CAVE KỂ CHUYỆN – TS PHẠM CHÍ DŨNG NÓI VỀ CÁCH MẠNG UKRAINE

Người xem: 88

Cuteo@: Tên gốc của bài là “Tiến sĩ vừa viết vừa phịa”!

Đọc xong bài này trên Lều Báo, mình vội kiểm chứng ngay. Hóa ra TS Phạm Chí Dũng chỉ là tay háo danh và bịa chuyện. Từ câu chuyện này mình liên tưởng đến lối kể chuyện của các ả cave, hay lối trình bày của các con nghiện – Không có chút nào đáng tin.

Xin bê bài của Lều Báo về đây hầu anh em.
————————

Trong bài viết “Cách mạng Ukraine và kịch bản VN” đăng trên BBC ngày 4/3/2014, ông Phạm Chí Dũng, người thường tự xưng là tiến sĩ kinh tế, nhà báo tự do, chuyên gia bình luận thời sự chính trị, đã bình luận về tình hình Ukraine và Việt Nam.

Mở đầu bài báo, ông PCD liên tưởng cuộc khủng hoảng Ukraine đến Việt Nam: “Tháng 2 năm 2014. Người dân Việt lại đau đáu với câu hỏi: kịch bản và số phận nền chính trị Việt Nam sẽ ra sao sau sự biến Ukraine?”. Tôi không nghĩ người dân Việt Nam lại đau đáu suy nghĩ về nền chính trị nước mình do khủng hoảng ở Ukraine đến như vậy. Ukraine đã trải qua mấy cuộc cách mạng cam rồi, có thêm mấy cuộc nữa cũng chẳng ảnh hưởng gì đến nền chính trị Việt Nam. Ngay câu mở đầu ông tiến sĩ đã phịa rồi.

Sang ngay câu tiếp theo thì thấy ông này ngu, PCD tiếp tục đặt câu hỏi: “Nếu lịch sử tái hiện, liệu “Mùa xuân Ukraine” có tràn sang Belarus của Lukashenko và nước Nga của Putin hay không?”. Nhờ “mùa xuân Ukraine” mà đến lúc này có thể khẳng định nước Nga đã xử lý xong số phận Ukraine, được thêm lãnh thổ có địa chính trị quan trọng như vậy là một canh bạc giá hời với Putin.

Sang câu thứ ba thì ông tiến sĩ mơ có “mùa xuân” ở khu vực Đông Dương, TS khẳng định “Mong nguyện nở hoa đó là có thật”. Các nước có “mùa xuân” thì nhân dân ở đó không chìm trong chiến tranh thì cũng khổ sở về kinh tế, chính trị. Mong nước mình cũng thế thì có phải là thằng phản dân hại nước hay không ? Trong bài viết, Phạm Chí Dũng còn nói rằng Yanukovych là chế độ độc tài !? Yanukovych đã chiến thắng phe “mùa xuân” bằng một cuộc bầu cử mà cả Mỹ và Châu Âu phải thừa nhận công bằng, còn phe lãnh đạo hiện nay thì lật Yanukovych bằng một cuộc đảo chính bạo lực !? Phe nào mới là độc tài ?

Đấy là 03 câu mở đầu một bài viết bình luận chính trị của một tiến sĩ kinh tế ! Tiếp theo là một loạt bình luận chủ quan và bịa đặt mà Dũng tự tưởng tượng ra.

– Người dân Hà Nội còn kháo tin về một làn sóng quan chức thủ đô vội vã gom góp của nả để bay ra nước ngoài khi cái tin Yanukovych bị lật đổ được chính thức xác nhận. Tin này do PCD tự kháo ra thì đúng hơn. Người dân Sài Gòn cũng kháo tin rằng các quan chức đã cười bể bụng khi đọc tin này.

– Người ta cũng không quên câu chuyện ít nhất vài quan chức nào đó đã bị lên huyết áp đến mức phải cấp tốc nhập viện khi lệnh truy nã Yanukovych được chính phủ mới ở Ukraine ban hành. Quan chức nào sao không thấy các nhà dân chủ hả hê đưa lên mạng nhỉ ?

– Vào đầu năm 2014, hoạt động tái nhận thức như vậy càng trở nên âm ỉ và xung đột trong đầy rẫy hoang mang, càng khiến mỗi công an viên thêm bất an và tự suy ngẫm về đường công danh, mối tư lợi hay số phận bất trắc đính kèm của anh ta, chính vào lúc xảy ra ra cái chết cực kỳ bất bình thường ngay trong nội bộ ngành: Thượng tướng, thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ. Tiến sĩ PCD nắm được tâm tư cả ngành công an nữa đấy !

Tiến sĩ giỏi bịa đặt như vậy thì cũng nên hỏi bằng tiến sĩ ông Phạm Chí Dũng có được bằng cách nào? Ở VN bây giờ ai cũng biết tiến sĩ giấy đầy rẫy và không loại trừ PCD, người từng ăn lương nhà nước cũng xoay được một tờ giấy như thế.

Ảnh: Người dân Crimea biểu tình đòi sát nhập vào Nga.

Nếu bình luận về tình hình Ukraina hiện nay thì không cần phải nói nhiều, chỉ cần đọc bài viết “Bài học từ Ukraina” đăng trên báo Lao động ngày 17/03/2014 của TS Nguyễn Sĩ Dũng là có thể hiểu gốc rễ của vấn đề:

“Ukraina là một đất nước nằm kẹt giữa Nga và Châu Âu. Hơn thế nữa, một nửa dân số ở phía tây của đất nước thì muốn theo phương Tây mà không theo Nga; một nửa dân số ở phía đông của đất nước thì muốn theo Nga mà không theo phương Tây.

Với một vị trí địa chính trị như vậy, với một cộng đồng dân cư theo đuổi các giá trị khác nhau như vậy, lựa chọn duy nhất đúng cho Ukraina là quy chế trung lập. Ukraina sẽ bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ và cuộc sống hòa bình, thịnh vượng cho nhân dân, nếu không cố gắng liên minh với bất cứ một bên nào cả. Một lựa chọn khác có độ rủi ro cao hơn, nhưng vẫn đúng đắn hơn là làm cầu nối giữa Nga với Châu Âu và Châu Âu với Nga. Ukraina có thể tạo điều kiện cho sự trao đổi, hợp tác giữa Nga với Châu Âu và Châu Âu với Nga. Ukraina cũng có thể làm trung gian cho cả hai bên trong quá trình giao lưu và hội nhập.

Rất tiếc, có vẻ như những lựa chọn nói trên đã không được các nhà lãnh đạo của Ukraina quan tâm. Thực tế, một số nhà lãnh đạo đã lựa chọn việc liên minh với phương Tây. Một số nhà lãnh đạo khác lại chọn việc liên minh với Nga và thực tế là đất nước đang bị đẩy vào một cuộc khủng hoảng hết sức trầm trọng. Nguy cơ của nội chiến, của việc bị nước ngoài can thiệp treo lơ lửng ở trên đầu. Một sự lựa chọn đúng đắn có thể biến những thách thức của vị trí địa chính trị trở thành cơ hội. Ngược lại, một sự lựa chọn sai lầm có thể biến những cơ hội của vị trí địa chính trị trở thành thách thức… và nhiều khi là thách thức khôn cùng. Trên đây là bài học mà người Ukraina đã trả giá thay cho các dân tộc khác, trong đó có dân tộc chúng ta”.

Bài viết của TS Nguyễn Sĩ Dũng trên một tờ báo quốc doanh rất thẳng thắn, sâu sắc và không ngại cảnh báo bài học cho Việt Nam.

Hai tiến sĩ cùng tên Dũng, người bình luận trên cái gọi là báo chí tự do BBC, RFA thì dài dòng, bịa đặt; người bình trên báo quốc doanh thì ngắn gọn nhưng đáng suy ngẫm. Ai là tiến sĩ giả, ai viết báo để lấy tiền ?

© Vương Văn Long
Thao Nguyen Cao tre.trithuc@gmail.com

Cám ơn bạn đã quan tâm đến Leubao.vn! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *