TIN THẾ ĐÉO NÀO ĐƯỢC THẰNG TÀU?

Người xem: 89

Khoai@

He he, các bác đừng bẩu em nói tục nha.

Nghe nói ASEAN nhất trí cao, và sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc, mặc dù thiếu vắng anh bạn Căm Pốt. Mấy anh bí cháo tỏ vẻ khoái trí khi tin tưởng rằng ASEAN đã nhất trí thì thằng Tàu cũng sẵn sàng. Nhầm, mấy anh nhầm, em là em đéo tin được thằng Tàu đâu.

Trước hết TQ là một gã khổng lồ nhưng cực bẩn tính. Thế giới ngày nay, nhắc đến TQ, hay người TQ, một phản xạ tự nhiên là cảnh giác, đề phòng. Bởi dân TQ luôn nổi tiếng về thói ăn cắp, lừa lọc, tham lam và tráo trở. Quan chức TQ hiếm có người lịch sự, nhã nhặn, mà luôn tỏ ra thô lỗ sấc láo. Điều này đã được kiểm chứng trên thực tế. Dân ta kết lại chỉ một chữ, một âm tiết: Thâm!

Khi bàn tới COC, khác với trước đây, TQ luôn ỡm ờ và từ chối đàm phán. Nhưng nay lại sẵn sàng đồng ý đàm phán trong bối cảnh ASEAN đang đoàn kết và mong chờ COC được kí. Đây là hành động bất bình thường từ phía TQ. 

Chả biết các bác nghĩ thế nào, nhưng em thì em đéo tin. Đây chỉ là chiến thuật “đàm cứ đàm, lấn cứ lấn” của TQ mà thôi. Sở dĩ, trước đây TQ luôn tìm cách chối từ là do chưa triển khai xong các bước đi trên thực địa (Biển Đông) làm nền tảng cơ bản duy trì sức ép thực tế với các nước ASEAN. Nhưng nay, công việc này đã gần như hoàn tất, chính vì thế, việc nhận lời đàm phán cũng chỉ là một bước đi theo mong muốn của TQ mà thôi. Tất nhiên, đồng ý đàm phán không có nghĩa là TQ sẽ kí ngay, mà còn dùng dằng lai rai cho đến khi gần như chiếm được biển Đông trên thực tế. Bước này TQ sẽ lại sử dụng chiến thuật “Lấn liên tục, đàm kéo dài“. 

Kể cả trường hợp, khi mà TQ và ASEAN đã kí được COC thì các nước ASEAN vẫn chưa được yên. Vấn đề mà TQ muốn là, COC kiểu gì đi chăng nữa thì cũng phải chơi theo luật chơi do TQ áp đặt. Cái này, nhiều bác sẽ đồng ý với em vì quá hiểu về thói ưa sử dụng vũ lực của TQ. Ngược lại, không tuân thủ luật chơi của TQ, thì COC cũng chẳng có tí ý nghĩa nào trên thực tế. Dẫu các nước có phản đối, thì với cái mặt dày tâm đen kia liệu có ý nghĩa gì?

À đây, một bài viết đăng trên Nhân dân Nhật báo hôm 16/8 gần như đã khẳng định dù TQ có đồng ý COC, hòa bình chưa chắc đã có ở Biển Đông nếu các nước có liên quan không theo luật chơi của TQ. Trong khi đó, mặc dù chưa lên bàn đàm phán, TQ đã tỏ rõ ý mình khi Ngoại trưởng Vương Nghị trả lời truyền thông nước này rằng: “Không nên vội vàng ký kết bất cứ thứ gì về Biển Đông, bao gồm cả COC”. Lão Nghị còn nói: Một số nước đang hy vọng dùng COC như một liều thuốc thần cho vấn đề tranh chấp lãnh thổ và quyền hàng hải với TQ tại Biển Đông” và COC chỉ là “tính toán sai lầm” của một số quốc gia. Đấy trơ tráo đến thế thì liệu có ai tin hay không?

Vương Nghị
Theo tờ Bưu điện Trung Hoa (The China Post), các quan chức TQ trước đó đã từ chối thảo luận về COC khi nại ra một lý do vô cùng “buồn cười” rằng “các quốc gia có liên quan đã không tuân thủ các nguyên tắc trong bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã ký năm 2002”. Trên thực tế, chính TQ mới là kẻ thường xuyên có những hành động không tuân thủ theo DOC.

Những cái loa truyền thông TQ rêu rao đã khẳng định rõ TQ không hề muốn đàm phán về COC và rất có thể ASEAN sẽ không đạt được gì, như cách mà Trung Quốc đã lẩn tránh COC suốt 11 năm nay. Việc trì hoãn này nhằm giúp Trung Quốc có thêm thời gian để thúc đẩy các hành vi xâm phạm chủ quyền láng giềng trên Biển Đông tiến tới hiện thực hóa đường lưỡi bò phi pháp, và rằng, dù cho COC có được ký kết chăng nữa, nhưng nếu các bên không tuân thủ luật chơi của TQ, thì cũng đừng mơ đến hòa bình, ổn định lâu dài ở Biển Đông.

Vậy nên, đối với Việt Nam, đoàn kết các quốc gia ASEAN là một chuyện, nhưng cái chính lại là nâng cao khả năng bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, cũng như an ninh quốc gia của mình trên cả hai khía cạnh, tư duy và thực tiến mới là điều quan trọng. Đừng bao giờ kì vọng vào sự giúp đỡ của bát kỳ nước nào, kể cả Nga hay Mỹ.

Đừng có mơ vào lòng tốt của con chó sói.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *