Khoai@
Chào các bạn,
Chị lại ra đây nhân chuyện Phạm Viết Đào vừa có một thư ngỏ gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thư của Phạm Viết Đào vừa nịnh Thủ tướng vừa khom mình kêu oan. Xem link dưới:
http://nvphamvietdao.blogspot.com/2015/01/thu-ngo-cua-nha-van-blogger-pham-viet.html
Hehe, chả cần Đào nịnh thì phát biểu của Thủ tướng tự nó đã nói lên tất cả, từ tầm nhìn đến hai mặt đối nghịch của thông tin trên mạng. Nói cho ngay ngắn, đó là một phát biểu mang đầy tính triết học về mối quan hệ giữa hai mặt của một vấn đề.
Nội dung thư ngỏ của Đào đề cập đến câu nói của TT Nguyễn Tấn Dũng trong việc ứng xử với thông tin trên mạng xã hội và tiện đó kêu oan vì cho rằng, ông TT Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Tổng cục an ninh xử lý vì những bài viết của ông ta, và rằng, đó chỉ là “tự do ngôn luận“.
Đọc thư ngỏ, chị thấy Phạm Viết Đào có vẻ như đang mất phương hướng, hoặc gỡ gạc lại danh dự sau vụ bị tống cổ vào tù. Với mớ lý luận hỗn độn đã trình bày trong thư ngỏ, chị tin, Đào cũng như đám theo voi hít bã mía đã bộc lộ hạn chế về não trạng, hoặc tính “cơ hội” trong phân tích và bình luận thông tin. Về phát biểu của Thủ tướng, Đào đã nhanh chóng vồ lấy vế thứ nhất là “không thể cấm thông tin trên mạng” mà chưa nói đến về thứ hai của vấn đề.
Phạm Viết Đào viết: “Tôi nhận thấy: những ý kiến của Thủ tướng là khách quan, khoa học và có cả sự tinh tế của người am hiểu xã hội thông tin; Tôi hoàn toàn nhất trí và ủng hộ quan điểm của Thủ tướng khi phát biểu với cán bộ giúp việc của Chính phủ về cách ứng xử với thông tin trên mạng xã hội: Không thể ngăn cấm nó !“.
He he, khen Thủ tướng thì có mà khen cả ngày. Khen là đúng, nhưng vẫn thiếu, chưa đủ, bởi dù có “tự do ngôn luận” đến mấy vẫn phải có giới hạn. Vượt ra vạch đỏ mong manh, bạn có thể bóc lịch bởi làm gì có thứ tự do quá trớn, không giới hạn, có phỏng?
Giáo hoàng Francis, phát biểu trên đường tới Philippines, cho rằng bảo vệ tự do ngôn luận không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ để nói lên suy nghĩ của mình vì lợi ích chung, nhưng điều gì cũng có giới hạn. Để nêu ví dụ, ông nhắc đến Alberto Gasparri, người tổ chức các chuyến công du, và đang đứng cạnh chiếc máy bay chở ông.
“Nếu bằng hữu của tôi, ngài Gasparri đây nói lời nguyền rủa mẹ tôi, tôi sẽ đấm ông ta một cú“, giáo hoàng nửa đùa nửa thật nói, làm một cú đấm giả. “Có rất nhiều người nói xấu tôn giáo nói chung, hoặc nói xấu tôn giáo khác. Ta không được khiêu khích. Ta không được xúc phạm đức tin của người khác. Ta không thể lấy đức tin của người khác ra làm trò đùa. Điều gì cũng có giới hạn của nó“.
Cái kiểu tự do ngôn luận mà Đào đang hò hét, và gán bừa cho Thủ tướng nói là nhằm mục đích kêu oan và refresh cuộc đời đã gỉ sét sau 15 tháng bóc lịch trong tù vì tội lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân…( Điều 258 )….
Nguyên văn Thủ tướng viết thế này: “Tuy nhiên, không thể ngăn cấm mạng xã hội bằng những mệnh lệnh hành chính, mà phải biết tận dụng mặt tích cực của nó để định hướng dư luận đến với cái đúng, cái tốt; đấu tranh với cái sai, cái xấu. Điều đó chỉ có thể được thực hiện khi cơ quan chức năng, chủ động cung cấp thông tin chính xác, kịp thời đến với người dân“. Vế thứ hai ở đây là: “phải biết tận dụng mặt tích cực của nó để định hướng dư luận đến với cái đúng, cái tốt; đấu tranh với cái sai, cái xấu“. Đó mới là ý của Thủ tướng. Hiểu chửa?
Không chỉ có Phạm Viết Đào, có tới cả một lũ một lĩ những “nhà dân chủ” cùng cao giọng đòi “tự do ngôn luận” tới mức các đòi hỏi lật đổ, thay đổi cả chế độ đã cưu mang, nuôi dưỡng chúng, cho các chúng ăn học. Thế là thế nào?
Chị phát tởm lên với giọng điệu đòi thay đổi thể chế chính trị này bằng thể chế chính trị khác, nhưng lại không thể chỉ ra được cái cần thay đổi nó như thế nào và tốt hơn ra làm sao.
Chị ghê tởm với giọng điệu xuyên tạc, bơm bít của lũ “dân chủ giả cầy” đó về tình hình đất nước, và các lãnh đạo. Chắc chắn sau khi đọc những gì các chúng viế, người ta sẽ chỉ thấy một đất nước như ngục tù với dàn lãnh đạo chỉ biết đến tham nhũng, và điều này là không đúng sự thật.. Có phải đó là tự do ngôn luận mà chúng hướng tới? Ý của chúng là muốn viết gì thì viết, muốn đem ai ra bêu xấu cũng được có phỏng?
Trên bình diện thế giới, chỉ cần lợi dụng tự do ngôn luận để đả kích hay châm biếm một lãnh tụ tôn giáo, hoặc một thần tượng của một cộng đồng là có thể phải trả giá. Gần nhất là việc cộng đồng người Hồi giáo ở khắp nơi trên thế giới đã tụ tập biểu tình phản đối bức biếm họa mới của tạp chí trào phúng Charlie Hebdo trong số báo ngày 14/1. Nói thêm số báo mới của Charlie Hebdo, với trang bìa là hình ảnh nhà tiên tri Mohammed mắt nhỏ lệ, tay cầm tấm biển “Je suis Charlie” (Tôi là Charlie), đã “chọc giận” người Hồi giáo trên khắp thế giới. Họ gọi hành động này là sự lăng mạ đạo Hồi. Đấy, chỉ là bề nổi của tảng băng chìm về cái gọi là “tự do ngôn luận” của phương tây.
Chả nói đâu xa, ngay ở Việt Nam, việc đưa tin sai sự thật cũng bị xử lý nghiêm khắc. Đến ngay cả VTV cũng còn bị pháp luật sờ gáy cơ mà?
Vậy nên, đừng có lý luận trẻ con rằng, blog là ngôi vườn xinh đẹp, Đào thích trồng gì thì đó là quyền của Đào và blog của anh thì anh muốn viết gì thì tùy. Nói thế, liệu có xứng danh là một Thanh tra văn hóa?
Điểm nữa chị muốn nói, trong lá thư gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Phạm Viết Đào có đoạn: “Theo cảm nhận của tôi, Tổng cục An Ninh- Bộ Công an là cơ quan đã nhận lệnh trực tiếp từ Thủ tướng để xử lý hình sự bằng được việc viết blog của tôi và nhiều blogger khác…“. Nói như thế là không khôn ngoan và thiếu hiểu biết. Chuyện Phạm Viết Đào bị bắt và chịu án phạt chẳng có gì liên quan đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cả, vì đơn giản là Đào đã có hoạt động vi phạm pháp luật và bị các cơ quan thực thi pháp luật xử lý.
Lời nói thì gió bay, nhưng viết ra thì không như thế. Trong trường hợp viết sai, thì chính những dòng chữ đó sẽ là những chứng cứ buộc tội người đã viết. Ở đây, Phạm VIết Đào đã không thể và không có chứng cứ chứng minh rằng, chính ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Tổng cục an ninh xử lý hình sự ông ta, trong khi CA Hà Nội lại muốn xử lý hành chính. Kinh nghiệm xương máu là, nói ra, viết ra thì phải có chứng cứ chứng minh, chứ không thể theo lối “cảm nhận” được, phải không các bạn?
Cuối cùng, chị muốn Phạm Viết Đào hãy nhớ rằng, tại Tòa, chính Phạm Viết Đào đã thừa nhận việc đăng tải 91 bài viết không đúng sự thật và để các ý kiến phản hồi trên blog gây ảnh hưởng xấu, làm giảm uy tín của Đảng, Nhà nước, gây hoang mang cho xã hội. Chính vì điều này mà ông ta bị pháp luật trừng trị.
Vậy nên, hãy cẩn trọng với chính mình khi thực thi quyền “tự do ngôn luận“.
Tin cùng chuyên mục:
Chuyện quý bà và ‘soái ca nước yến’
TikToker say rượu, đi ngược chiều, livestream thách thức CSGT khi bị kiểm tra
Không thể đổ lỗi cho đèn tín hiệu giao thông khi vi phạm luật
Đồng Nai: Khởi tố hai đối tượng lợi dụng quyền tự do dân chủ để xuyên tạc, xâm phạm lợi ích quốc gia