Vai trò nước Mỹ trong khủng hoảng Ukraina (Tổng thống Nga Putin trả lời báo chí)
Những thứ gọi là cấm vận có liên quan tới Nga, kể cả việc cấm vận cấp độ một đối với tôi là hành động vô nghĩa và thù địch với nước Nga. Hành động đó chắc chắn ảnh hưởng nghiêm trọng tới mối quan hệ ngoại giao Nga- Mỹ cũng như Nga – EU.
Tuy nhiên cấm vận cấp độ hai thì thật sự không ai có thể hiểu nổi thực ra nó muốn nói lên điều gì. Ngay cả tôi cũng không hiểu đợt cấm vận đó liên quan tới cái gì và vì sao lại có đợt cấm vận đó. Vì nó không có bất cứ mối liên hệ nào giữa những gì đang xảy ra tại Ukraina và Nga.
Tôi chỉ có một cách giải thích duy nhất cho việc cấm vận đó xuất phát từ việc chính nước Mỹ đã sử dụng giải pháp bạo lực tại Ukraina và mãi về sau này họ mới hiểu hết hậu quả tai hại của nó và bây giờ họ đang tìm người để đổ lỗi.
Nhưng tôi có thể khẳng định rằng, nước Nga chẳng liên quan gì tới những việc đó. Chúng tôi đã nghe qua rất nhiều rằng đặc nhiệm Nga và các cố vấn quân sự Nga đang hoạt động ở đó. Nhưng tôi có thể khẳng định với tinh thần chịu trách nhiệm hoàn toàn rằng, không có bất cứ lực lượng nào của Nga hoạt động trên đất Ukraina cho dù là lực lượng đặc nhiệm hay các cố vấn quân sự.
Người bị tự khuấy đục Ukraina lên và rồi họ lại đòi hỏi chúng tôi phải cùng họ giải quyết hậu quả do chính họ gây ra.
Có giải pháp nào cho khủng hoảng tại Ukraina hay không? Có lẽ tốt hơn cả là các bên nên ngồi vào bàn đàm phán với nhau.
Trước tiên là họ phải chấp hành thỏa thuận Geneve, đó là việc chính quyền Kiew hiện nay hãy thả hết những người đang bi ngồi tù, những người mà được người dân Ukraina bầu lên và vẫn được người dân Ukraina tin tưởng.
Chính quyền Kiew hiện tại nên đối thoại với người dân và đại diện các khu vực. Đồng thời phải tước vũ khí của tổ chức “Right Sector” và các tổ chức cực đoan khác.
Cần phải ngưng lại việc chiếm đóng các căn nhà tại Maidan và chấm dứt việc cho phép làm việc đó. Phải tôn trọng quyền lợi và yêu cầu của người dân ở miền đông Ukraina. Người ta phải đối thoại thì mới có được giải pháp, đó là việc cần làm bây giờ.
Nhưng thay vì đối thoại lai tìm cách đổ lỗi lên đầu người khác là việc làm sai lầm.
Những đồ ăn thức uống mà họ(KP: ám chỉ bà Nuland) phân phát cho người dân trên quảng trường và cũng chính những đồ ăn thức uống đó đã đẩy Ukraina vào khủng hoảng như hiện nay. Việc mà người ta đáng lý ra nên hiểu rằng, tình hình tại Ukraina vô cùng nghiêm trọng và cần phải tìm ra một giải pháp một cách đúng đắn.
Tôi xin nhắc lại rằng, những cuộc cấm vận hiên nay với Nga chẳng có gì tốt và nó cũng chẳng mang lại kết quả nào. Chính phủ Nga hiện nay đã có các biện pháp nhằm trả đũa nhưng cá nhân tôi chưa thấy cần thiết phải làm việc đó. Nhưng nếu tình hình vẫn tiếp diễn như vậy thì buộc chúng tôi phải có biện pháp. Khi đó chúng tôi sẽ xem xét công ty / tập đoàn nào còn được phép kinh doanh trong những ngành then chốt tại Nga bao gồm cả năng lượng.
Tất nhiên những việc đó chúng tôi cũng không muốn làm nhưng khi bắt buộc thì chúng tôi sẽ phải làm nhưng tôi hy vọng sẽ không tới mức độ đó.
Tôi nghĩ rằng những gì hiện nay đang xảy ra ở Ukraina cho thấy rõ ai là người đã tạo ra nó.
Ban đầu thì nước Mỹ chọn cách đứng sau bức rèm che. Và trong một số hành động của Mỹ cũng như là của EU cho thấy họ có điểm nào đó chung trong mối quan tâm tới Ukraina.
Mở đầu bằng việc EU đưa ra một hiệp ước với Ukraina và hiệp ước đó mang lại rất nhiều bất lợi cho Ukraina. Vì thế chính quyền trước đó (KP: ông Yanukowitsch) đã tìm cách phản đối và như các bạn thấy họ đã sử dụng biện pháp bạo lực để đạt được mục đích nhằm lật đổ chính quyền một cách vi hiến và đưa người khác lên thay bằng vũ lực. Trong lúc đó thì chính quyền phương tây không tính tới những hậu quả của việc đó.
Việc lật đổ chính quyền đó có một số người dân Ukraina ủng hộ nhưng cũng có rất nhiều người dân Ukraina không đồng tình với việc đó. Với họ việc sử dụng bạo lực để cướp chính quyền như vậy là thiếu dân chủ. Đó là điều đáng lý ra người ta cũng phải tính tới và phải tôn trọng quyền hợp pháp cũng như quan điểm của họ.
Có một sự thật cho thấy nước Mỹ đi đầu trong những gì xảy ra tại Ukraina thông qua việc Mỹ hiện nay đang đi đầu trong việc tìm giải pháp cho Ukraina. Tức là trước kia họ đứng ở đằng sau bức rèm và hiện nay họ đã công khai làm việc đó.
Việc gửi nhân viên OSZE (KP: Cơ quan an ninh và hợp tác châu Âu) cùng với đại diện quân đội tới Ukraina cũng như việc họ bị bắt, tất cả đều là những điều không mấy hay ho gì. Nguyên do thì cũng tại mấy người tự nhận mình là chính quyền Ukraina đã mời quan sát viên đặc biệt quan sát viên quân sự vào Ukraina. Khi những quan sát viên đó tới Ukraina thì họ phải hiểu rằng họ đang vào vùng đang có đối đầu, nhất là ở một vùng mà người dân ở đó không công nhận chính quyền Kiew hiện nay. Điều đó có nghĩa rằng khi họ tới đó thì họ phải nói chuyện với những người đang nắm quyền kiểm soát ở khu vực đó đồng thời thỏa thuận, thông báo trước rằng OSZE gửi quan sát viên tới đó. Cho nên việc đó xảy ra chỉ vì chính quyền Kiew cũng như OSZE không hề thông báo trước.
Chúng tôi cũng chia sẻ những lo lắng mà đối tác châu Âu về việc đó. Hôm qua tôi có nói chuyện với ông cựu thủ tướng Đức Schröder. Ông ấy cũng nói về mối lo lắng của ông ấy vì trong đoàn có một thành viên người Đức. Tôi hy vọng cuộc khủng hoảng hiện nay có thể sớm giải quyết và các quan sát viên OSZE sớm có thể rời khỏi khu vực đó.
Tất cả các bên có liên quan tới sự việc hiện nay ở Ukraina sau này cần phải rút ra kinh nghiệm từ bài học đó để tránh lặp lại trong tương lai.
Nguồn: Karel Phung
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố