NGÔ NHẬT ĐĂNG “MƯỢN TAY” LÊ NGỌC THANH TẤN CÔNG PHẠM CHÍ DŨNG

Người xem: 135

Khoai@

Ảnh: Anton Lê Ngọc Thanh

Cuộc nội chiến tranh giành ảnh hưởng tại “Hội nhà báo Độc lập Việt Nam” vẫn tiếp tục gay cấn. Hiện giờ nó không còn đơn thuần là cuộc chiến giữa hai cá nhân, mà là cuộc chiến phe nhóm, và nếu nói là “phe nhóm lợi ích” cũng không sai.

Phàm đã động đến quyền lực, động đến bát cơm của nhau thì chuyện như vậy không xảy ra mới lạ.

Sau chuyện lùm xùm của thông báo số 5, Ngô Nhật Đăng đã chứng tỏ bản lĩnh của mình bằng việc viết bài tấn công Phạm Chí Dũng, và cũng không lạ khi đăng lôi được cả “Bà Đầm Xòe“, tức nhà báo Phạm Thành cùng Hoàng Đức vào cuộc ủng mình. 

Ngay sau khi tác giả Liên Sơn (có nhiều người cho là bí danh của Phạm Chí Dũng) tung ra bài “một chút về dân chủ mộng mị” thì đến lượt ông Lê Ngọc Thanh lên tiếng, và không chỉ lên tiếng phê phán, ông này còn xin rút khỏi “Hội nhà báo độc lập Việt Nam“.

Giải thích về sự rệu rã, hoặc khả năng tan rã của Hội, Phạm Chí Dũng đã viết bài (VNTB)-Hai tháng Hội Nhà báo ĐLVN: Chưa có gì gọi là “tan rã”. Và giải thích:

1. Về quan điểm: đã có sự khác biệt cơ bản về quan niệm và cách thức làm báo tự do giữa linh mục Thanh với anh Thụy, anh Quốc và tôi.2. Trong cuộc họp ban lãnh đạo Hội NBĐLVN chiều ngày 1/9/2014 tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, linh mục Anton Lê Ngọc Thanh đã chính thức xin rút tên khỏi Hội NBĐLVN và đã được các thành viên khác trong ban lãnh đạo Hội đồng ý. Thời điểm rút tên do linh mục Thanh tự quyết định, nhưng trước đầu tháng 11/2014 theo thống nhất trong ban lãnh đạo Hội. Linh mục Thanh sẽ bàn giao hồ sơ đăng ký, kết nạp hội viên và quỹ Hội và cho tôi cùng ban lãnh đạo Hội.

Trong khi đó Ngô Nhật Đăng đã cho đăng lại nguyên văn bức thư của linh mục Anton Lê Ngọc Thanh vào ngày 4/9/2014, gửi các ông Phạm Chí Dũng (chủ tịch), ông Bùi Minh Quốc (phó chủ tịch) và ông Nguyễn Tường Thụy (phó chủ tịch) ngày 31/8 trước 1 ngày có thông báo số 5 và lá thư của ông Ngô Nhật Đăng.

Bức thư giống như một sự tố cáo Phạm Chí Dũng tìm cách độc quyền, và kiểm soát báo chí ngược hẳn với tiêu chí “độc lập” của “Hội” này.

Sau đây là nguyên văn lá thư của ông Thanh:

THƯ CỦA ÔNG LÊ NGỌC THANH

Kính thưa các anh Phạm Chí Dũng, Bùi Minh Quốc và Nguyễn Tường Thụy

Tôi rất vui vì Chi hội Miền Trung đã họp được chung với nhau, và có những ý kiến giúp mọi người tiếp tục suy nghĩ và tìm cách phát triển Hội.

Nhân đây, tôi cũng muốn trao đổi với các anh một số suy nghĩ của tôi về một vài sự kiện vừa qua.

1. Quan điểm của tôi về Hội nhà báo độc lập VN (Hội)

Hội là tổ chức của các nhà báo tự nguyện tham gia nhằm thực hiện quyền tự do báo chí như Hiến định, và khuyến khích các nhà báo tạo ra những kênh thông tin trung thực và khách quan nhằm giúp công chúng có những thông tin hữu ích và chính xác nhất.

Hội không lập ra để làm báo cạnh tranh với báo của các hội viên (cá nhân/nhóm) hay của các tổ chức báo chí khác (tổ chức), mà Hội bảo vệ nhà báo và các tổ chức báo chí đang bị xâm hại về quyền tự do báo chí.

2. Về “Cơ quan ngôn luận

Tôi đã đề cập vấn đề này công khai trên một bài viết. Tôi xin nói gọn lại. Nếu báo chí là “cơ quan ngôn luận” của tổ chức nào, kể cả của Hội thì báo chí đó chỉ là báo chí công cụ. Nếu Hội theo hướng đó, Hội thực chất không đi tìm tự do báo chí mà chỉ dùng báo chí phản ánh quan điểm của mình, và như vậy không khác gì báo chí công cụ hiện nay.

Nhất là hiện nay, ở cuối bài trên website của Hội luôn có dòng chữ: “Việt Nam Thời Báo – Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả không phản ảnh quan điểm hay lập trường của Việt Nam Thời Báo” như vậy vai trò “cơ quan ngôn luận” lại không phải là “cơ quan ngôn luận” của Hội nữa.

Những ngày qua, nhiều bài bình luận không khách quan và không trung thực, nhưng với tôi vẫn có thể chấp nhận để tạo cơ hội tranh luận sâu hơn. Tuy nhiên đến bài “Mộng mị dân chủ” thì tôi không chấp nhận được, vì toàn bộ nội dung là cách tuyên truyền đỏ chứ không bình luận khách quan như tác giả đặt vấn đề. Với bài viết đó, DCCT, nơi tôi đang là thành viên không đồng tình với Hội về chọn lựa. Rõ ràng các bài viết này không thể hiện quan điểm chung của các Hội viên và cũng không hề là quan điểm của Hội.

Chính vì thế danh xưng “cơ quan ngôn luận” theo ý các anh của website cũng không thể hiện được, mà đang có dấu hiện chỉ là công cụ của Nhóm biên tập.

3. Khuyến khích tự do báo chí

Ý kiến riêng của tôi, Hội nên tập trung vào việc đấu tranh để mọi người dân Việt Nam sớm được thực thi quyền tự do báo chí của mình, và bảo vệ các nhà báo. Hội không làm báo nữa, mà chỉ có trang thông tin để trao đổi với Hội viên và cung cấp các thông tin về tự do báo chí cũng như bảo vệ các nhà báo cho các hãng tin, tổ chức truyền thông.

Do vậy, VNTB trên website nên trao lại cho một nhóm hội viên thực hiện, cũng vậy VNTB facebook cũng giao tương tự như vậy. Ngoài ra có thể khuyến khích thêm các cá nhân hội viên hay nhóm các hội viên cùng nhau làm ra các tờ báo tự do và độc lập khác. Hội có thể hỗ trợ cho các tờ báo này trong 1 hay 2 tháng khởi đầu, còn sau đó, chính các tờ báo này sẽ tự thân vận động.

4. Quyết định cá nhân

Nếu các anh vẫn muốn tiếp tục làm báo công cụ, tôi xin rút lui để các anh làm, vì tôi trong tư cách một người đang huấn luyện người làm truyền thông, tôi không thể ủng hộ một cách hạn chế quyền tự do báo chí kiểu mới.

Còn vấn đề xây dựng tổ chức, chúng ta phải tuân theo quy luật tự nhiên chứ không áp đặt một cách duy ý chí như các ông cộng sản cũng phải thừa nhận là sai lầm.

Tôi mong các anh không xem đây là áp lực tôi đặt ra cho các anh, nhưng đây là cách tôi muốn nói, tôi không muốn mất giờ đi vào vết xe đổ của một thứ báo chí tuyên truyền mới.

Xin quý anh xem xét.

Mến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *