Lại đe dọa khai hỏa – Mất dậy

Người xem: 273

PetroTimes – Dư luận đang quan tâm tới chuyến công du 3 quốc gia châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) của Phó tổng thống Mỹ Joe Biden trong tháng 12 bởi đây được coi là động thái nhằm nhấn mạnh sự coi trọng của Washington đối với khu vực này. Ngoài ra, cuộc hội đàm giữa các quan chức ngoại giao cấp cao của Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc tại thủ đô Seoul hôm 7/11 cũng được dư luận trong khu vực chú ý. Bởi cuộc hội đàm diễn ra trong bối cảnh vẫn đang tồn tại những căng thẳng giữa Nhật Bản với Trung Quốc và giữa Tokyo với Seoul xung quanh chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và quần đảo Takeshima/Dokdo.

Trung Quốc muốn “duy ngã độc tôn”

Ngày 5/11, Tân Hoa xã đăng bài phỏng vấn Đại tá Đỗ Văn Long về sức mạnh của Không quân Trung Quốc trong tham vọng độc chiếm Biển Đông. Theo ông Đỗ Văn Long – Không quân Trung Quốc có thể khống chế mục tiêu trong phạm vi rộng trên Biển Đông với năng lực tác chiến không đối không mạnh bằng việc kết hợp của các chiến đấu cơ J-10, J-11, J-16 và máy bay cảnh báo K-2000, K-200 cùng hệ thống vũ khí khác. Đại tá Đỗ Văn Long cho rằng, J-16 là pháo đài bay của quân đội Trung Quốc, có thể tấn công các mục tiêu trên không, mặt biển và mặt đất, do đó sẽ đóng vai trò hạt nhân trong việc kiểm soát bầu trời và mặt biển ở Biển Đông!

Cũng trong ngày 5/11, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, sau khi làm Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe đã hành động đến mức “thấy lợi mất khôn”, thậm chí không thể quay đầu được nữa. Sở dĩ như vậy vì một phần Mỹ đang tích cực thúc đẩy thực hiện “tái cân bằng Châu Á – Thái Bình Dương”, đặc biệt thiên vị Nhật Bản trong vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ngày 4/11, tờ Thời báo Hoàn Cầu đăng bài phân tích của Trung tướng, nguyên Phó tư lệnh quân khu Nam Kinh Vương Hồng Quang khi ông này cho rằng, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong tầm khống chế của quân đội Trung Quốc.

Trung Quốc phô diễn tàu ngầm, dọa Mỹ, răn đe láng giềng
Theo ông Vương Hồng Quang thì cục diện hiện nay đang trong tình trạng căng thẳng, tiềm ẩn nguy cơ xung đột nhưng Trung Quốc không chủ động leo thang hay gây hấn. Tuy nhiên, việc Nhật Bản cân nhắc khả năng bắn hạ UAV của Trung Quốc nếu xâm nhập không phận nước này được ông Vương Hồng Quang coi là hành động “đổ thêm dầu vào lửa và ngọn lửa đó sẽ thiêu chết kẻ đổ dầu”. Theo ông Vương Hồng Quang, sở dĩ Nhật Bản lớn tiếng ở biển Hoa Đông là bởi có Mỹ đứng sau chống lưng.


Theo Tạp chí “Tham khảo nước ngoài” số tháng 11/2013, quân đội Trung Quốc (PLA) sẽ hợp nhất Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Trang bị và khi đó PLA sẽ chỉ còn Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị và Tổng cục Hậu cần. Trong khi đó, ông Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc đã chỉ thị cho các lực lượng tham gia tập trận (diễn ra từ 24/10 đến 1/11) phải bám sát thực chiến ở mức độ cao nhất, đề ra các tình huống sát thực tế và kiểm tra tính năng, hiệu quả tối đa các loại vũ khí mới của Hải quân Trung Quốc. Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho rằng, trong khi mở rộng phạm vi hoạt động trên thế giới, Trung Quốc đã thể hiện một sự miễn cưỡng trong việc chính thức liên minh với các nước khác, thay vào đó là quản lý những mối quan hệ đối ngoại thông qua “thỏa thuận hợp tác”, một công cụ ngoại giao mang các ưu và nhược điểm của riêng mình. Theo đó “thỏa thuận hợp tác” đã được Trung Quốc áp dụng với 54/172 quốc gia Bắc Kinh có quan hệ ngoại giao chính thức.

Máy bay săn ngầm S-2T Đài Loan dự định tặng Philippines
Theo giới quân sự, để chiếm đảo, Trung Quốc có thể điều 400-500 máy bay tác chiến, ít nhất 20 tàu ngầm diesel và 3 tàu ngầm hạt nhân cùng tàu tên lửa và tàu khu trục tên lửa. Và để đối phó với Trung Quốc, Nhật Bản có thể sử dụng khoảng 150 máy bay tiêm kích, 10 tàu ngầm diesel, 5/10 tàu khu trục tên lửa và tàu hộ vệ. Mặc dù Nhật Bản không bằng 1/10 Trung Quốc về số lượng, nhưng Tokyo có thể dựa vào sự hỗ trợ của Washinghton. Giáo sư về quốc phòng và an ninh của Đại học Obirin ở Tokyo Akira Kato nhận định, Trung – Nhật dường như đang đẩy mình vào chân tường, nếu không có kênh đối thoại ngoại giao thì mọi việc sẽ trở nên tồi tệ hơn. Theo ông Akira Kato, Trung Quốc dường như sẽ không hạ giọng và căng thẳng sẽ còn tăng cao, do đó đối với Tokyo, mối quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ sẽ là một dự phòng và tới khi đó sẽ kiểm chứng xem hiệp ước đồng minh có phát huy tác dụng hay không.

Tokyo không muốn Bắc Kinh chỉ đạo

Theo tờ Học giả Ngoại giao Nhật Bản, mục đích của cuộc diễn tập quy mô lớn (từ 1 đến 18/11) là nhằm ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc xâm phạm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Giới quân sự coi việc điều động 15% tổng binh lực của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (34.000 quân) tham gia diễn tập quân sự đoạt đảo quy mô lớn là nhằm gửi đi 2 thông điệp. Thứ nhất, cho dù Trung Quốc xâm phạm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Nhật Bản cũng có thể đoạt lại. Thứ hai, thông qua việc triển khai tên lửa đất đối hạm, Tokyo có thể cắt đứt tuyến đường hàng hải của Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Tờ Học giả Ngoại giao quan tâm tới đơn vị WAIR – giỏi phòng thủ đảo nhỏ và giỏi tác chiến đặc biệt, lấy căn cứ Sasebo ở Nagasaki làm trụ sở bởi sẽ là mô hình ban đầu của lực lượng Thủy quân lục chiến trong tương lai của Nhật Bản.

Học giả Rick Fisher
Theo tờ Asahi Shimbun, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ lấy 700 binh sĩ từ đơn vị WAIR để thành lập trung đoàn đổ bộ và trong tương lai quy mô của lực lượng này sẽ đạt 3.000 quân. Trước đó (1/11), tờ Học giả Ngoại giao đăng bài “Tại sao chiến tranh ở châu Á tùy thuộc vào Trung Quốc”. Sau đó (3/11), mạng quân sự sina Trung Quốc đăng bài “Chuyên gia Nga dự đoán chiến tranh Trung – Nhật: Trung Quốc rất có thể bại trận một cách nhục nhã”. Bởi theo Chủ nhiệm Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga Vasilii Cashin, Bắc Kinh tạm thời có ưu thế về số lượng, nhưng trang thiết bị của Hải quân Trung Quốc lạc hậu xa so với Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Hơn nữa, xuất phát điểm xây dựng hải quân Trung Quốc là chiến lược phòng thủ biển gần và mãi tới giữa thập niên 1990, Bắc Kinh mới quan tâm đến chất lượng, hiệu quả của lực lượng này.

Ngày 2/11, mạng tin tức Nhật Bản (Japanese News) đưa tin, tàu ngầm tiên tiến mới nhất của Nhật mang số hiệu SS-506 “Kokuryu” đã hạ thủy hôm 31/10 và đây là chiếc thứ 6 trong kế hoạch đóng 10 chiếc tàu ngầm lớp “Soryu” (con Rồng) đến năm 2015 của Tokyo. Chỉ trong năm 2013, Tokyo biên chế chiếc SS-505 Zuiryu và chiếc SS-506 “Kokuryu” khiến Bắc Kinh bất an. Trong khi đó, Hạm đội Đông Hải của Trung Quốc vừa chính thức biên chế tàu khu trục phòng không Type 052C thứ 4 mang số hiệu 151 Trịnh Châu. Động thái này đồng nghĩa với việc Trung Quốc đã chính thức đưa vào sản xuất hàng loạt tàu khu trục phòng không Type 052C. Đây là loại tàu được Trung Quốc gọi là “Aegis Trung Hoa” hoặc “Lá chắn thần Trung Hoa”.

Cũng trong ngày 2/11, Đại tá, Giáo sư chiến lược thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc Lương Phương đã kêu gọi Bắc Kinh cần có sự chuẩn bị kỹ càng và chủ động ứng chiến với Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Bởi theo bà Lương Phương, cuộc tập trận (từ 1 đến 18/11) của Nhật Bản khác rất nhiều so với các cuộc tập trận trước – huy động binh hỏa lực lớn nhất từ trước đến nay, trên phạm vi rộng tới 900km với nhiều khoa mục như chiếm quyền khống chế kiểm soát vùng biển, vùng trời, chi viện thủy quân lục chiến đổ bộ chiếm đảo, bảo vệ đảo. Do đó, Bắc Kinh phải phản kích toàn diện trên các mặt chính trị, kinh tế, ngoại giao và quân sự; cũng như tăng cường khống chế xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và làm tốt công tác sẵn sàng chiến đấu bởi hoàn toàn có thể xảy ra khả năng xung đột quân sự tại khu vực này.

Chuyên gia quân sự Đỗ Văn Long
Trong khi đó, tướng diều hâu La Viện còn tuyên bố: Bây giờ không phải là năm 1895, cũng không phải năm 1940 khi Trung Quốc từng phải chịu đựng những sỉ nhục rất lớn và hiện Nhật Bản làm gì có dũng khí chống lại Trung Quốc! Tờ Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố báo cáo ngân sách tài khóa 2014 và một trong những nguyên nhân khiến Tokyo phải tiếp tục tăng cường mức độ cảnh giới, theo dõi vùng biển phía tây nam, tổ chức lại đội cảnh giới trên không của Lực lượng Phòng vệ trên không, thành lập “Đội cảnh giới, theo dõi bay 2” là bởi hoạt động của Trung Quốc ở vùng biển và vùng trời xung quanh Nhật Bản không ngừng được mở rộng. Chỉ riêng việc hoàn thiện thể chế cảnh giới, theo dõi, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch chi 1,3 tỉ yen để hoàn thiện hạ tầng cơ sở cần thiết của căn cứ Naha… Và tất cả những động thái này đều có ý nhằm vào Trung Quốc.

Khi trả lời phỏng vấn của tờ Thời báo Hoàn Cầu, chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt cho rằng, Nhật Bản sẽ triển khai tên lửa chống hạm Project 88 ở đảo Miyako với tầm phóng 150km, trong khi độ rộng của eo biển Miyako chỉ 250km. Do đó, nếu Nhật Bản triển khai tên lửa này ở hai bờ eo biển, một trong những tuyến đường hàng hải chính ra vào Thái Bình Dương của hải quân Trung Quốc sẽ đối mặt với nguy cơ bị phong tỏa hoàn toàn. Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) ngày 5/11 cho biết, đã bắt thuyền trưởng tàu khai thác san hô của Trung Quốc do bị tình nghi xâm phạm Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản. JCG cho biết, tàu cá hoặc khai thác san hô của Trung Quốc thường xuyên đi vào khu vực EEZ của Nhật Bản và bị Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản truy đuổi, bắt giữ.

Mỹ đứng ngoài cuộc chơi?

Ngày 6/11, Tân Hoa xã đã chỉ trích tờ Wall Street Journal của Mỹ vì đã đăng bài hối thúc Washington dành sự ủng hộ mạnh mẽ hơn đối với Tokyo trong cuộc tranh chấp với Bắc Kinh tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng yêu cầu Mỹ có lập trường khách quan, không đứng về bên nào và đóng vai trò xây dựng hơn trong việc giúp giảm bớt những căng thẳng hiện nay tại khu vực. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ vừa tuyên bố, giới truyền thông Nhật Bản đưa tin về việc Mỹ – Nhật đã ấn định kế hoạch phòng vệ chung tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là “không chính xác”, đồng thời tái khẳng định: Mỹ không thay đổi lập trường về vấn đề này. Người phát ngôn Lầu Năm Góc Jeff Pool nhấn mạnh: Mỹ không có bất kỳ kế hoạch hợp tác nào với Nhật Bản để chống lại Trung Quốc tại quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Trước đó (3/11), tờ Taipei Times cho biết, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ khuyến cáo, các công nghệ quân sự kép mà châu Âu đang bán cho Trung Quốc có thể sớm được Bắc Kinh sử dụng để tấn công Đài Loan.

Đô đốc Samuel J.Locklear III, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương

Ngày 4/11, tờ United Evening News đưa tin, sau khi nhận máy bay săn ngầm P-3C Orion của Mỹ, Đài Loan dự định tặng 11 máy bay săn ngầm cũ S-2T cho Philippines. Tuy S-2T là loại máy bay săn ngầm được Đài Loan đưa vào hoạt động đã hơn 40 năm nay, nhưng với việc tặng 11 chiếc cho Philippines, dư luận coi đây là hành động “nối giáo cho giặc”. Bởi Bắc Kinh và Manila đang có tranh chấp biển đảo. Được biết, hạ tuần tháng 11, tàu tuần duyên BRP Ramon Alcaraz (PF-16), lớp Hamilton thứ hai của Philippines sẽ trực chiến. Theo Hãng tin Lenta, không quân Philippines dự định ký với Công ty AgustaWestland (Italia) hợp đồng mua 8 trực thăng đa nhiệm AW109 với giá 3,4 tỉ peso Philippines (78,6 triệu USD) để thay thế số trực thăng lạc hậu MD 530.

Ông Richard Javad Heydarian, chuyên gia phân tích các vấn đề Biển Đông và an ninh quốc tế cho rằng, sau nhiều tháng đối đầu ngoại giao với Bắc Kinh, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đang tìm cách làm giảm căng thẳng quan hệ song phương và thúc đẩy các hoạt động đối thoại, hợp tác với Trung Quốc. Thay vì chỉ trích gay gắt các động thái leo thang của Bắc Kinh trên Biển Đông, ông Benigno Aquino III đã chào đón các thỏa thuận theo nguyên tắc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc thông qua ASEAN, cũng như tạo điều kiện hỗ trợ cho các cuộc đàm phán thỏa hiệp giữa các công ty Philippines với các đối tác Trung Quốc về việc thăm dò khai thác (bất hợp pháp) dầu khí ở khu vực bãi Cỏ Rong nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Nhưng việc này đã tạo ra mâu thuẫn đối với Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin và Ngoại trưởng Albert del Rosario.
———————————-

Ngày 5/11, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã chỉ trích Hàn Quốc xuyên tạc hồ sơ lịch sử để củng cố tuyên bố chủ quyền của Seoul đối với quần đảo Takeshima/Dokdo. Cùng ngày, trả lời phỏng vấn Hãng BBC, Phó chánh văn phòng nội các Nhật Bản Katsunobo Kato cho biết, Tokyo thực sự thất vọng về bình luận của Tổng thống Hàn Quốc khi cho rằng, sẽ là vô nghĩa nếu tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh giữa bà Park Geun-hye với Thủ tướng Shinzo Abe trong khi Tokyo từ chối xin lỗi về “những hành vi sai trái trong quá khứ”.

Hồng Thất Công – Tuấn Quỳnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *