Cuteo@
Một chã mắt xanh tóc vàng mũi lõ hỏi rằng, Việt Nam ta sẽ làm gì nếu như Tàu Khựa tấn công vũ trang từ bên ngoài?
Câu hỏi đó không phải là không có cơ sở, và mặt khác nó không thừa. Tàu Khựa rõ ràng đang có những bước đi mạo hiểm đầy tính đe dọa ngay trên vùng biển của ta. Những phản ứng của ta cho đến thời điểm này là phù hợp với luật pháp quốc tế và được dự luận ủng hộ. Đây là thời điểm để chúng ta nhìn nhận lại mọi vấn đề, trong đó có vấn đề nội bộ và quan hệ với Trung Quốc, theo đó cần đi vào thực chất hơn là chót lưỡi đầu môi kiều “4 tốt”, hay “16 chữ vàng”.
Cần nói ngay, quan điểm của anh hoàn toàn khác với quan điểm của nhà báo Nguyễn Quang Bình trong bài “Việt Nam thoát kẹt thế nào?” đăng trên VietNamNet. Ông Bình cho rằng, ta buộc phải lựa chọn Trung Quốc hoặc Mỹ, và nếu thân Trung Quốc thì mất biển Đông, vậy nên phải thân Mỹ để giữ biển Đông, và muốn vậy Việt Nam cần thay đổi thể chế chính trị. Anh cho đây là tư duy dựa dẫm, lệ thuộc kiểu tầm gửi và nó phản ánh sự nhu nhược, sợ hãi của người cầm bút. Người Việt cần đứng trên đôi chân của mình như bao đời nay vẫn thế. Nói như vậy, nhưng chúng ta cũng không nên phủ nhận sự ủng hộ quý báu của bạn bè quốc tế cả về vật chất và tinh thần.
Nên nhớ, nếu chiến tranh xảy ra, người Việt sẽ phải tự cầm súng chiến đấu. Và chúng ta cũng xác định rõ không thể trông chờ ai đó ra tay cứu giúp. Một cán bộ về hưu ở Bắc Từ Liêm đã rất có lý khi cho rằng:
Nước nào cũng hành xử trên nguyên tắc quyền lợi quốc gia của họ. Nếu ai đến cứu chúng ta, thì chắc chắn chúng ta phải trả cái giá nào đó. Trong lịch sử Việt Nam, các thế lực phản dân cầu nước ngoài tới cứu, kết cục trở thành bù nhìn trong tay ngoại bang. Kể cả dựa vào một nước lớn, vẫn có nguy cơ khi nước lớn thay đổi ưu tiên lợi ích quốc gia, nước nhỏ có thể bị bán đứng.
Các định chế quốc tế, khu vực cũng không hỗ trợ chúng ta được nhiều. Vì những đại diện quốc gia ở các định chế đó, trước hết phải phục vụ lợi ích quốc gia của họ. Những gì đang diễn ra gần đây chứng tỏ điều đó. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn cần cung cấp thông tin trung thực để dư luận thế giới hiểu rõ bản chất hành động của Trung Quốc và ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của chúng ta. Và không còn cách nào khác là tự lực, tự cường.
Trong cả hai cuộc chiến tranh trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ, có nước nào điều binh sang giúp Việt Nam? Mà chỉ có người Việt, được sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn về tinh thần và vật chất của nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý khắp năm châu, trên dưới một lòng, muôn người như một, với tinh thần “Tổ quốc trên hết”, quyết tâm đánh đuổi quân xâm lược giành độc lập, tự do.
Đã có những ý kiến cho rằng, động thái đưa tàu biển vào nước ta đón công nhân về nước là một chỉ dấu của chiến tranh đang đến gần và chúng ta cần lưu tâm đến điều này. Nhưng theo thiển ý, động thái này báo hiệu một sự “bao vây kinh tế” hơn là chiến tranh. Đúng là nếu xảy ra chuyện đó, ta sẽ gặp một số khó khăn, nhưng phía Trung Quốc cũng sẽ phải gánh chịu những thiệt hại không hề nhỏ, vì thế ta cũng chẳng nên quá sợ hãi.
Thực tế hơn nữa, chúng ta cũng sẽ phải tính toán đến điều tồi tệ nhất là bị Tàu Khựa tấn công để chủ động đối phó. Vấn đề này chắc chắn nhà nước đã có các phương án phòng bị. Hôm 17/5/14 PTT Vũ Đức Đam đã lên tiếng với báo giới rằng Việt Nam đã tính toán cả tới các biện pháp “không hòa bình” nếu các thương lượng qua kênh ngoại giao, hòa bình với Trung Quốc trong cuộc xung đột không đem lại hiệu quả, và rằng không thể trả giá cho hòa bình bằng chủ quyền của đất nước. Đây rõ ràng là một tuyên bố đúng đắn và thể hiện tầm nhìn xa của nhà nước.
Tuy nhiên, việc đối phó với tình huống xấu này như thế nào là một điều cần phải được chuẩn bị kỹ càng, kể cả cần thiết phải tiến hành các tình huống giả định.
Ông Jean-Francois Sabouret, giám đốc danh dự Mạng lưới Nghiên cứu châu Á (Réseau Asie) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) đã phát biểu với BBC hôm 18/5/14 rằng Nhật Bản đã nghiêm túc đặt kịch bản nếu bị Trung Quốc tấn công, chiếm lĩnh Senkaku. Họ không chỉ tính toán suông, mà có thể đã có những bàn bạc với đối tác, đồng minh chiến lược của mình, mà như thực tế đã chứng tỏ Hoa Kỳ đã tuyên bố an ninh của quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi trách nhiệm đồng minh để hậu thuẫn và bảo vệ của Hoa Kỳ. Ông cũng cho rằng: “Việt Nam nên khẩn trương chuẩn bị một kịch bản ứng phó xung đột chớp nhoáng, thậm chí là chiến tranh“.
Vì tính nghiêm túc của vấn đề, rõ ràng chúng ta không muốn chiến tranh, nhưng chúng ta cần chuẩn bị kỹ lưỡng nếu nó xảy ra.
Tin cùng chuyên mục:
Chiến công xuất sắc của công an Hà Nội: Triệt phá đường dây mua bán thận qua mạng xã hội
Vụ cưỡng đoạt tài sản ở Nam Định: 3 cán bộ Báo Giao thông bị khởi tố
Đèn tín hiệu không có lỗi – Ý thức người tham gia giao thông mới là chính
Cảnh giác với tổ chức “Năng lượng gốc Trống đồng Việt Nam”