Nhiếp ảnh gia Na Sơn cũng nên ứng xử có văn hóa

Người xem: 151

Khoai@

Bức ảnh đang gây tranh cãi thời gian qua


Hôm trước Tre Làng post bài “Thợ ảnh và bản quyền” nói về vụ Thư viện Hà Nội đã sử dụng bức ảnh Hà Nội – một bức ảnh mới chụp theo phong cách cũ – làm triển lãm. Ngay lập tức NAG Na Sơn đã làm rùm beng đòi Thư viện Hà Nội phải xin lỗi bằng văn bản. Chị Mượt Khắm đã có ý kiến rất chính xác, rằng cả Thư viện Hà Nội và Na Sơn đều không hiểu gì về bản quyền. Người khác thì cho rằng, Na Sơn lợi dụng chuyện này để đánh bóng tên tuổi.

Để rộng đường dư luận, Tre Làng giới thiệu tiếng nói của người trong cuộc, đặc biệt là những lá thư của đôi vợ chồng trong bức ảnh. Những lá thư này được lấy từ entry của bạn DCTnguyen. Các bạn cho ý kiến nhé!

1. Thư của chị Hương Trinh

Chủ nhân của bức ảnh gây tranh cãi yêu cầu NAG Na Sơn tôn trọng sự thật

Thư viện Hà Nội sai thì không nói. Nhưng lại có điều đằng sau vấn đề này, ai nắm bản quyền và ai được phép lên tiếng về bản quyền trong vụ này. Nhiếp ảnh gia Na Sơn là người lên tiếng đầu tiên, rất gay gắt. Rằng bản quyền của anh, thư viện Hà Nội xin thì phải nói với anh, lấy là phải xin lỗi anh này nọ. 

Nhưng thực tế thì có phải như thế không hay lại có một trường hợp không hiểu luật bản quyền và cố gắng đánh bóng tên tuổi? Xin mời các bạn cùng phán định qua chia sẻ của nhân vật chính trong bức ảnh.

Xung quanh sự việc Thư viện Hà Nội mấy ngày gần đây, mà đáng ra không nên có, đăng một trong những tấm ảnh cưới của vợ chồng tôi mà chưa được sự đồng ý của chúng tôi và chú thích sai ngày tháng cũng như tên người chụp bức ảnh đã khiến tôi rất phiền lòng. Sư phiền lòng không phải ở việc thư viện HN lấy ảnh không có chú thích và tự ý trưng bày vì họ SAI nhưng họ không có mục đích thương mại và chúng tôi có thể góp ý họ. Cũng không phải ở chuyện bản quyền và sở hữu bộ ảnh vì nó hiển nhiẻn là của vợ chồng tôi. Chúng tôi đã phải trả tièn 21 triệu cho bộ ảnh chưa kể toàn bộ chi phí trang phục, ăn uống đi lại chụp ảnh và KHÔNG CÓ BẤT CỨ THOẢ THUẬN NÀO RIÊNG.

Điều khiến tôi thấy buồn nhất là Ý TƯỞNG VÀ SỰ CHUẨN BỊ CỦA TÔI đã bị hiểu nhầm thành ý tưởng và sự “phục dựng” của anh Nason.

Có ba điểm tôi muốn nói:

1. Vì sao tôi đưa ra ý tưởng chụp chủ đề cô gái Hà Nội?

Theo như giao kèo ban đầu, anh Nason nói chúng tôi phải đưa ra ý tưởng và mong muốn chụp như nào. Nên tôi đề nghị anh cho chụp theo phong cách cô gái HN xưa. Vì tôi có khuôn mặt phù hợp với kiểu chụp như vậy. Tôi cũng yêu cầu bạn Đại hoá trang theo phong cách đó.

2. Vì sao chúng tôi sử dụng trang phục như trong ảnh

Khi tôi đề nghị chụp phong cách HN xưa, cô Thu Hương chủ tiệm áo cưới Thu Hương- Cửa Nam đã góp ý là chú rể sẽ mặc quần áo bộ đội. Anh Nason góp ý vậy để chú rể mặc bộ đại cán màu trắng. Anh Sơn đưa tôi đi mua tại phố Lê Duẩn. Tôi là người trả tiền hoàn toàn. Chiếc áo dài tôi tự đi may. Váy cưới cũng phải thuê toàn bộ và chi phí chúng tôi lo.

Chiếc xe đạp chúng tôi dùng trong ảnh là của ekip mà sau này tôi biết đó là của Trọng Tùng.

NHỮNG LÝ DO NÀY ĐỀU XUẤT PHÁT TỪ KỶ NIỆM của hai vợ chồng tôi. Chúng tôi phải tự chuẩn bị tất cả. Ngay đến bó hoa cũng do tôi tự tay bó lại.

3. Về tấm ảnh mà TVHN đăng:

hôm đó có hai người chụp là anh Nason và Trọng Tùng, vì vợ chồng tôi đi xe đạp xuống dốc và đi nhanh nên tôi không chắc đây là ảnh của anh Sơn hay của Tùng chụp.

Một lần nữa tôi khẳng định những ý tưởng và sự chuẩn bị là của tôi. Còn những người khác góp ý chứ không hề đưa ra ý tưởng hay cái gọi là “sự phục dựng” nào hết. Còn bức ảnh tôi không chắc là của ai. Nhưng dù sao tôi cũng xin cảm ơn hai anh đã lưu giữ cho chúng tôi những khoảnh khắc đẹp. Cảm ơn Đại đã trang điểm cho tôi đúng với yêu cầu của tôi.

Sau đây, vợ chồng tôi hy vọng những tấm ảnh cưới của chúng tôi là nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp của chúng tôi. Và xin hãy để nó đúng đúng nghĩa là chiếc ảnh cưới.

Và những người muốn đăng ảnh của chúng tôi thì hỏi chúng tôi và chú thích chính xác và ghi tên tác giả. Mọi người hãy tôn trọng người khác. Cái gì không phải của mình thì đừng nên nhận.

Xin cảm ơn

2. Phần thư của anh Kiên

Thư viện Hà Nội đã gửi văn bản xin lỗi NAG Na Sơn. Nhưng có điều đằng sau vấn đề này, thiết nghĩ chính NAG Na Sơn cũng nên có lời xin lỗi đến vợ chồng anh Dương Trung Kiên, trước là vì đã làm phiền và thứ nữa đã có những lời lẽ không đúng. Sáng nay mình có đọc lời của chị Hương Trinh, là cô gái trong bức ảnh. Và bây giờ, khi mình đọc những lời của anh Dương Trung Kiên, mình càng tin rằng, yêu cầu của anh chị là đúng đắn.

Gửi anh Na Sơn!

Lẽ ra tôi vẫn giữ im lặng như những ngày qua trước sự việc liên quan đến bức ảnh cưới của vợ chồng chúng tôi, do anh và bạn Trọng Tùng chụp. Nhưng với những gì anh phát biểu trên FB của bạn CasperHN, thì tôi thấy mình cần phải lên tiếng.

Tôi muốn trao đổi thẳng thắn với anh như những người đàn ông, và nếu anh cũng chia sẻ quan điểm đó thì tự anh sẽ biết là anh đang nói đúng hay vợ tôi nói đúng về ý tưởng của bộ ảnh cưới chụp tại Hà Nội, hay dùng từ của anh là “sự phục dựng” (nghe thật hoành tráng, quả thật, tôi không nghĩ nổi ra từ này). Và tôi tin là anh cũng biết rõ giữa anh và vợ chồng chúng tôi, ai thân thuộc với Hà Nội hơn, ai yêu Hà Nội hơn, và ai thuộc về Hà Nội hơn ai. Tôi nghĩ là anh chưa biết rõ gốc gác của gia đình chúng tôi nên hơn bạo miệng trong suy nghĩ rất thiển cận về việc vợ chồng chúng tôi không biết đến cầu Long Biên trước khi gặp được anh.

Tiếp đến, tôi thấy hơi lạ, đó là, đây không phải là lần đầu tiên bức ảnh này được đăng mà không được xin phép. Những lần đó, anh đâu có bù lu bù loa như lần này, mặc dù nó được đăng trên báo giấy, nghĩa là được bán thu tiền, khác hẳn với mục đích trưng bày phục vụ công chúng của Thư viện Hà Nội. Nói vậy, không có nghĩa là vợ chồng chúng tôi ủng hộ việc Thư viện Hà Nội treo ảnh mà không xin phép. Nhưng nếu thực lòng muốn góp ý, anh có nhiều cách khác “văn minh, lịch sự” hơn là lu loa trên chốn FB này. Anh thật khéo biết chọn thời điểm và đối tác tấn công, và nó làm tôi nghĩ đến cụm từ “đục nước béo cò” mà bạn Trọng Tùng nói về anh.

Xét về việc anh tự nhận ý tưởng, trang phục… do một mình tay anh lo với việc Thư viện Hà Nội treo ảnh không xin phép cũng không khác nhau là mấy. Vậy nếu Thư viện Hà Nội đã gửi giấy xin lỗi anh thì ngược lại anh cũng nên xóa comment đó như một hành động thể hiện sự “cầu thị” của anh.

Và thay vì trao đổi, comment một cách trực tiếp với vợ chồng chúng tôi thì anh lại chọn đường vòng qua FB của CasperHN. Đó là cách khiến tôi không thể im lặng được nữa.

Anh nói anh sáng tạo anh trên máy tính của anh. Điều này đúng, nhưng sáng tạo đến mức quên cả xóa hình bạn Trọng Tùng vắt vẻo trên thành cầu, rồi vẫn điềm nhiên gửi đi để in ảnh trả vợ chồng chúng tôi. Anh thật “chuyên nghiệp”, nếu anh quên, tôi có thể gửi qua inbox cho anh 

Chúc anh khỏe để tiếp tục về Hà Giang và bơi bướm ở khách sạn Thắng Lợi.

Kính thư 

Anh Kiên, chủ nhân thật sự bức ảnh đã phải dùng từ đục nước béo cò để nói về vấn đề. Sự thật thì vẫn mãi là sự thật. Mình tin là vấn đề này cần được giải quyết thỏa đáng, hợp tình hợp lý. Ai sai thì người đó phải xin lỗi. Điều đó nên làm và cần phải làm.

3. Góc nhìn của Mượt Khắm

Các cô đến giờ uống thuốc rồi. Hehe.

Hà Nội những năm 2000 /Trẻ em không còn ăn xin.
Cụ già ngồi trong công viên/Ngắm bà già nhớ thuở thanh niên…

Lời bài hát được cất lên lần đầu tiên cách đây gần 20 năm của anh thợ nhạc Trần Tiến đã chẳng mấy khi được cất lên trong những năm 200x. Nỗi day dứt xót xa xen lẫn ước mơ nhỏ nhoi của một người Hà Nội bỗng trở thành lời nhạo báng những thứ rởm rít ung nhọt đang diễn ra nhan nhản ở đất kinh kì này.

Vô số những thứ gọi là văn hoá bị lai căng kệch cỡm loè loẹt cứ càng ngày càng dềnh lên thối um như nước cống nhấn chìm những giá trị xưa cũ.

Kệ cụ. Bởi chuyện lớn nhiều không kể xiết. Chị sẽ kể các cô nghe chuyện nhỏ đang diễn ra của ngày hôm nay. Chuyện đéo biết nên cười hay nên khóc.

Sở Văn hoá Hà Nội vào một ngày đẹp trời bỗng bỏ công việc chuyên môn là treo tháo cắt bandroll, vẽ tranh cổ động để đi làm cái việc đầy tính nghệ thuật là tổ chức triển lãm.

Sẽ chẳng ai để í nếu một “nhà văn hoá” không lấy mẹ một bức ảnh cưới mới toe của một đôi vợ chồng trẻ rồi chú thích là ảnh Hà Nội những năm 60. Đen đủi hơn nữa, bức ảnh do một thợ ảnh “nổi tiếng” thực hiện.

Ngay lập tức, thợ ảnh phủ tràn mạng xã hội, báo chí những lời gay gắt dành cho các nhà làm văn hoá Hà Nội. Ê chề, đại diện SVH Hà Nội lén lút gọi điện xin lỗi. Hehe. Địt mẹ mày, đời nào bố chấp nhận, nghệ sĩ mấy khi gặp trường hợp này mà nói chuyện bỏ qua dễ thế. Chuyện vẫn tiếp tục được đẩy lên cao trào.

Chỉ vì ngu dốt đéo biết kích chuột Gúc mà sự việc nhỏ bỗng làm hỏng một Đại lễ lớn, đồng thời nó cũng lí giải cho những gì gọi là làm văn hoá đang diễn ra ở đất Hà Nội này.

Theo yêu cầu của thợ ảnh, Sở Văn hoá Hà Nội cần xin lỗi thợ ảnh bằng văn bản, đồng thời xin lỗi nhân dân cả nước vì sự lừa dối này. Nói thật ra, nhân dân cần lồn gì lời xin lỗi bởi có mấy nhân dân đến xem cái triển lãm chết tiệt này.

Nhưng kịch tính trong câu chuyện chưa kết thúc, xét ở góc độ pháp lí. Bức ảnh được trưng bày trong triển lãm có thuộc bản quyền của thợ chụp hay không? Đây là bức ảnh cưới được đôi vợ chồng trẻ bỏ tiền ra thuê chụp. Vậy bản quyền phải nằm trong tay của đôi vợ chồng kia mới đúng. Và nếu có xin lỗi, Sở Văn hoá phải xin lỗi đích danh đôi vợ chồng trong bức ảnh kia chứ không phải người chụp.

Trường hợp này, theo thông tin ban đầu của chị, với việc bỏ ra khoảng 1000 Mỹ kim cho bộ ảnh cưới, đôi vợ chồng kia mới là chủ thể nắm quyền sở hữu bức ảnh. Dĩ nhiên, việc cho ai, làm gì phải được đôi vợ chồng cho phép, còn thợ ảnh cũng chỉ là người được phép sử dụng không nhằm mục đích thương mại mà thôi.

Sở Văn hoá Hà Nội đéo biết chuyện bản quyền thì đã rõ, nhưng thợ ảnh cũng không biết mà nói đó là bản quyền của mình, hay thợ ảnh biết rõ nhưng nhân tiện nhằm mục đích gì khác?

Câu trả lời đéo thuộc về chị, nó thuộc về những người liên quan và các cô, lũ con bò. Hehe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *