Trên báo Thanh niên ngày 2/5/2014 có một bài viết tựa đề “Ai xứng đáng với tự do?” của tác giả trẻ Khải Đơn, được giới thiệu là “một người làm báo đang sống và làm việc tại TP.HCM”. Gọi là trẻ vì bạn ấy tự xưng là “những đứa trẻ sinh ra cuối thập niên 80 đã không còn một sóng gió nào quá lớn, nếu so với cả một con đường dài quá mỏi mệt và đầy mâu thuẫn của những người cùng dân tộc sau chiến tranh Việt Nam”. Bạn ấy tuy còn trẻ nhưng đã “thấm thía” rằng con đường mà dân tộc Việt Nam đã đi qua với biết bao máu xương của cha ông để có được cái hòa bình, tự do mà bạn ấy đang hưởng hôm nay là “đầy mâu thuẫn”. Tôi xin nói ngay và luôn với bạn rằng con đường mà dân tộc chúng ta đã đi qua và đến được thắng lợi cuối cùng như ngày hôm nay là con đường của sự thống nhất cao độ, của sự đoàn kết với sức mạnh vĩ đại của toàn dân để đánh tan bè lũ xâm lược và tay sai bán nước. Con đường đó hoàn toàn không thể có một chút mâu thuẫn nào.
Chính vì mang cái tư tưởng “đầy mâu thuẫn” ngay từ đâu nên tác giả bài viết đã không ngần ngại đặt một câu hỏi to tướng: “Nhưng tự do hay hòa bình là cái gì, mà sau 39 năm rồi, vẫn có những thầy cô đứng thao thao giảng trên lớp học: “Quân ta tiêu diệt địch”, vẫn có những người lớn đập bàn nói về “kẻ địch”, “ngụy quyền”, “Việt cộng” cả ở Việt Nam và những cộng đồng ở nước ngoài”. Thật nực cười cho “trí tuệ” của một người “làm báo”. Thật dễ hiểu vì sao nền báo chí nước nhà ngày càng xuống dốc không phanh về chất lượng. Nếu theo ý kiến của “người làm báo” này thì từ nay về sau chúng ta sẽ không được dùng từ “địch” cho những kẻ thù của đất nước nữa chăng? SGK sẽ phải sửa lại hết tất cả từ “địch” thành từ “bạn”, còn các thầy cô sẽ phải “thao thao” giảng rằng “quân ta tiêu diệt quân… bạn” (???) Ôi, “trí tuệ đỉnh cao” của tác giả này làm khó cho các thầy cô và nhiều người khác quá! Rồi thì không có được kêu VNCH là “ngụy” nữa nhé. Giống như thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã chỉ bảo rằng “ngày xưa ta không thể nói là không có chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam. Đó là chính phủ cũng được quốc tế thừa nhận chứ. Đó cũng là một nhà nước có quân đội thực thi nhiệm vụ quốc gia của họ để bảo vệ chính nghĩa theo lý tưởng của họ”. VNCH là chính danh, chính nghĩa nhé, được “cuốc tế” thừa nhận nhé, có “lý tưởng chiến đấu” nhé! À, đúng rồi, chẳng phải cái gọi là “chánh nghĩa quốc gia” của cái thực thể chính trị bán nước này đã giết hại bao nhiêu mạng người Việt, đày đọa đất nước xuống vực sâu chiến tranh hay sao?
“Chánh nghĩa quốc gia”?
Chắc chắn rằng tất cả những người có nhận thức bình thường đều phải công nhận rằng không thể thay thế bất kỳ một từ khác nào để gọi giặc và địch. Giặc Mỹ là kẻ địch, tay sai ngụy đánh thuê cho Mỹ tàn sát đồng bào thì càng phải là địch, không thể khác được. Việt Nam Cộng Hòa là ngụy, và nó sẽ mãi mãi là ngụy, không hơn không kém, không thể khác được. Cái gọi là Việt Nam Cộng Hòa mà tiền thân của nó là “Quốc gia Việt Nam” là những con rối do Pháp và Mỹ dựng lên để đánh thuê cho chúng chứ chả có cái nào là “quốc gia” đúng nghĩa cả. Đó là đồ dỏm, đồ giả, mà “dỏm” và “giả” thì chỉ có thể gọi là “ngụy”. Vì vậy gọi bọn họ là “ngụy” là cách gọi trung thực nhất, chuẩn xác nhất, đúng bản chất nhất, không có từ nào trong từ điển tiếng Việt chuẩn hơn. Nhân dân ta từ xưa đã gọi VNCH là ngụy, những người đi lính cho VNCH là lính ngụy, và chính họ vẫn thừa nhận họ là lính ngụy. Đây là sự thật rõ ràng không thể chối cãi. Vậy thì vì cớ gì mà một “nhà báo trẻ” sinh sau chiến tranh lại phải “lo lắng” cho hòa bình đến nỗi lại “trách móc” người lớn nói về kẻ địch và ngụy quyền? Nhân dân ta vốn giàu lòng nhân đạo nên sự thật đã không hề có một cuộc trả thù hay tắm máu nào đối với những người đã từng là địch, là ngụy mặc dù trước đó họ đã thực hiện những tội ác tày trời với đồng bào. Bao nhiêu gia đình có con ở hai chiến tuyến sau ngày giải phóng vẫn sống hòa bình yên ổn đến nay.
Chỉ vì chúng ta dùng từ “địch”, “ngụy” mà người trẻ ấy dám láo xược đặt câu hỏi “tự do hay hòa bình là cái gì” ư? Tự do và hòa bình chính là cái đã cho tác giả này thời gian và sự yên ổn khi mà anh ta dùng cái đầu “chỉ để đội mũ” ấy để viết ra những dòng chữ xấc láo này đấy.
Anh ta hỏi ai xứng đáng được tự do ư? Anh ta không hiểu về cái giá của sự tự do, độc lập hôm nay ư? Gần 3 triệu chiến sĩ và đồng bào đã ngã xuống trong cuộc chiến chống Mỹ chưa xứng đáng để thế hệ hôm nay được tự do hay sao? Liệu những thế hệ đi trước đã đổi bao xương máu để có hòa bình tự do như ngày hôm nay có ngậm cười nơi chín suối khi thế hệ con cháu của mình đặt ra câu hỏi như thế này?
Chưa hết, anh ta còn cao giọng “dạy đời” rằng “trẻ con không xứng đáng phải sống với di sản của chiến tranh và chết chóc. Sẽ đến một lúc khi đủ bình tĩnh, những đứa trẻ sẽ đi tìm gương mặt của lịch sử mà chúng muốn hiểu biết, chứ không phải là lớn lên trong những câu chuyện kể của những người lớn đầy chia cắt và phẫn nộ”. Cái gì là di sản của chiến tranh và chết chóc? Những bài học lịch sử chống ngoại xâm đầy oanh liệt của cha ông à? Hay là anh ta ngu xuẩn đến độ không hiểu rằng chính hòa bình – độc lập – tự do ngày hôm nay là “di sản” của một thời “chiến tranh và chết chóc” đó? Có lẽ tác giả này muốn như nhạc sĩ Trần Tiến kêu gào trong chương trình Giai điệu tự hào là “hãy quên hết đi”? Không biết “người làm báo trẻ” này đã từng đến Bảo tàng chứng tích chiến tranh chưa? đã đứng nghiêng mình trước hàng trăm ngàn ngôi mộ tại các nghĩa trang liệt sỹ trải khắp mảnh đất hình chữ S này chưa? đã lặng người khi nhìn những gì mà giặc Mỹ và tay sai đã làm với người dân Việt trong những bức ảnh do chính họ hoặc các nhà báo phương Tây chụp lại (tất nhiên đó chỉ là 1 vài trường hợp được ghi nhận lại trong số hàng triệu nạn nhân như thế)? Nếu chỉ một lần anh ta thực tâm ngẫm nghĩ về những điều đó, anh ta sẽ cảm nhận được sự ngu xuẩn và vô ơn một cách lạ kỳ khi viết ra một bài báo như thế! Còn không thì có lẽ anh ta đã chẳng phải là một con người như đúng nghĩa của nó! Và câu trả lời cho câu hỏi của anh ta chính là những loại người quay lưng với lịch sử như vậy không xứng đáng với tự do.
“Ngày hòa bình, xin đừng gieo thêm nỗi giận buồn nữa…”. Tôi không hiểu ai đã gieo thêm nỗi giận buồn nữa cho anh chàng vậy? Cái điệp khúc “triệu người vui nhưng cũng triệu người buồn” cứ mỗi dịp tháng 4 lại trỗi dậy. Sao không hòa chung vào dòng chảy của lịch sử, của đất nước mà cứ ngồi đó gậm nhấm “nỗi buồn chiến tranh”? Vậy thì ai mới là người mâu thuẫn, ai mới là người chia cắt?
Dẫu sao bài viết cũng có một đoạn nói về “những người đã đến tận châu Âu, châu Mỹ, đã tận hưởng và uống bầu không khí của bình an” nhưng vẫn “sao không để những chuyện buồn cũ lại và giúp con cái mình lớn lên với cảm xúc hòa nhã và bớt đau khổ hơn?”, hay nói trắng ra là một thiểu số cộng đồng người Việt vượt biên ở hải ngoại vẫn ngày đêm ra rả chống cộng và tiếp tục gieo hận thù cho thế hệ F2, F3 của họ. Thế nhưng bao nhiêu này cũng không thể khỏa lấp được cho bạn cái tư tưởng cào bằng lịch sử.
Trở lại với Báo Thanh niên, một tờ báo vốn nổi tiếng vị phó TTK tòa soạn Đỗ Hùng với phát biểu: “Trung Quốc dùng vũ lực chiếm HS là phi pháp. OK. Nhưng liệu VNDCCH dùng vũ lực thống nhất đất nước liệu họ có quyền thừa kế hợp pháp hay không…?”. Báo Thanh niên vốn là một trong những tờ báo tiên phong trong việc dựng dậy cái gọi là “hải chiến Hoàng Sa” những mong rửa mặt, chạy tội cho cái thây ma VNCH. Do đó không lạ gì khi tờ báo này lại tiếp tục đăng những thể loại “ưu tư về hòa bình” như như thế này. Thế nhưng Thanh niên lại rất “khôn lỏi” khi chú thích rằng “Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một người làm báo đang sống và làm việc tại TP.HCM”. Vậy cho nên Thanh Niên cứ vô tư đăng và không có một trách nhiệm gì, vì nó là “góc nhìn” của tác giả chứ không phải của bổn báo. Không lẽ đến một lúc nào đó bọn chúng đăng cả bài kêu gọi lật đổ chính quyền nhân dân thì Thanh Niên cũng cho rằng “Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả” chăng? Một tờ báo mà dễ dàng đăng bài bất chấp đúng sai, phải trái và lấp liếm trốn tránh nghĩa vụ của mình thì thiết nghĩ nên dẹp luôn đám Tổng biên tập, biên tập viên đi chứ để lại làm gì cho tốn cơm!
© Đất Đối Không – Nguyễn Thanh Tùng
Chi tiết:
Cám ơn bạn đã quan tâm đến Leubao.vn!
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố