Cuteo@
Theo thông tin từ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an, ông Phạm Trung Cang đã có mặt ở Việt Nam theo đúng yêu cầu triệu tập của cơ quan tố tụng để phục vụ việc điều tra liên quan đến vụ bầu Kiên.
Theo thông tin từ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an, ông Phạm Trung Cang đã có mặt ở Việt Nam theo đúng yêu cầu triệu tập của cơ quan tố tụng để phục vụ việc điều tra liên quan đến vụ bầu Kiên.
Ông Phạm Trung Cang đã có Bản giải trình việc xuất cảnh gửi đến VKSND Tối cao để giải trình về lí do đã rời khỏi Việt Nam vào cuối tháng 12/2013 và tại thời điểm hiện tại vẫn không có mặt tại Việt Nam.
Trước đó, đã có những dư luận cho rằng, ông đã được “ông anh” mật báo và ông đã tháo chạy ra nước ngoài. Nay ông từ Mỹ trở về, những đoàn đoán về ông đã phần nào được giải đáp.
Theo những thông tin được đăng tải trên trang Một Thế Giới, thông qua Bản Giải trình, ông Cang khẳng định việc xuất cảnh của mình là hoàn toàn hợp pháp. Bởi các lí do sau đây:
Ngày 18/09/2012, tôi đã bị Cơ quan điều tra Bộ Công An khởi tố bị can liên quan đến hoạt động của TT HĐQT ACB.
Ngày 12/12/2013, tôi nhận được Quyết định Đình chỉ vụ án số 02/QĐ-VKSTC.VI của VKSND Tối cao đối với cá nhân tôi (Phạm Trung Cang) phục hồi đầy đủ quyền công dân cho tôi.
Tôi đã liên hệ Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh thì được biết lệnh cấm xuất cảnh của tôi đã được Bộ Công An giải tòa từ tháng 10/2013.
Do đó, tôi đã lên kế hoạch đi thăm gia đình ở Mỹ và đã mua vé máy bay đi từ Việt Nam ngày 24/12/2013 và về lại Việt Nam ngày 25/1/2014 (về đến Việt Nam ngày 27/1/2014).
Bản Giải trình của ông Phạm Trung Cang |
Trong Bản Giải trình, ông Cang cũng khẳng định trong thời gian mình ở Mỹ, gia đình ông có nhận được Giấy triệu tập của cơ quan CSĐT và của VKSNDTC. Và trong thời gian chưa về nước, để giúp ông bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, luật sư Lê Minh Tâm là người được lựa chọn, thay mặt ông làm việc với các cơ quan chức năng.
Trước đó, TAND TP Hà Nội đã ra quyết định số 02/HSST-QĐ để trả lại hồ sơ vụ án gây thiệt hại kinh tế lớn xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Ngân hàng ACB) dobầu Kiên “cầm đầu”.
Theo đúng quy trình tố tụng, hồ sơ vụ án bầu Kiên đã được trả về VKSND TP.Hà Nội để chuyển tới VKSND Tối cao để tiến hành điều tra bổ sung một số tình tiết liên quan tới việc xác định tính chất, mức độ hành vi vi phạm của các bị can và một số người liên quan khác.
Tại Quyết đinh số 02/HSST-QĐ của TAND TP.HN đã đưa ra yêu cầu làm rõ vai trò đồng phạm của ông Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn. Theo đó, Tòa xác định ông Phạm Trung Cang đã vi phạm Quyết định 16/2008/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về cơ chế điều hành lãi suất và Luật các Tổ chức tín dụng.
Trước đó, trong phiên họp HĐQT để ra chủ trương dùng tiền huy động để ủy thác cho nhân viên và các công ty gửi tiền VND cùng USD vào một số tổ chức tín dụng, ông Cang đã ký vào biên bản họp này. Hành vi của ông Cang đã phạm vào tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Được biết, vào ngày 20/9/2012, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (gọi tắt là Cục Cảnh sát kinh tế, mật hiệu C46 – Tổng cục VI – Bộ Công an) đã có văn bản đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh (A72) Bộ Công an thực hiện lệnh cấm xuất cảnh đối với ông Phạm Trung Cang – người đang có quyết định khởi tố bị cáo về tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên, ngày 7/10/2013, lệnh cấm xuất cảnh đối với ông Cang được gỡ bỏ. Ngày 12/12/2013, Viện KSND tối cao đã có quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang. Và sau đó, vào ngày 24/12/2013, ông Cang đã xuất cảnh khỏi Việt Nam qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM).
Mới đây, VKSND Tối cao cũng vừa ra quyết định phục hồi điều tra đối với ông Phạm Trung Cang, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB về hành vi “cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bài tổng hợp từ net
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố