CHUYỆN ANH ĐỖ VĂN ĐƯƠNG VÀ CHIÊU CÂU KHÁCH: “BÀO CHỮA MIỄN PHÍ”

Người xem: 108

Ong Bắp Cày

Chào các cô,

Học cho lắm, ăn cho lắm vào rồi nỏ mồm cãi. Sự thật là: “Bào chữa miễn phí chỉ là chiêu câu khách để làm ăn” của luật sư mà thôi!

Buồn đến nao lòng khi một số người nhân danh sự tử tế và công bằng dọa kiện anh Đương. Vâng, là anh Đỗ Văn Đương, đại biểu Quốc hội. 

Lý do là, anh Đương đã quá thẳng thắn chỉ ra: “Thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền…”.

Câu nói của anh thật và thẳng tưng, phản ánh hiện trạng xã hội, và nó cũng đại diện cho cả những người dân đang mong mỏi công lý được bảo đảm bằng miệng lưỡi của giới luật sư. Tất nhiên, anh Đương phát biểu cũng đại diện cả cho chị, những người thấp cổ bé họng và nghèo kiết xác.

Chị không ngạc nhiên khi anh Đương nói thế. Nhưng chị thấy Liên đoàn Luật sư TP HCM buồn cười bỏ xừ.

Anh Đương nói như vậy, chả khác gì một ông quan lớn của triều đình nói rằng: “Công chức của ta có tới 30% sớm vác ô đi, chiều vác ô về”, và đó là hiện thực xã hội. 

Thử hỏi, các ông luật sư sống bằng gì, không lấy tiền thì bốc cứt ăn vã chắc?

Thử hỏi, người dân nghèo kết xác, cơm không no, áo không ấm, thì lấy đâu ra tiền mà thuê thầy cãi?

Hội gì mà cứ có tiếng nói phản biện hoặc ý kiến trái chiều là lại xù lông xù cánh, giương vây lên dọa dẫm là thế đéo nào, hả?

Sự việc xảy ra, lẽ ra các anh Luật sư phải bình tĩnh xem xét lại mình, cân nhắc đúng sai mới tốt. Đằng này, các anh lại nhảy cò đớ lên, làm mình làm mẩy, rõ thương. 

Phản ứng của LĐ luật sư TP HCM làm chị hình dung đến một tay cao bồi bị ai đó chọc vào nách. Trong cơn hoảng loạn, hắn móc 2 súng múa may quay cuồng. Nhưng khi chuẩn bị bắn đối thủ thì lại bị cướp cò, bắn cụ nó vào chính chân của mình. Phản ứng đó đã vô tình cho thấy một sự thật đến thảm hại là, chính các luật sư lại không thuộc, không hiểu và không nắm được luật.

Anh Đương đã phản pháo thế này: “Tôi đọc hết rồi, chuyện quá bình thường! Đó là chuyện của người ta. Không có chuyện phải giải trình gì cả. Chúng ta nên nhớ Hiến pháp đã quy định đại biểu phát ngôn được quyền miễn trừ trách nhiệm“. Và “Rõ ràng còn gì nữa. Điều tôi nói ở đây là tiếng nói cử tri và xuất phát từ thực tế. Tôi chưa nói chuyện đúng sai, nhưng đây là dân biểu nói tiếng nói của dân và không phải truy cứu trách nhiệm gì cả.“.

Còn ông Nguyễn Gia Định viết thế này: “Liên đoàn luật sư Việt Nam phản đối nhận thức, quan điểm của đại biểu Đương, đồng thời kiến nghị Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có ý kiến chỉ đạo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện xem xét, kiểm tra, làm rõ tính xác thực của các ý kiến phát biểu của ông Đỗ Văn Đương và xem xét trách nhiệm và tư cách đại biểu Quốc hội (ĐBQH), tư cách Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của ông Đỗ Văn Đương theo quy định của pháp luật“.

Dù là người đứng đầu Liên đoàn Luật sư Việt Nam, song ông Lê Thúc Anh khi gửi văn bản kiến nghị (nói ở trên) cũng có những điều “trật chìa“.

Cụ thể, Chủ tịch Quốc hội không được trao thẩm quyền liên quan về “xem xét trách nhiệm và tư cách ĐBQH” (Điều 20, Luật Tổ chức Quốc hội).

Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc đưa ra Quốc hội bãi nhiệm hoặc cử tri nơi bầu ra đại biểu bãi nhiệm ĐBQH theo đề nghị của Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc của cử tri nơi bầu ra đại biểu Quốc hội đó“.
Trong trường hợp Quốc hội bãi nhiệm ĐBQH thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất hai phần ba tổng số ĐBQH biểu quyết tán thành. Trong trường hợp cử tri bãi nhiệm ĐBQH thì việc bãi nhiệm được tiến hành theo thể thức do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định“. (Điều 56, Luật Tổ chức Quốc hội).

He he, chuyện không thuộc luật của người đứng đầu Liên đoàn Luật sư, hoàn toàn không gì bất ngờ đối với… luật sư.

Sau phát biểu của anh Đương, hẳn các bạn không mấy khó khăn để nhận thấy sự khó chịu của “các nạn nhân” bị anh Đương chỉ mặt.

Luật sư bào chữa vì tiền thì sao?

Chả sao cả, vì suy cho cùng ai cũng phải ăn ngủ đụ ị. Lao động không vì những thứ đó thì vì cái gì mà phải gân cổ lên cãi, đòi người ta xin lỗi?

Thực tế là, thi thoảng cũng có vụ luật sư cãi miễn phí cho thân chủ nào đó và chị tôn trọng sự thật này.

Tuy nhiên, ai cũng biết luật sư là ai. Ở đâu cũng thế, việc “bào chữa miễn phí” về bản chất cũng chỉ là chiêu marketing, câu mồi thân chủ mà thôi. Điều này cũng giống các chiêu quảng cáo trong kinh doanh với các khẩu hiệu “Giảm giá“, hay “khuyến mại“, hay cao thủ hơn là “từ thiện” chứ không hơn. Nói vậy để thấy, ai muốn có luật sư cãi hộ, thì dứt khoát phải có tiền.

Lão Thợ Cạo phán: “Cái họ tự nhận là đạo đức, chẳng qua tư vấn miễn phí để câu mồi thân chủ, còn muốn cãi thì phải có tiền, LS làm cầu nối giữa TA, VKS và thân chủ, thực chất là chạy cò lăng quăng, thương thảo co giãn để có một mức án dễ chịu nhất cho các bên. LS thuộc luật cho lắm, viện dẫn điều này khoản nọ nhưng nâng lên hạ xuống là ai?“.

Xin lỗi mấy cô, cãi là rất dại vì nó lộ ra tử huyệt câu khách của làng luật sư là: MIỄN PHÍ!

Chị nghĩ, người đứng đầu giới luật sư TP HCM đã không lường được những phản ứng của dư luận. Bài viết “Anh Đương” ở trên trang này, bài “Hoan hô nghị Đương phát nữa” của Lão thợ cạo đăng trên blog “người đồng bằng”, và sáng nay, VOV đã có bài: “Độc giả cho rằng, đại biểu Đỗ Văn Đương nói tiếng nói của dân” đã thể hiện sự ủng hộ với phát biểu ấy.

Sự thật là, anh Đương không được lòng giới luật sư, nhưng quan trọng đéo gì, hàng triệu cần lao nghèo túng sẽ ơn anh. Và như thế đã là quá đủ đối với một người đại biểu của dân. Chị thật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *