TẠO NỔ VÀ LÒNG TIN THỜI @

Người xem: 206

Khoai@
Mới hôm trước, Trelang đã có bài Tạo Nổ (ở đây), nói về việc nhà thơ Nguyễn TrọngTạo nổ văng mạng. Hôm nay, thấy anh Tạo có bài Thông tin thật và giả (xem tại đây) để phân trần về việc anh nói có bạn trong đoàn của chủ tich nước Trương Tấn Sang khi đang còn ở Trung quốc thông báo đã có 20 blogger chuẩn bị nhập kho. Chính vì thông tin này mà anh bị gọi là Tạo Nổ.

Thấy anh chân tình, Trelang xin chép lại bài này để các bạn thông cảm và hiểu anh hơn.

Riêng tôi, tôi vẫn quý trọng anh Tạo không chỉ vì Tiếng hát sông quê.

Tôi cũng tin anh không đến nỗi như đám Lập phò, Linh già, hay Nguyễn Tường Thụy. 

THÔNG TIN THẬT VÀ GIẢ?

Posted on 09.07.2013 by nguyentrongtao
Tiền thật, tiền giả
Thật và giả là 2 giá trị trái ngược nhau. Nó có từ xa xưa. Nhưng đến thời đại ngày nay thì chuyện thật và giả có thể nói là bùng nổ kinh khủng, rất khó kiểm soát. Kim cương là loại hàng hóa đắt tiền thì lập tức có kim cương giả. Hàng thật cao giá thì lập tức có hàng giả. Rượu tây giả, sữa giả, yến sào cũng giả. Đạo đức, thông tin… cũng thật giả lẫn lộn. Gái trinh giả, hôn thê giả, tiến sĩ giả, Trang Facebook giả, Website giả, v.v… Nhiều “siêu sao” bị làm giả FB, lại được truy cập lớn hơn FB thật khiến họ dở mếu dở khóc, phải lên tiếng công bố sự thật. Đến như Website của Thủ tướng cũng không rõ cái nào là thật, cái nào là giả… 

Cùng lúc (13:10 ngày 9/7/2013) tôi mở 3 trang của Thủ tướng, thấy các chuyên mục giống nhau, nhưng giao diện thì hiện bài khác nhau:

1. thutuongnguyentandung.net:

Website: thutuongnguyentandung.net

2. nguyentandung.biz:

Website: nguyentandung.biz

3. nguyentandung.org:

Website: nguyentandung.org

Có điều lạ là tại sao các Website của Thủ tướng lại không dùng tên miền vn (Việt Nam)? Xem kỹ các thông tin thì thấy cập nhật khác nhau, và chỉ có thông tin trên trang Website thutuongnguyentandung.net là có thể tin tưởng được. Tất nhiên Thủ tướng không có nhiều thời gian để làm admin cho trang web của mình; và 3 trang web như vậy cái nào là thật (của Thủ tướng) và cái nào là giả (mạo danh Thủ tướng)?

*

Giữa thời đại thông tin bất nháo này, nếu thông tin không được kiểm chứng thì cũng dễ bị lẫn giả thành chân, dễ bị lừa. Bởi vì nhiều thông tin vỉa hè, hóng hớt chỉ cần một cái nhấp chuột/phím là sẽ khuynh đảo thế giới. Anh bạn của tôi vừa phải “gỡ” xuống một bài viết nhầm lẫn về một đại gia. Và anh hỏi tôi, cái tin “đã có danh sách 20 blogger có thể bị bắt” ông lấy từ đâu? Tôi mới nhớ lại, đó là tin từ một nhà báo quen nói với tôi qua điện thoại, người đó còn dặn tôi cẩn thận hơn khi đưa bài lên blog, đề phòng… Nhà báo quen còn bảo tôi là đang đi cùng đoàn CTN sang TQ. Số điện thoại của nhà báo quen lại không hiện số mà chỉ hiện chữ “số riêng”. Thế thì làm sao tôi không tin được. Nhưng anh bạn tôi thì lộ vẻ nghi ngờ, anh bảo để anh kiểm tra cho. Mấy ngày sau, anh báo cho tôi là “nhà báo quen” của tôi mấy tháng nay không hề có tên trong danh sách xuất cảnh. Thì ra “nhà báo quen” thấy việc bắt một số blogger gần đây, đã lo lắng cho một số blogger thân quen mà nói vậy để cảnh báo mà thôi.

Ôi, chuyện đùa… thông tin, đã gây nên một làn sóng trên mạng, với lo lắng và chỉ trích. Nhưng với cái thông tin “đùa như thật” đó đã khiến cho một số blogger tự điều chỉnh bài vở trên blog của mình để tránh tình huống xấu nhất: bị bắt.

Thông tin thật-giả trên mạng là vô cùng, và khó kiểm soát. Sau vụ này, tôi thấy mình cần cảnh giác hơn, và bạn bè của tôi trên mạng nữa, hãy cẩn thận kẻo bị lẫn lộn thật giả không đáng có.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *