CÁI KHEN THÌ SỬA, CÁI CHÊ THÌ GIỮ LẠI – HAY NHỈ?

Người xem: 83

Cuteo@

Về việc lấy phiếu tín nhiệm

1. Ông Nguyễn Bá Thuyền 

Buổi thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, vào chiều 13/6/14, đã nói rất hay: “cái khen thì sửa, cái chê lại để lại”. 

Ông giải thích:

Người ta rất khen khi lấy phiếu tín nhiệm hàng năm bởi đây là bước tiến mới của Quốc hội nhằm đánh giá quản lý cán bộ, nhưng mình lại bỏ cái đó đi. Còn 3 mức tín nhiệm người ta rất chê thì lại giữ lại. Chúng tôi đi tiếp xúc cử tri, họ bảo đại biểu Quốc hội sao dốt thế nhỉ ?

Theo ông Thuyền, nếu mỗi nhiệm kỳ chỉ lấy phiếu tín nhiệm 1 lần thì không thể đánh giá hết được về cán bộ. “Nên lấy phiếu tín nhiệm 2 lần mới có ý nghĩa, để xem họ có tiến bộ hay không. Cũng chỉ nên lấy hai mức là tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Tôi tin là cán bộ không có gì phải lo cả. Những người kỳ trước nhiều phiếu thấp, lần này chắc chắn sẽ cao”.

2. Ông Trần Ngọc Vinh:

Đề nghị mỗi nhiệm kỳ lấy phiếu tín nhiệm 2 lần để nâng cao trách nhiệm hiệu quả công tác; người được lấy phiếu có điều kiện soi lại mình để có điều chỉnh. 

Nếu mỗi nhiệm kỳ chỉ lấy phiếu tín nhiệm một lần thì không biết người được lấy phiếu tín nhiệm đã làm gì để sửa chữa hay dậm chân tại chỗ, có chiều hướng đi xuống ?

Ông Vinh nói và dẫn ra báo cáo ý kiến của cử tri 30 địa phương đề xuất chỉ nên lấy phiếu tín nhiệm ở 2 mức là tín nhiệm và không tín nhiệm để người được lấy phiếu thấy được trách nhiệm, hoàn thiện mình hơn.

3. Ông Đỗ Văn Đương – Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội:

Việc bỏ phiếu tín nhiệm không chỉ cảnh báo, cảnh tỉnh mà giúp người được tín nhiệm cao phấn đấu hơn nữa. Ông Đương đề nghị chỉ nên duy trì 2 mức tín nhiệm là tín nhiệm và không tín nhiệm. 

Anh ăn của dân, vô dụng thì phải thay thôi. Những người xả thân vì công việc, có thể có khuyết điểm này, khuyết điểm kia nhưng người đấy xã tắc mới cần, nhất là trong lúc đất nước khó khăn.

Ông Đương nói.


Theo ông Đương, một nhiệm kỳ phải lấy phiếu tín nhiệm 2 lần.

Mình nghĩ nên để 2 mức: Tín nhiệm và không tín nhiệm. Chấm hết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *