CHỦ NGHĨA DÂN TỘC ĐỘC TÀI CỦA TẬP CẬN BÌNH

Người xem: 136

Lo ngại về “chủ nghĩa tân độc tài” của ông Tập Cận Bình

Thu tóm toàn bộ quyền lực, giữ một lúc 3 vị trí cao nhất trên chính trường Trung Quốc: Chủ tịch nước, Tổng bí thư và Bí thư quân ủy TƯ, ông Tập Cận Bình đang thể hiện phong cách của một nhà độc tài thế hệ mới sau thời Mao Trạch Đông. Bài viết “Asia’s next China worry: Xi Jingping’s growing power”, đăng trên trang National Interest ngày 23.7 phân tích vấn đề này. Một Thế Giới xin lược dịch:


Nên đọc thêm: Kiện Bình Khựa!

Ảnh: Tranh vẽ mang ý ông Tập đem chủ trương đối ngoại của TQ đi nước ngoài

Từ lúc ông Mao Trạch Đông qua đời năm 1976, quyền lực ở TQ dần giảm tập trung về trung ương. Cuộc đổi mới của ông Đặng Tiểu Bình quảng bá việc cất tay nhà nước khỏi nền kinh tế, trong khi quyền lực tối thượng trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) ngày càng bị giảm thiểu.

Tập hợp mọi quyền lực vào hai tay

Một phần của quy trình này nhằm làm lãnh đạo TQ không còn nhiều quyền lực như ông Mao hoặc ông Đặng, và thay vào đó, quyền lãnh đạo tập thể trở nên một chuẩn mực.

Nhưng việc ông Tập vươn lên ngôi lãnh đạo TQ đã thách thức quy trình này. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông Tập khôi phục vai trò lãnh đạo tối cao, đảm nhận cả 3 chức vụ: Tổng bí thư CPC, Chủ tịch nước và Chủ tịch quân ủy trung ương.

Ông Tập còn là ủy viên thường vụ Bộ chính trị CPC và kiêm nhiệm nhiều chức chủ tịch các tổ chức, cơ quan lớn nhỏ khác.

Các nhà quan sát còn nhận ra dấu ấn ông Tập trong mảng kinh tế, bằng nhiều cách nắm luôn vai trò thường được trao cho thủ tướng. Tân Hoa Xã đưa tin ông Tập là chủ nhiệm một nhóm phụ trách mảng tài chính-kinh tế, mô tả ông như một giám đốc, một vị trí mà thường là của thủ tướng.

Sự củng cố quyền lực này thật ấn tượng, nhưng quyền lực của ông còn được thể hiện bằng chiến dịch bài trừ tham nhũng của ông: hàng chục ngàn đảng viên bị kỷ luật và bị truy tố vì những sai phạm.

Các cán bộ đảng viên cấp cao mà giới truyền thông gọi là “hổ” cũng bị săn lùng, gồm các cựu sĩ quan cấp cao của Quân đội giải phóng nhân dân (PLA) vốn trước đây là “người bất khả xâm phạm”.

TQ hiện nín thở chờ xem ông Tập “hạ” Chu Vĩnh Khang, một cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị CPC, một vị trí trước đây được xem là thuộc diện miễn trừ điều tra.

Đường lối kỷ luật đảng viên để tiêu diệt “khối u” tham nhũng đến gốc này – trở thành nỗi lo rằng chiến dịch chống tham nhũng để loại trừ cả các đối thủ chính trị – đã khiến nhiều cán bộ và đảng viên phải “cúi đầu giấu mặt”, không dám ra những quyết định chỉ vì họ không muốn bị chú ý kỹ.

Cũng có thông tin ngày càng nhiều cán bộ đảng viên tự sát, vì họ sợ bị lộ ra những chiêu trò đục khoét tài sản nhà nước, tư lợi bất chính và quan hệ hủ hóa, lắm nhân tình và chiếm đoạt vợ hoặc người yêu của các “đồng chí” của họ!

Trong môi trường này, xem ra ông Tập không từ bỏ cơ hội thể hiện hình ảnh một lãnh đạo kiên quyết.

Ý tưởng tập trung quyền lực cũng rõ ràng khi chính phủ TQ truy bắt người cổ động sự minh bạch, thay vì xem họ là các đồng minh trong nỗ lực chống tham nhũng.

Nói trắng ra, ông Tập muốn giữ riêng quyền kiểm soát chiến dịch chống tham nhũng, nhất là nhắm vào những người mà chiến dịch này nhắm tới.

Việc này trùng hợp với nỗ lực siết chặt việc kiểm soát giới truyền thông gồm cả báo giấy, báo mạng, internet cùng hai mảng nghe-nhìn.

Các nhà phân tích đã nêu nhiều vụ kiểm duyệt và giám sát gắt gao trong năm 2013. Sẽ không là sự tình cờ khi ông Tập cũng là chủ nhiệm một nhóm nhỏ mới lập, để giám sát mảng an ninh mạng.

Nước cờ chống tham nhũng để yên dân?

Một số nhà phân tích nói “chủ nghĩa tân độc tài” của ông Tập là điều kiện tiên quyết để cải cách kinh tế. Nhưng những người khác lo ngại về cách túm lấy quyền lực kiểu cũ, trong đó ông Tập cô lập, gạt ra rìa, trên hết là bóp nát bất kỳ ai toan tính thách thức quyền lực của ông.

Dù mục tiêu tối thượng của ông Tập là gì đi nữa, sự ủng hộ cải cách của ông Tập rõ ràng rất bị hạn chế: làm trong sạch đảng, nhằm cải tạo và bảo vệ uy tín CPC, nhưng không nới lỏng tầm kiểm soát sân khấu chính trị TQ của CPC.

Chương trình hành động của ông Tập có thể cải thiện hiệu quả lãnh đạo ở TQ. Trên lý thuyết, chiến dịch bài trừ tham nhũng có thể làm nhẹ gánh nặng người dân TQ phải è cổ nuôi các “quan tham” và phải chịu đựng những bất công.

Nó phản ánh một mức độ tín nhiệm đảng nơi người dân, ngày càng tăng dù không trực tiếp.

Và nếu ông Tập sử dụng quyền lực chồng chất để đâm khoan sự kháng cự của những nhóm lợi ích và thành công trong việc chuyển hóa nền kinh tế TQ (mà cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo từng nêu “bất ổn, mất cân bằng, không có sự điều phối và phi bền vững”) thành công, ổn định và bền vững, trông cậy nhiều hơn vào nguồn tiêu thụ nội địa thay vì xuất khẩu, thì ông sẽ được cả nhân dân TQ và nền kinh tế thế giới chúc phúc chúc lành.

Tuy nhiên, xem ra ông Tập không màng quảng bá các giá trị tự do mà người Mỹ cùng nhiều bạn bè trong khu vực tin là có lợi cho công lý, thịnh vượng và hòa bình.

Việc “ôm” quyền lực của ông Tập là một bước lùi về thời lãnh đạo tối cao của thời kỳ ông Mao. Hiện chưa có nhiều dấu hiệu nguy hiểm của sự trở về thói tôn sùng cá nhân ở TQ, và cực kỳ khó tái diễn các sự kiện gây thiệt hại như cuộc Cách mạng văn hóa.

Nhưng việc tuyển chọn trừng phạt một số quan tham, kết hợp việc đàn áp người bất đồng chính kiến, có thể chưa đủ làm thỏa mãn yêu sách của một bộ phận xã hội ngày càng hiểu biết và được trao nhiều quyền, gồm quyền tự do ngôn luận.

Ông Tập bước thẳng vào cái bẫy mà ông Đặng Tiểu Bình đã cảnh báo

Việc tập trung quyền lực vào một lãnh tụ tối cao có thể làm tăng sự kiên quyết và dễ đoán trước trong chính sách đối ngoại của TQ, đơn giản hóa việc đạt tới một thỏa thuận về cách đạt được và duy trì một sự hòa bình ổn định khi TQ trở thành cường quốc thứ hai trong khu vực châu Á: người ta chỉ việc tìm một người để nói chuyện, đó là ông Tập.

Nhưng bất kỳ lợi thế nào cũng mất, nếu ông Tập nhấn mạnh quyền lợi tối thượng của TQ đòi hỏi sự xâm phạm quyền lợi tối thượng của các nước khác.

Và khả năng một chính sách đối ngoại không đúng mực sẽ càng lớn hơn, nếu chỉ có một nhóm người nắm quyền, mà tệ nhất là khi quyền lực ấy tập trung vào chỉ một người. Điều này đã thấy rõ từ Bình Nhưỡng.

Nếu chủ trương đối ngoại của ông Tập là sự nới rộng chương trình hành động đối nội của ông, người ngoài sẽ không thể phán xét nó thành công hay không.

Tuy nhiên, dựa vào đường lối đối ngoại của TQ, xem ra ông Tập bước thẳng vào cái bẫy mà ông Đặng Tiểu Bình đã cảnh báo: đánh động các nước láng giềng tìm sự hợp tác an ninh chống lại TQ, trước khi TQ có thể hoàn thành nhiệm vụ khó khăn phát triển nền kinh tế.

Theo Motthegioi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *