LâmTrực@
Không thể tưởng tượng nổi một người làm đến Phó Tổng thư ký báo Thanh niên Online lại có giọng điệu của một kẻ ngược đường như thế này. Tôi đã đọc và kiểm chứng bài “Lều Báo” và cảm thấy rất bức xúc.
Ông Đỗ Hùng không thể xứng đáng với vai trò là Phó Tổng thư ký Báo Thanh Niên Online
Đề nghị Báo Thanh Niên Online nhanh chóng trả lời công luận về vụ việc này.
Ông Đỗ Hùng nếu còn là người Việt Nam, hãy tỏ ra có học khi đưa ý kiến cá nhân của mình lên mạng xã hội.
Bài gốc: Lều báo
Trên trang Facebook của Đỗ Hùng – Phó tổng thư ký Báo Thanh niên Online có đăng một trạng thái như sau:
Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa là phi pháp. OK.
Nhưng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa dùng vũ lực để thống nhất đất nước, liệu họ có đủ tư cách kế thừa chủ quyền hợp pháp tại Hoàng Sa?
Là một Phó tổng thư ký của một tờ báo, ít nhất Đỗ Hùng có một trình độ, một khả năng nhất định để có thể “leo” vào vị trí đó. Với vị trí của mình Đỗ Hùng thừa điều kiện để tiếp xúc với những thông tin nhiều chiều, từ đó có thể nhận thức rõ được sự thật về cuộc chiến tranh Việt Nam.
Luận điệu “dùng vũ lực để thống nhất đất nước” thực tế chính là những giọng điệu kêu gào “ngày mất nước”, “Việt Cộng xâm lăng cưỡng chiếm miền Nam” v..v… của những kẻ chống cộng cực đoan, những kẻ phục vụ dưới chế độ cũ đã cuống cuồng bỏ chạy trong ngày thống nhất đất nước, nhằm che dấu đi nỗi nhục của những người bại trận. Phải hiểu rằng miền Nam là một phần đất của Việt Nam do công ơn Nam tiến mở mang bờ cõi của tổ tiên trong quá khứ. Người Việt Nam “xâm lăng, đánh chiếm” chính quốc gia của mình? Đây là một luận điệu vừa ngu xuẩn vừa lố bịch. Cuộc chiến tranh Việt Nam thực chất là cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam chống giặc ngoại xâm và bè lũ tay sai bán nước. Vậy mà một người như Đỗ Hùng lại có thể phát ngôn với những câu nói như vậy.
Trong chương tám, tài liệu “Quân đội Mỹ và cuộc chiến tranh không quy ước” của tác giả John M. Gates “The U.S. Army and Irregular warfare” có đoạn viết:
The war in Vietnam was not a war of aggression by the North against the South, nor was it ever a purely conventional war. From start to finish, the Vietnam War was a people’s war, and the communists won because they had, as one American general who served in Vietnam observed
Dịch là: Cuộc chiến Việt Nam không phải là một cuộc xâm lăng của miền Bắc chống miền Nam, cũng chưa bao giờ là cuộc chiến thuần túy theo quy ước. Từ đầu tới cuối, cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến của nhân dân, và Cộng sản thắng, như một Tướng Mỹ đã từng phục vụ ở Việt Nam đã nhận định
Còn tài liệu của Lầu Năm Góc (The Pentagons Papers)
American Intelligence estimates during the 1950s show, The Pentagon account says, that the war began largely as a rebellion in the South against the increasingly oppressive and corrupt regime of Ngo Dinh Diem.
“Most of those who took up arms were South Vietnamese and the causes for which they fought were by no means contrived in North Vietnam,” the Pentagon account says of the years from 1956 to 1959, when the insurgency began.
There is only sparse evidence that North Vietnam was directing, or was capable of directing, that violence (Last quarter of 1957: 75 local assassinated or kidnapped. On October 22, 1957, 13 Americans were wounded in three bombings in Saigon)
From 1954 to 1958 North Vietnam concentrated on its internal development, apparently hoping to achieve reunification either through the election provided for in the Geneva settlement or through the natural collapse of the weak Diem regime. The Communist left behind a skeletal apparatus in the South when they regrouped to North Vietnam in 1954 after the war with the French ended, but the cadre members were ordered to engage only in “political struggle.”
Tài liệu Lầu Năm Góc nói: tình báo Mỹ ước tính trong thập niên 1950 là chiến tranh phát khởi phần lớn là do sự nổi dậy ở miền Nam để chống chế độ tham nhũng và càng ngày càng đàn áp dân chúng của Ngô Đình Diệm .
Tài liệu Lầu Năm Góc nói về những năm 1956-1959, khi mà cuộc nổi dậy bắt đầu, hầu hết những người đứng lên cầm vũ khí là những người Việt miền Nam và những nguyên nhân họ chiến đấu không có cách nào có thể bảo đó là do kế hoạch tính toán trước ở Bắc Việt.
Chỉ có rất ít bằng chứng là Bắc Việt đã chỉ đạo, hoặc có khả năng để chỉ đạo, những sự bạo động ở miền Nam (3 tháng cuối 1957: 75 viên chức địa phương bị ám sát. Ngày 22 tháng 10, 1957, 13 người Mỹ bị thương trong 3 cuộc nổ bom ở Saigon)
Từ năm 1954 đến năm 1958 Bắc Việt tập trung vào sự phát triển nội bộ, hiển nhiên là hi vọng vào một cuộc thống nhất đất nước hoặc qua cuộc bầu cử theo như Hiệp Định Genève hoặc là kết quả của sự sụp đổ đương nhiên của chế độ Diệm yếu ớt. Cộng sản để lại ở miền Nam một bộ phận nòng cốt khi họ đi tập kết ra Bắc năm 1954 sau cuộc chiến với Pháp chấm dứt,nhưng những cán bộ được lệnh chỉ được “tranh đấu chính trị” [để sửa soạn kiếm phiếu trong cuộc bầu cử mà Bắc Việt hi vọng, và điều này không vi phạm hiệp định Genève]
Chỉ với những trích dẫn như trên đã chứng minh cho sự ngu xuẩn của những kẻ có những suy nghĩ thiển cận, đi ngược lại với lợi ích và mong muốn của đại đa số nhân dân Việt Nam.
Sẽ không có gì là ngạc nhiên với những kiểu suy nghĩ của những người như “lều báo Đỗ Hùng” nên có thể tạo ra được những loạt bài về Hải chiến Hoàng Sa được đăng trên Thanh Niên Online. Một dạng phóng sự xuyên tạc lịch sử, dựa vào những tài liệu tâm lý chiến của chế độ cũ, dựa vào những lời tường thuật mơ hồ của một số nhân chứng để tôn vinh những kẻ trốn tránh trách nhiệm, phản bội đồng đội, thậm chí “cố tình bắn lạc” để tiêu diệt đồng đội nhằm che dấu tội ác dâng quần đảo Hoàng Sa – Việt Nam cho Trung Quốc. Xuyên tạc lịch sử, đánh tráo khái niệm là tội ác không chỉ của ngày hôm nay mà còn về sau.
Lấy vỏ bọc nghề nghiệp để che dấu toan tính ma quỷ của mình thì đó là ác nghiệp. Cây kim trong bọc lâu ngày cũng sẽ lòi ra. Vậy thôi.
Nguồn: Dọc Bằng Đòn Gánh
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố