Có thể nói gần đây đã có không ít kẻ lợi dụng quyền tự do, dân chủ để viết những bài báo thỏa mãn cái tôi cá nhân của mình. Nhưng có một điều lạ là rất ít kẻ có hành vi như vậy bị xử lý bằng pháp luật. Trong một chừng mực nào đó, chúng ta đang nhu nhược với loại người này.
Trong những năm gần đây, có một số người đã lập blog, viết bài vu cáo, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, xâm phạm đời tư công dân, xúc phạm nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thậm chí cả các bậc tiền bối.
Thấy vậy một số thế lực thù địch ở phương Tây vội vàng “thổi” lên và gọi đó là những người bất đồng chính kiến, rồi ra sức bảo vệ. Mỗi khi có kẻ nào bị pháp luật xử lý, lập tức một số nước phương Tây nhao nhao lên bảo vệ và đòi Việt Nam phải trả tự do hoặc có những hành động can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam. Gần đây nhất, Trương Duy Nhất, từng là phóng viên Báo Đại Đoàn Kết lập blog cá nhân và viết đến 1.000 bài ký tên Trương Duy Nhất, trong đó đã xuyên tạc một cách trắng trợn về tình hình chính trị, kinh tế xã hội và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Không những vậy, Trương Duy Nhất còn có những bài viết bôi nhọ các cá nhân, tập thể, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức. Nhiều bài viết đặt tít cực kỳ độc địa như kiểu “Kinh tế tụt dốc, bấn loạn nát bươm”. Không dừng ở đó, Trương Duy Nhất còn bịa đặt ra nhiều bài viết bôi nhọ nhiều tổ chức, cá nhân, thậm chí cho mình cái quyền được bình luận, đánh giá người khác bằng những quan điểm phiến diện của cá nhân.
Khi bày tỏ quan điểm về vấn đề gì đó thì rõ ràng đó là quan điểm cá nhân, nhưng “bày tỏ quan điểm” khác với kiểu chửi bới cho sướng miệng hoặc nhằm mục đích hạ uy tín của người khác. Vụ án Trương Duy Nhất cũng là một bài học cảnh tỉnh cho một số người hiện nay đang dùng blog để xuyên tạc chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ.
Tất nhiên là với những loại bài viết như thế này, Trương Duy Nhất đã được một số nhóm phản động lưu vong và các thế lực thù địch ở nước ngoài tung hô nhiệt liệt. Các cơ quan chức năng đã nhắc nhở nhiều lần nhưng Trương Duy Nhất vẫn chứng nào tật nấy. Cuối cùng, cơ quan bảo vệ pháp luật đã phải khởi tố, bắt giam Trương Duy Nhất với tội danh Lợi dụng quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Trương Duy Nhất sẽ được đưa ra xét xử trong nay mai.
Có thể nói gần đây đã có không ít kẻ lợi dụng quyền tự do, dân chủ để viết những bài báo thỏa mãn cái tôi cá nhân của mình. Nhưng có một điều lạ là rất ít kẻ có hành vi như vậy bị xử lý bằng pháp luật. Trong một chừng mực nào đó, chúng ta đang nhu nhược với loại người này.
Thực tế, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986 đến nay, chưa có người nào vì bất đồng chính kiến mà bị pháp luật xử lý. Tất cả những người bị xử lý đều có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, không ít kẻ đã nhận tiền từ các tổ chức phản động nước ngoài, không ít kẻ mưu đồ thành lập tổ chức để phá hoại công cuộc xây dựng đất nước. Các thế lực thù địch phương Tây nhiều khi chỉ thí cho một ít tiền thì những người này đã sẵn sàng hung hăng lập tổ chức, lập diễn đàn với âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng đất nước. Cũng đã có những người bị “suỵt chó bụi rậm”, trót nhận tiền bạc của chúng nên mới phải gồng mình lên để có những bài viết theo yêu cầu.
Trong một chừng mực nào đó, pháp luật của chúng ta quá nương nhẹ với những loại người này. Một công dân nếu đến trụ sở cơ quan công quyền lăng mạ, chửi bới thì có thể bị bắt giữ, bị xử lý hành chính ngay lập tức… Nhưng một kẻ lập blog cá nhân, chửi bới bạt mạng, xúc phạm hết người này đến người khác, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bịa đặt, vu khống cho các tập thể và cá nhân thì lại nói là “bất đồng chính kiến”.
Có một sự thật là Việt Nam chưa “quen” với văn hóa… “kiện”. Lẽ ra với những kẻ đã xúc phạm tới tập thể và cá nhân, chủ thể đó phải khởi kiện và Tòa án sẽ là cơ quan phán xét… Nhưng ở Việt Nam, hầu như không có vụ kiện nào kiểu như thế này.
Một điều nữa là khi gặp những trường hợp như thế này, các tập thể, cá nhân hay có lối “dĩ hòa vi quý”, không dám đấu tranh trực diện. Trên thực tế, có không ít người khoái trá, thậm chí quảng bá cho những kẻ như Trương Duy Nhất.
Người viết bài này cũng đã từng gặp gỡ không ít những đối tượng cơ hội chính trị – những kẻ đã ăn tiền của các nhóm phản động lưu vong, mưu đồ lập tổ chức hoặc có những hành vi vi phạm pháp luật, phá hoại an ninh quốc gia. Quả thật, không ít những kẻ trong số này đáng được gọi là những kẻ “tâm thần chính trị”. Có một điều lạ lùng ở những người này là sự huyễn hoặc, ảo tưởng và luôn nghĩ mình là nhất, ý kiến của mình là sáng suốt nhất và tất cả những ai không đồng tình với quan điểm của mình đều là những người mù quáng. Những kẻ này đã biết cách lợi dụng triệt để những yếu kém, sai lầm trong quản lý kinh tế, những bất cập trong cơ chế, chính sách, những vấn đề tiêu cực trong xã hội… Chúng tập hợp lại, rồi nhào nặn theo ý muốn.
Đáng tiếc là báo chí chúng ta bấy lâu nay hầu như không mạnh tay đấu tranh với những kẻ như này. Báo chí có thể lên án hết sức mạnh mẽ những hiện tượng tham nhũng, tiêu cực, những sự vi phạm dân chủ hoặc lao vào các vụ án, nhưng với những kẻ dùng ngòi bút chống lại chế độ, chống lại đất nước, chính các cơ quan báo chí nhiều khi lại né tránh, ngại đụng chạm. Đây là một điều không bình thường.
Vậy nên những người cầm bút khi viết gì, trước hết hãy nghĩ đến trách nhiệm công dân.
Theo NĂNG LƯỢNG MỚI
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố