VỠ LOA

Người xem: 179

Vỡ Loa bên nhà Em Đỏ
——————————-
Không hiểu ở đâu chui ra anh chàng Edward Snowden tung cú phạt góc thần sầu đá phản lưới nhà, làm bó tay thủ môn Chuck Hagel ngay giữa lúc Mỹ-Trung đương so giày oanh liệt, tranh nhau từng centimet an ninh mạng. Bài phát biểu rực lửa Hagel tố cáo Tàu Khựa gián điệp Internet ở Đối thoại Shangri-La 13, những hy vọng thúc đẩy lũ nhược tiểu Đông Nam Á “bước qua sợ hãi”, vùng lên oánh Tàu, nay phụt tắt ngỏm đèn đuốc, chả còn lại chút tàn. 

Tu chính án Number Oan (No1) dễ gây lầm tưởng tự do ngôn luận Mỹ vô giới hạn. Niềm tin ấy, tất nhiên, chỉ tồn tại hoặc trong trò đánh lận con đen của những tâm địa chuyên chiến đấu bằng máu người khác, hoặc trong sự tội nghiệp đáng thương của những cái đầu chỉ biết để đội nón. Ai có chút nếp nhăn trên não đều hiểu; riêng tội danh phỉ báng, mạ lị, vu khống đã đủ khiến dân Mỹ phải cẩn trọng từng phát ngôn, nếu không muốn đáo tụng đình nộp phạt vạ miệng đến tan gia bại sản. Vụ án Đỗ Phúc vs Triều Giang cho thấy Phạm Viết Bừa và Trương Duy Lác quả là quá tự do. 

PRISM (chương trình giám sát mật) theo tuyên bố Chuck Hagel chỉ ứng dụng cho công dân nước ngoài. Công dân Mỹ được ngoài vùng phủ sóng ? Không hề, thù trong luôn nguy hiểm hơn giặc ngoài. Đã có những cái tên như Sebastian Senakiewicz và Mark Neiweem làm ví dụ. FBI rờ được đến họ nhờ chăm leo Facebook, Twitter. Tương tự nhưng đình đám hơn là vụ Bandon Braub làm thơ chống Trung Quốc, xí lộn, làm thơ chống chiến tranh Iraq. Lão cựu chiến binh này lãnh 7 ngày giam nhà thương điên, vì tội cao hứng cóp bết trên Facebook của mình một câu trong bài hát “Bring Me Down” của Swollen Members: “Sharpen my axe, I’m here to serve heads (Rìu tớ mài sắc rồi, tớ lên đây chặt đầu lũ mày). Tương tự nhưng chìm nghỉm đi là các tay thợ chữ vô chính phủ thường bị FBI bố ráp, sách nhiễu để mở rộng điều tra án an ninh quốc gia.

Với FBI, mỗi khi có sự cố bất ổn xã hội, những thứ bất bạo động như sách vở, máy tính, bài viết, điện thoại, cờ quạt v…v đều có thể bị tống đạp ra tòa bởi lời buộc tội “mang bản chất khủng bố” hay “khủng bố nội địa”. Đặc biệt, chủ nghĩa vô chính phủ aka bài trừ quyền lực nhà nước được nâng cấp báo động “âm mưu khủng bố”, khi FBI định nghĩa đây là loại tội phạm tìm kiếm một hệ tư tưởng biện minh cho hoạt động của mình. Nói cách khác, khác biệt ý thức chính trị có nguy cơ cao bị điều tra để tìm kiếm các mối quan hệ với tội phạm an ninh quốc gia. 
Tất nhiên, mấy anh FBI Oai Phong không rỗi hơi dòm ngó mấy thứ lùi tìu sách vở, tờ rơi núp phiếm chém gió. Nhưng khi xảy ra nghi án an ninh quốc gia, tức thì các loại từng tiền sử buông “lời đề nghị khiếm nhã” chống chính quyền sẽ lập tức rơi vào tầm ngắm bố ráp để kiểm tra lại lòng trung thành với Tổ quốc. 
Chẳng phải đợi đến tội đồ phản quốc Edward Snowden, thế giới mới được Mỹ dạy vỡ lòng về lợi ích thứ nhất: an ninh quốc gia. Từ xa lăn lắc, trước cả thời ông Adam và bà Eva rủ nhau ăn trái cấm, các hình thái tổ chức nhà nước của con người đều đặt quốc phòng từ trong ra ngoài lên vị trí thứ nhất. Quyền an toàn, ổn định của cả một quốc gia mặc định đứng trên quyền xì-bam của cá nhân nỏ mồm. Chỉ chú Sam vốn dĩ truyền thống dội bom, nhả đạn lên đầu người khác mới giả ngô giả ngọng không biết. Nhưng một cú 11/9 là đủ phấn son trôi tuột hết, tu chính án số 1 đành khép nép đứng sau Luật Yêu Nước và Luật Chống Khủng Bố. Mỹ đệ nhất cường quốc còn thế, huống hồ các nhược tiểu đã mấy nghìn năm hứng chịu binh đao ngoại bang? 

PRISM thực ra bình thường như cân đường hộp sữa và Edward Snowden cũng tào lao như mướp xào chao, nếu nước Mỹ lâu nay không quen thói thò mõm vào nhà người khác bla bla đấu tố tự do, nhân quyền. Cú vỡ loa kỳ này chắc khó mà nắn sửa quai hàm về vị trí cũ được, trừ đẹp giai chai mặt không tính. 
Posted by Đỏ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *