên mục:
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố
Ukraine nói điều đáng sợ về tên lửa mới của Nga
Trừng phạt Nga hay cuộc ‘chiến tranh kinh tế’ tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới