Vì sao Lê Công Định tôn vinh Ngô Đình Diệm?

Người xem: 408

Bài của Võ Khánh Linh: Vì sao Lê Công Định tôn vinh Ngô Đình Diệm?

Trước ngày giỗ của Ngô Đình Diệm, Lê Công Định viết cảm tưởng bài thể hiện sự ngưỡng mộ ông Diệm, cho ông Diệm có thể đưa Việt Nam “sánh ngang với Nhật Bản ở Á châu” nếu không bị lật đổ, ví ông Diệm “một nhân vật từng có sự nghiệp vĩ đại nhất của dân tộc ở thế kỷ 20” “nhân vật lịch sử đã từng tranh đấu và ngã xuống vì quốc gia Việt Nam”, cho Ngô Đình Nhu là “một nhà tư tưởng lớn hiếm hoi của Việt Nam”, ước nguyện “phục hoàn và tôn vinh tương xứng với sự nghiệp vĩ đại của ông”. Thông qua mượn hình ảnh người cha hối hận vì theo cộng sản và chia sẻ nguyện ước với nhóm bạn bè với Lê Quốc Quân, Lê Công Định dành ngôn từ thành kính nhất bày tỏ sự cam kết sẽ đi theo “tấm gương” gia đình họ Ngô trước ngày giỗ Ngô Đình Diệm. Cùng với Lê Công Định trong nước, bên kia địa cầu, ông Hải Điếu Cày gọi cờ vàng là “lá cờ tổ quốc, đại diện cho những quyền tự do dân chủ”, cờ đỏ sao vàng là lá cờ của độc tài đều làm nức lòng cộng đồng, con cháu VNCH với lượng fan khủng. Nếu như cầu trả lời xác lập vị trí đứng dưới ngọn cờ vàng của Hải Điếu Cày được cả hệ thống truyền thông chống cộng tôn vinh, ca ngợi nức nở thì bài viết suy tôn gia đình họ Ngô của Lê Công Định nhận được lượng like và share khủng toàn từ “giới đấu tranh dân chủ” trên khắp hệ thống facebook.


Lê Công Định sinh năm1968, tức đã 46 tuổi rồi, không thể nói rằng ông Định chưa phải là con người không có chính kiến riêng, nhưng cứ mỗi bận muốn ca ngợi chế độ VNCH hay phản đối chế độ hiện hành, xuyên tạc lịch sử chống Mỹ cứu nước đều mượn hình ảnh người cha, lời nói của cha mình và thể hiện bản thân là người con kính trọng cha mình như là cách để tránh sự bày tỏ chính kiến. Quả thật thế giới này ít có người con nào “ngoan ngoãn” và “ngưỡng vọng” từng lời dạy bảo của cha đẻ hơn Lê Công Định. Sự vâng lời cha mẹ là đức tính đáng quý của người Việt và không ai nỡ “phản bác” hay “lên án” người con ngoan như Định và xúc phạm đến một người đã khuất chỉ vì quan điểm trái ngược. Bởi vậy những lời bày tỏ ngưỡng vọng đối với chế độ VNCH hay gia đình họ Ngô cũng như quan điểm đánh giá về lịch sử Việt Nam của Định không bị ăn nhiều gạch đá trên mạng như nhiều anh chị “đấu tranh dân chủ” đã trưởng thành khác!!!

Cùng với việc thể hiện chính kiến là “người con ngoan ngoãn” ra, Lê Công Định thường tránh đề cập trực tiếp bản chất vấn đề, không sa đà vào dẫn chứng cụ thể để “bạch hóa” đúng sai vấn đề đó mà chỉ thể hiện sự ngưỡng vọng, niềm tin nội tâm của bản thân, nên thực sự dư luận xem ông ta như “con bệnh đáng thương” hơn là đối thủ cần lên án. Hình ảnh mà Lê Công Định đang tạo ra khiến người ta không thể không liên tưởng đến diễn viên yểu mệnh, bi lụy vì tình Lê Công Tuấn Anh đáng thương hơn đáng trách, khác hẳn với tâm thế dành cho một vị luật sư nổi danh trước khi đi tù với bài viết bày tỏ chính kiến mạnh mẽ (dù là ẩn danh).

Dù không nỡ phản bác lại niềm tin đáng thương, sự sùng bái thành tín của Lê Công Định với gia đình họ Ngô y như con chiên với đức chúa trời của mình, nhưng tôi không thể không dành vài đánh giá với ông Ngô Đình Diệm khi mà lịch sử về ông và gia đình họ Ngô đã được hàng trăm cuốn sách và bản án của CIA ghi rành rẽ, tức đen trắng đã rõ ràng mồm một để nói với cộng đồng “những người đấu tranh dân chủ” đã like, share, ca tụng ông Lê Công Định vì tôi biết rõ đa phần họ đã trưởng thành và không dại khờ bấu víu hay ẩn nấp vào “lời nói cha mình” để tránh né bày tỏ chính kiến trực tiếp như ông Định .

Trong bài viết Vài nét về cụ Diệm, ông Trần Chung Ngọc đã trích dẫn 20 cuốn sách của các học giả Mỹ, phương Tây khác nhau viết/đánh giá về ông Diệm và gia đình họ Ngô, cùng với thư mục wikipedia tập hợp đánh giá về ông Ngô Đình Diệm, cho thấy rõ ông Diệm được “Hồng y Spellman và giáo hoàng Pius XII trồng vào cái ghế tổng thống” vì “ở Diệm, Spellman nhìn thấy những đặc điểm mà ông ta muốn có trong mọi người lãnh đạo: Công Giáo nồng nhiệt và chống Cộng điên cuồng”. Điểm chung thống nhất của các học giả Tây phương đánh giá về Diệm là “độc tài”, “gia đình trị”, học thuyết Nhân vị, đảng Cần lao nhân vị mà Lê Công Định ca ngợi của Nhu được đánh giá như là “một pha trộn lộn xộn của những sắc lệnh của giáo hoàng và kinh tế mẫu giáo, tổ hợp với một sự nghi ngờ những tư nhân thương gia, một sự e ngại đầu tư ngoại quốc, và một quan niệm là không thể thành đạt được gì nhiều ở Việt Nam nếu không có sự kiểm soát của chính phủ”.

Để suy tôn bản thân, người dân miền đã Nam bị cưỡng bức phải ca bài “Toàn dân Việt Nam biết ơn Ngô Tổng Thống; Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống muôn năm”. Niềm tin vào Thánh giá của Diệm thể hiện qua việc phủi bỏ lời thề độc bảo vệ chế độ Bảo Đại trước khi được vua Bảo Đại cho chức Thủ tướng sau một năm nằm quyền bằng màn trưng cầu dân ý gian lận thô thiển (650 ngàn người dân Sài gòn bỏ phiếu ủng hộ Diệm trong khi chỉ có 450 ngàn người đăng ký bầu cử)!

Cách thức “đoàn kết dân tộc” của gia đình họ Ngô là đưa Công giáo với 7% dân số Việt Nam là quốc giáo và đàn áp tín ngưỡng của 80 % dân số là “kỳ thị Phật Giáo một cách có hệ thống”, tiêu biểu như việc không cho treo cờ Phật giáo nơi công cộng và phát ngôn kỳ thị vùng miền có một không hai kiểu như “Chỉ có dân miền Trung mới có khả năng lãnh đạo quốc gia. Dân miền Bắc hợp với buôn bán, còn dân miền Nam chỉ làm tướng võ biền”.[89] thể hiện rõ ràng bằng việc ưu ái chọn người Huế vào bộ máy cai trị.

Đối với “bất đồng quan điểm” thì cách hành xử của Diệm là “Hắn thích thú trong việc đàn áp những đối lập chính trị mà hắn đã bắt giữ lên tới 40000 người. Đầu năm 1959, Diệm hợp thức hóa sự tàn bạo của mình bằng sự thiết lập những tòa án quân sự để xử những đối lập chính trị và xử tử hình trong vòng ba ngày. Những tòa án này bắt giữ, điều tra, và tuyên án những kẻ phạm tội” tiêu biểu qua tuyên bố “thà giết nhầm hơn bỏ sót”,“Thấy cộng sản ở đâu là phải bắn bỏ ngay, thấy ai tuyên truyền cho cộng sản cũng bắn bỏ ngay”.

Tư tưởng “độc lập dân tộc” của Diệm thể hiện trong bài diễn văn đáp từ Lyndon Johnson là “biên giới Hoa Kỳ không ngừng ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, mà kéo dài, ở Đông Nam Á, tới sông Bến Hải, ở vĩ tuyến 17 của Việt Nam, hình thành một biên giới của ‘thế giới tự do’, cái mà chúng ta đều trân trọng.”. 

Đối với tự do báo chí trong chế độ Diệm được mô tả là “Diệm hăng say đóng cửa những nhà báo không ủng hộ hắn. Tệ hơn cả, hắn dẹp bỏ cấp lãnh đạo trong các làng mạc và thay thế họ bằng những người của Diệm. Hắn đã trở thành một nhà độc tài”. (4)

Cuốn sách “The Indochine Story” by the Committee of Concerned Asian Scholars, A Bantam Book, New York 1970, pp. 32 & 34 ghi rõ: “Một nhân vật Mỹ ủng hộ Diệm lúc đầu kết luận: Lạm dụng quyền lực, độc tài, tham nhũng, coi thường cấp dưới, và không đếm xỉa gì đến nhu cầu của dân chúng một cách ác độc, đó là tấm gương mà gia đình họ Ngô để cho những bộ trưởng, nhà lập pháp, tướng lãnh, tỉnh trưởng, trưởng làng mà họ Ngô dùng như những quân cờ noi theo….75000 người hay hơn nữa bị giết trong chiến dịch này. Còn nhiều người hơn nữa bị tống giam bởi sắc lệnh số 6 của tổng thống, ký trong tháng 1/1956. Sắc lệnh nói: “Những cá nhân coi là nguy hiểm cho quốc phòng và an ninh chung có thể bị bắt giam trong những trại tập trung do lệnh của cơ quan hành pháp.Tình trạng trong những trại tập trung của Diệm, chỉ bị phanh phui sau khi Diệm đổ, thật sự nhơ nhớp. Cố ý để cho chết đói, cố ý làm cho mù, cố ý hành hạ…, danh sách này thật là dài.” (7)

Báo cáo của cơ quan tình báo quốc gia CIA, soạn trong tháng 2, 1957, mô tả chế độ Diệm như sau: “Chế độ Diệm phản ánh ý nghĩ của Diệm. Một bộ mặt chính quyền đại diện cho dân được duy trì,nhưng thực chất chính quyền là độc tài. Quyền lập pháp của quốc hội bị hạn chế gắt gao; quyền tư pháp chưa phát triển và tùy thuộc quyền hành pháp; và những nhân viên trong ngành hành pháp không gì hơn là những tay sai của Diệm. Không có một tổ chức đối lập nào, dù trung thành hay không, được phép thành lập, và mọi chỉ trích chính quyền đều bị đàn áp…Quyền lực và trách nhiệm tập trung nơi Diệm và một nhóm nhỏ gồm có những thân nhân của Diệm, những người quan trọng nhất là Nhu và Cẩn.”

Chế độ độc tài của Diệm, dựa trên một mạng lưới mật vụ, tòa án quân sự, và công chức tham nhũng, tuyên bố không những chiến đấu chống Cộng mà cho tới năm 1957 Cộng sản vẫn chưa có hoạt động gì, mà còn chống bất cứ nhóm nào không chắc là trung thành với Diệm. Thật vậy, nhiều người không-Cộng-sản vào tù hơn là người Cộng sản.

…Sự chuyên chế của Diệm, sự thiên vị trơ trẽn của hắn đối với những người Công giáo tị nạn từ ngoài Bắc vào so với phần còn lại của dân chúng, và sự bạo hành của hắn đối với mọi người không đồng quan niệm chính trị với hắn đã tạo nên một sự liên kết chống hắn mà hắn rất sợ.” (9)

Ông Trần Chung Ngọc đã kết luận về “cụ Diệm” như sau:

“Từ 20 lời phê phán của các tác giả ngoại quốc trên, chúng ta có thể rút tỉa ra được những gì? Sau đây là vài điểm chính. 

1). Ngô Đình Diệm là người vô tài, vô đức, nhu nhược, được Hồng Y Spellman, với sự phụ giúp của ngoại trưởng John Foster Dulles cùng một vài chính khách Công giáo Mỹ khác, theo lệnh của Vatican, vận động với Mỹ đưa Diệm về cầm quyền ở Nam Việt Nam vì Diệm thuộc loại người Công giáo cuồng tín khát máu Tây Ban Nha trong thời Trung Cổ, chống Cộng điên dại nên đương nhiên có thể tin cậy để chống Cộng cho Mỹ và cho Vatican. Ngoài ra Vatican cũng còn góp phần vận động, thuyết phục Mỹ tham chiến ở Việt Nam. Cái tội này của Vatican đối với Việt Nam sẽ được ghi vào sử sách.

2). Chế độ Ngô Đình Diệm là một chế độ bạo ngược, chuyên chế, không có sự hậu thuẫn của quần chúng. Đó là một chế độ mà hầu hết những người nắm quyền hành chánh, quân sự là những gia nô vô liêm sỉ.

3). Chính cái chất Công Giáo cuồng tín, tổng hợp của ngu dốt, kiêu căng, huênh hoang, hợm hĩnh [theo giáo sư Nguyễn Mạnh Quang] của Diệm đã làm hại Diệm. Sách lược Công giáo hóa miền Nam bằng thủ đoạn tiêu diệt các giáo phái khác của Diệm trong một nước mà Công giáo chỉ chiếm có 7% là một sách lược ngu xuẩn, đi ngược lại tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên của dân tộc, đã đưa đến sự oán ghét của tuyệt đại đa số người dân Việt Nam. Sách lược này đã ghi thêm một chương ô nhục vào lịch sử giáo hội Công giáo Việt Nam, một giáo hội vốn đã nổi tiếng là: “Hễ phi dân tộc thì thể nào cũng phản bội dân tộc.” 

Hài hước nhất là Lê Công Định đưa ra tình tiết “đa số thầy cô dưới mái trường XHCN của tôi đều gọi là “thằng Diệm” và “thằng Thiệu” bị nhiều bạn đọc phản ứng bịa đặt, nhưng thực tế sách sử phương Tây ghi chép, Diệm gọi hầu hết tướng lĩnh quân đội già trẻ, lớn bé của mình bằng “Thằng” ráo

Với người từng học ở Mỹ nhiều năm, giỏi tiếng Anh, nghiên cứu và sùng bái về gia đình họ Ngô như Lê Công Định, những tư liệu này chắc chắn ông ta không thể không biết đến. Chỉ có thể lý giải là góc độ khác, ông ta muốn có sự hậu thuẫn từ lực lượng Cờ vàng như Hải Điếu Cày nên bày tỏ thành kính, trung thành với lý tưởng Cờ vàng. Còn nếu không phải, thì chỉ có thể giải thích, Lê Công Định và những kẻ nhân danh “đấu tranh dân chủ” tôn sùng gia đình họ Ngô chỉ vì họ muốn Việt Nam lặp lại, gặp lại hoặc ước mơ trở thành một kẻ độc tài, khát máu, tàn ác hơn cả Hitler như Ngô Đình Diệm ở Việt Nam để “đàn áp cộng sản”, “tắm máu dân tộc” như thần tượng của họ đã từng làm.

Võ Khánh Linh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *