VỀ PHÁT BIỂU CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI PHILIPPINES: CÓ MỘT SỰ SO SÁNH NHẸ

Người xem: 175

LâmTrực@

Tuần qua, lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đánh giá là hay nhất mọi diễn đàn, nó thỏa lòng mong ước bấy lâu của người dân Việt Nam và rất trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. 

Trong entry trước, mình đã viết thế này: “Lâu lắm rồi, giờ mới được nghe thấy câu trả lời hay đến như vậy. Đó là thông điệp về ước nguyện hòa bình của Việt Nam đến toàn thể bạn bè quốc tế“.

Thông điệp hòa bình và trách nhiệm

Một lời phát biểu thể hiện bản lĩnh, trí tuệ của người Viêt Nam, và thể hiện sự đồng thuận từ Bộ chính trị cho đến người dân. Đó là lời phát biểu thể hiện tính nhân văn của người Việt, nhưng lại rất rõ ràng, mạch mẽ và quyết đoán, đồng thời lại hoàn toàn thỏa nguyện những quy tắc ứng xử và phát ngôn ngoại giao ít nhất là trên phương diện cá nhân. Từ câu trả của ông, người dân có quyền tin tưởng vào chính phủ của mình và tin tưởng vào sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. Lời phát biểu đó cho thấy khát vọng hòa bình của Việt Nam đồng thời chuyển tải một thông điệp mạnh mẽ tới phía Trung Quốc và cộng đồng quốc tế rằng, chúng ta hoàn toàn hiểu rõ cái mà Bắc Kinh gọi là “Hòa Bình” có ý nghĩa như thế nào, và rằng, người Việt sẵn sàng làm mọi cách để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của mình, nhưng trước hết phải ưu tiên cho những giải pháp hòa bình.

Chúng tôi không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp quân sự, không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu quân sự, trừ khi chúng tôi bị bắt buộc phải tự vệ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Người Việt có quyền tự hào khi nghe ông nói trước báo giới, câu nói của ông như một tuyên ngôn của người Việt, mạnh mẽ, sòng phẳng, trách nhiệm và bóc trần dã tâm bành trướng của nhà cầm quyền Trung Quốc:

Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.


Dọa dẫm, trịch thượng và thiếu trách nhiệm

Khác hẳn với những lời phát biểu của Thủ tướng Việt Nam, người ta thấy các quan chức Trung Quốc thường tỏ thái độ văn hóa của họ bằng việc phát biểu có ý dọa dẫm, trịch thượng và cực kỳ thiếu trách nhiệm. Điều này có thể thấy qua một số phát biểu của lãnh đạo Trung Quốc về việc hạ đặt giàn khoan trái phép vào lãnh thổ Việt Nam trước báo giới:

1. Ông Tập Cận Bình: Trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về phối hợp hành động và củng cố lòng tin ở châu Á (CICA), với chủ đề “Tăng cường đối thoại lòng tin và phối hợp vì một châu Á mới hòa bình, ổn định và hợp tác” diễn ra từ 20 đến 22/5/14 đã phát biểu với hàm ý đe dọa: “Các nước khác đang tìm cách tăng cường các liên minh quân sự chống lại một bên thứ ba sẽ không có lợi về an ninh”. Câu nói đầy hàm ý dọa dẫm trên mặc dù không chỉ thẳng ra là nước nào, song tất thảy mọi người đều cho rằng, với ý nghĩa của một hội nghị như vậy, thì một câu nói “có bóng dáng của xã hội đen“, hoàn toàn phi chính trị như vậy là rất không nên.

2. Ông Thường Vạn Toàn- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc: Tại Myanmar, ông Phùng Quang Thanh đề nghị phía Trung Quốc hết sức kiềm chế, không sử dụng tàu pháo, tàu tên lửa, máy bay và không phụt vòi rồng, đâm vào tàu Cảnh sát biển, Kiểm ngư Việt Nam, đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Đáp lại thiện chí nhân văn của Việt Nam, ông Thường Vạn Toàn đã tỏ thái độ hết sức láo xược, và cao giọng thách thức: Không phải ai đó muốn cản là cản được. Việt Nam đừng phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác thành đại sai lầm”?! Cử chỉ và ngôn ngữ mà ông Thường Vạn Toàn sử dụng trong ngoại giao đã vô tình biến “một Trung Hoa to lớn thành một Trung Quốc tiểu nhân, thô bạo và hung hãn“.

3. Ông La Viện: Trên Nhân Dân Nhật Báo ngày 18-5, tướng về hưu La Viện với giọng lưỡi cú diều đã ngang ngược đề xuất chính quyền Bắc Kinh phải “áp dụng chính sách đối ngoại tương thích để ép buộc Việt Nam và Philippines phải nghe theo”Ông này còn thách thức rằng sắp tới “Bắc Kinh sẽ đưa hàng trăm giàn khoan giống như Hải Dương 981 đến biển Đông khai thác, liệu lúc đó các nước khác có đủ sức đưa tàu ra gây rối không”. La Viện cũng không quên đe dọa “Trung Quốc sẽ trả đũa” nếu bị cản trở.

Xem ra thói trịch thượng, hỗn hào lục lâm thảo khấu kiểu “Lương Sơn Bạc” của quan chức Trung Quốc là căn bệnh mãn tính, khó sửa chữa. 

Bạn đọc thấy gì nếu so sánh nhẹ giữa phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với giới lãnh đạo chóp bu của Trung quốc?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *