Khoai@
“Điếm Bút” được trích từ một entry có tên đầy đủ là “Café sáng thứ 7 (#27): Băng hoại đạo đức“ trên trang “Tản mạn và Cảm nhận”. Bài rất hay, Khoai@ trích về đây để bạn đọc tham khảo.
——————
Báo chí lá ngón An-nam, ngày qua ngày, kiếm cơm và làm giàu bằng cách giật tít câu vìu các tin cướp hiếp giết, hở ngực hở mông và các sì-căng-đan về tình ái cũng như đời tư của những “người của công chúng”.
Hầu như ngày nào cũng có vài vụ án cướp hiếp giết được đưa lên, từ báo in đến báo mạng. Vấn đề không phải đưa lên với mục đích cảnh báo răn đe, mà lại chỉ để đánh vào cái thị hiếu khát máu, bạo lực và dâm loạn của phần lớn cần lao An-nam thối tai khai bẹn. Các bạn có thể minh chứng điều này qua nhà thông thái đốc-tờ Gúc.
Và hậu quả tất yếu là reo rắc vào những cái đầu non nớt của những mầm non tương lai của đất nước lẫn những già hói óc phẳng như láng xi-măng với dục vọng đê hèn lấn át đạo đức và lòng tự trọng những sự tò mò, kích động lẫn bản năng thú vật.
Ví dụ chỉ trong 2 ngày, gần chục vụ việc như vậy tràn lan trên báo mạng: Nào là con trai đâm chết cha ở bãi rác, con trai giết mẹ chém anh, 2 con gái đánh và chửi bố, bác họ làm cháu mang bầu 6 tháng, quan hệ bất chính nên chị dâu và em chồng cùng tự tử, cụ bà 75 tuổi bị sát hại trong nhà, cặp đôi lõa thể chết trong nhà nghỉ, sát thủ đẹp trai giết bạn gái vì ghen tuông, bị đâm chết khi ngăn cản va chạm, học sinh lớp 8 đấm chết bạn, nữ sinh đánh hội đồng và lột áo đối thủ,…
Mặc dù không muốn quy chụp, nhưng rõ ràng có một sự ảnh hưởng ghê gớm đến suy nghĩ và hành động của lớp trẻ và những kẻ thiếu nhân cách từ những “bản tin đen” trên báo chí lá ngón.
Một trong những nhiệm vụ của báo chí cách mạng là tích cực đấu tranh, góp phần ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các tiêu cực và tệ nạn xã hội, phục vụ mục tiêu ổn định để phát triển xã hội. Thế nhưng chỉ cần không chạm vào các “vùng cấm” là báo chí lá ngón xứ An-nam mặc sức tung hoành, kiếm những đồng tiền bẩn thỉu trên sự suy thoái đạo đức xã hội.
Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo có lẽ chỉ giản đơn như ý kiến của nhà báo Trần Quang “xử sự đúng đắn để ngăn ngừa những hành vi không đúng đắn”. Thế nhưng hiện nay, có bao nhiêu phóng viên, nhà báo đã “xử sự đúng đắn”? Và có bao nhiêu “hành vi không đúng đắn” được hình thành từ những bài báo “đen”?
Trong một xã hội mà thước đo giá trị của con người được quy bằng vật chất thì đạo đức nghề nghiệp là một điều quá xa xỉ. Bởi vì, người có lòng tự trọng bản thân và tự trọng nghề nghiệp không thể bán rẻ đạo đức và lương tâm để xây dựng giá trị bản thân trong xã hội. Và xã hội lại “cực kỳ hiếm” những người xem thường các giá trị vật chất và danh vọng.
Xã hội bất ổn, các giá trị đạo đức bị đảo ngược chắc chắn có sự đóng góp không nhỏ của những kẻ mang trong mình dục vọng thấp hèn dưới tấm áo khoác nghề nghiệp mỹ miều là phóng viên, nhà báo.
Thế mới nói, khốn nạn nhất trong tất cả các loại điếm là điếm bút.
———————-
Tham khảo tại đây.
Tin cùng chuyên mục:
Nguyễn Xuân Diện và sự thật lịch sử về Hải chiến Hoàng sa
Con trai ông Trump nói Tổng thống Zelensky nài nỉ được mời đến buổi lễ nhậm chức
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA