QUAN CHỨC MALAYSIA HÃY TRUNG THỰC TRONG CUNG CẤP THÔNG TIN VỤ MÁY BAY MH370 MẤT TÍCH

Người xem: 132

LâmTrực@

Sau khi chiếc may bay MH370 của Malaysia mất tích, cùng với cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã chủ động các biện pháp tìm kiếm và cứu hộ máy bay bị nạn cả trên biển lẫn trên bộ. 

Khó có thể thấy một cuộc tìm kiếm cứu hộ cứu nạn nào lại rầm rộ và tốn kém đến mức như vậy trên lãnh thổ Việt Nam. Không chỉ có vậy, Việt Nam đã mở toang các cánh cửa pháp lý về chủ quyền quốc gia để phối hợp với các nước khác cùng tìm kiếm vì mục tiêu nhân đạo để giúp Malaysia. Những hành động nhân đạo của Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ, thán phục mạnh mẽ của dư luận quốc tế.

Đáng tiếc thay, một quan chức của Malaysia đã có thái độ thiếu đứng đắn khi đổ lỗi vụ máy bay MH370 mất tích cho phía Việt Nam.

LâmTrực@ cho rằng, đó là một phát biểu không đại diện cho người dân Malaysia và cộng đồng quốc tế, nó mang tính cá nhân và cảm tính nhiều hơn.

Phản ứng trước phát ngôn lỳ lạ của quan chức Malaysia, ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng cục Hàng không Việt Nam đã đáp lại: “Không có bằng chứng chuyến bay MH370 vào vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý”.

Sau khi có thông tin Cục trưởng Hàng không Malaysia D.Ra-man đã phát ngôn trong cuộc họp báo ngày 2-5 tại Kuala Lumpur đánh giá về công tác quản lý bay của Việt Nam đối với chuyến bay MH370, cho rằng Việt Nam chậm báo cáo vụ việc 12 phút sau khi máy bay mất tích, thì ngay lập tức, vào tối 4/5/2014, Cục HKVN đã đề nghị Cục Hàng không Malaysia gửi bản báo cáo sơ bộ vụ máy bay MH370 cho phía Việt Nam.

Cục trưởng Lại Xuân Thanh khẳng định:

Không có bằng chứng cho thấy máy bay đã vượt qua điểm chuyển giao IGARI vào vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý. Máy bay MH370 đã mất tín hiệu trên màn hình ra-đa của Tung tâm Kiểm soát bay đường dài (ACC) Hồ Chí Minh ngay trước điểm IGARI lúc 17 giờ 20 phút 43 giây (giờ UTC), trước thời gian dự kiến chuyển giao kiểm soát là 17 giờ 22 phút.
Trên hệ thống của Malaysia cũng ghi nhận thời điểm cuối cùng có tín hiệu máy bay trên màn hình ra-đa là trước 17 giờ 22 phút. Lúc này, máy bay đang ở trong vùng thông báo bay của Singapore (phần vùng trời này được Singapore ủy quyền cho Malaysia điều hành). Do máy bay MH370 chưa thiết lập liên lạc với ACC Hồ Chí Minh, cho nên việc chuyển giao kiểm soát chưa được hoàn tất, ACC Hồ Chí Minh chưa thực hiện điều hành, kiểm soát với máy bay này. Theo văn bản thỏa thuận giữa hai ACC, kiểm soát viên không lưu ACC Hồ Chí Minh đã thông báo cho ACC Kuala Lumpur chậm 12 phút về việc máy bay mất tín hiệu ra-đa và chưa có liên lạc với ACC Hồ Chí Minh. Tuy vậy, việc thông báo này cũng chỉ là một trong nhiều công việc cần triển khai thực hiện trong giai đoạn hồ nghi.

Đến thời điểm này, Cục HKVN vẫn chưa nhận được thông tin chính thức từ Cục Hàng không dân dụng Malaysia về phát ngôn nêu trên. Từ khi xảy ra vụ máy bay MH370 mất tích ngày 8-3-2014, Cục HKVN đã tổ chức đánh giá và có các văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan về công tác quản lý điều hành bay, công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn máy bay. Ngoài ra, Cục HKVN đã gửi các thư cho Cục Hàng không dân dụng Malaysia cung cấp trao đổi thông tin, dữ liệu liên quan chuyến bay để hỗ trợ trong việc tìm kiếm cứu nạn và điều tra sự cố.

Sau khi kiểm tra việc thực hiện các quy định về không lưu và tìm kiếm cứu nạn trong vụ việc này, Cục HKVN nhận định: Kiểm soát viên không lưu ACC Hồ Chí Minh đã thực hiện đầy đủ quy trình dịch vụ báo động. Ngay sau khi mất tín hiệu của máy bay MH370, ACC Hồ Chí Minh đã cố gắng thiết lập liên lạc với tổ lái nhưng không được. Cơ quan này đã sử dụng các tần số khẩn nguy, yêu cầu tổ lái của các máy bay khác hỗ trợ tìm kiếm và liên lạc với máy bay MH370 nhưng đều không có kết quả. 

Theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), trong trường hợp máy bay mất tích đang bay tại vùng giáp ranh giữa các vùng thông báo bay thì trách nhiệm khởi phát báo động và tìm kiếm cứu nạn đầu tiên thuộc về quốc gia có liên lạc cuối cùng với máy bay. 

Ở trường hợp này, trách nhiệm đầu tiên thuộc về Malaysia và trên thực tế, Việt Nam nhận được điện văn báo động – khẩn nguy của cơ quan phối hợp tìm kiếm cứu nạn của Malaysia lúc 22 giờ 32 phút (UTC). Ngay sau đó, phía Việt Nam đã triển khai tất cả các hành động phù hợp với giai đoạn báo động và giai đoạn khẩn nguy, phối hợp các nước liên quan tổ chức tìm kiếm cứu nạn máy bay. Điều đó khẳng định, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của một quốc gia điều hành vùng thông báo bay.

Trong khi đó, dư luận quốc tế đã phàn nàn rằng, phía Malaysia đã không minh bạch thông tin về chiếc máy bay xấu số này. Những thông tin họ cung cấp cho các bên phối hợp điều tra là nhỏ giọt và đầy mâu thuẫn, thậm chí là “tiền hậu bất nhất”.

Thiết nghĩ, thay vì đổ lỗi cho người khác, quan chức Malaysia nên có những hành động thiết thực hơn và trước hết, hãy trung thực với bản thân, với dư luận.
——————
Bài LâmTrực@ tổng hợp từ báo chí

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *