Liên quan đến chủ đề “phụ nữ có thể phạm tội hiếp dâm hay không”, Khoai@ post entry này để anh em thảo luận. Đây là vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam và chưa có án lệ.
Gần đây nhiều luật gia của Việt Nam và một số thẩm phán của TANDTC thể hiện các quan điểm khác nhau liên quan đến việc TAND tỉnh Quảng Bình sẽ xử lý như thế nào đối với vụ án “Hiếp dâm người nam giới đã chuyển đổi giới tính”.
Khái quát sự việc vụ án cho thấy: vào đêm ngày 07/4/2010, Nguyễn Văn Tính và những người bạn của anh ta (tất cả đều là nam giới đã thực hiện hành vi hiếp một phụ nữ tên là Y (tên nạn nhân đã thay đổi). Nguyễn Văn Tính và đồng bọn đã bị cơ quan điều tra tỉnh Quảng Bình xét hỏi. Tính và đồng bọn đã thừa nhận hành vi hiếp chị Y. Tuy nhiên, sau một thời gian điều tra Công an tỉnh Quảng Bình đã thông báo chị Y không thực sự là phụ nữ bởi vì chị Y có chứng minh thư ghi giới tính “nam giới”.
Chị Y trước đây là nam giới. Nhưng Y đã tự nhận thấy có giới tính nữ nên đã quyết định phẫu thuật để chuyển đổi giới tính. Mặc dù có ngoại hình là nữ giới, nhưng hiện nay Y vẫn có Giấy chứng minh thư với giới tính xác định là nam giới. Vụ án đã gây tranh cãi, liệu Cơ quan điều tra tỉnh Quảng Bình có quyết định khởi tố vụ án không. Và khi vụ án được đưa ra xét xử thì TAND tỉnh Quảng Bình sẽ xử lý như thế nào.
Thực tiễn pháp luật ở Việt Nam chưa từng có vụ việc “hiếp dâm người chuyển giới” như vụ án ở Quảng Bình. Cơ quan điều tra Công an tỉnh Quảng Bình quyết định đình chỉ điều tra vụ án vì lý do nạn nhân của tội Hiếp dâm (theo điều 111- Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999) theo quan niệm phải là nữ giới. Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình vẫn chưa xét xử vụ án này bởi quá trình tố tụng của vụ án đã bị đình chỉ.
Vụ án này đã làm phát sinh tranh luận về cách hiểu Điều 111, Bộ luật Hình sự năm 1999 với nhiều cách khác nhau. Trong vụ án này, giả sử TAND tỉnh Quảng Bình xét xử Nguyễn Văn Tính và đồng bọn và Toà ra quyết định họ phạm tội “hiếp dâm” theo Điều 111, Bộ luật Hình sự năm 1999, thì vụ án này được coi là một án lệ điển hình trong luật hình sự Việt Nam liên quan đến tội phạm hiếp dâm. Bởi vì cho đến nay chưa có Toà án nào của Việt Nam xử lý vụ án hiếp dâm mà nạn nhân là người chuyển đổi giới tính. Giả sử vụ án được xét lại bởi Hội đồng thẩm phán hay Toà phúc thẩm của TANDTC. Nếu TANDTC khẳng định trong quyết định của mình là TAND tỉnh Quảng Bình áp dụng đúng Điều 111. Bộ luật Hình sự năm 1999, thì trường hợp này TANDTC đã khẳng định án lệ của Toà án cấp dưới.
Nếu án lệ này xảy ra trong thực tiễn, thì Quốc hội sẽ không cần phải sửa đổi Điều 111 của Bộ luật Hình sự năm 1999 để quy định cả nam giới và nữ giới đều có thể là nạn nhân của tội “hiếp dâm”.
————————–
Nội dung của bài được trích từ cuốn sách “Lý luận và thực tiễn về án lệ trong hệ thống pháp luật của các nước Anh, Mỹ Pháp, Đức và những kiến nghị đối với Việt Nam” của TS Nguyễn Văn Nam và các báo mạng mô tả sự vụ.
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố