CHỚ CÓ DẠI TIN LỜI GS HOÀNG XUÂN PHÚ

Người xem: 234

LâmTrực@


Cuối tuần ngủ nướng một chút cũng không yên bởi tiếng điện thoại của thằng bạn, tưởng chuyện gì, hóa ra nó thông báo, trên một trang mạng cha căng chú kiết nào đó ở hải ngoại ra lời kêu gọi biểu tỉnh tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Lời kêu gọi này nhanh chóng được các trang mạng bèo bọt cho đăng lại. Anh nghĩ, lại trò hề, hơn nữa vào thời điểm này, tổ chức biểu tình mang danh chống Trung Quốc xâm lược là một sự liều lĩnh.
Sang nhà lão Mõ, (ở đây) thấy có bài viết về GS Hoàng Xuân Phú (HXP) nói về “Quyền biểu tình của công dân” khá hay, anh cũng góp thêm đôi lời cho xôm tụ. Anh đồng ý với lập luận của lão Mõ, và xin góp thêm vài ý.

#1. Đánh lận đỏ đen


GS HXP là người học rộng, học cao và có tầm nhìn kiểu toán học cùng với những trải nghiệm trong cuộc sống Tây phương. Ấn tượng đặc biệt là ông giỏi đánh tráo khái niệm và đánh lận con đỏ con đen để lừa phỉnh người đọc. Ấn tượng này một lần nữa lại tái hiện trong bài viết này. Dưới cách nhìn khoa học, hai từ: “luật” và “pháp luật” là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. “Luật” là điều nêu lên cho mọi người theo để làm đúng quy ước đã được công nhận, trong khi đó thì “Pháp luật“, là phép tắc do Nhà nước đặt ra để quy định hành vi của mọi người (Từ điển tiếng Việt NXBKHXH-1977). Về điểm này, GS HXP nên học hỏi lão Mõ. Nhưng có thực là GS HXP không biết? LâmTrực@ tin rằng, GS biết rõ, nhưng cố tình đánh tráo hai khái niệm trên nhằm mục đích dẫn dắt người đọc tin rằng, ngoài Hiến Pháp ra, không còn có bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về biểu tình cả. Và như thế, cứ theo Hiến Pháp mà làm, vì “chưa có quy định thì có quyền” và “không bị hạn chế“.
#2. Cố tình lược bỏ các văn bản pháp lý liên quan


GS HXP cố tình xúi giục người dân đi biểu tình trong khi chưa có Luật biểu tình, mà cố tình quên đi các văn bản quy phạm pháp luật quy định về “tụ tập đông người nơi công cộng” là hành vi độc ác. Vì như vậy là đẩy người dân vào vòng lao lý.


Về vấn đề biểu tình, GS HXP cho rằng, Hiến Pháp có quy định, nhưng luật chưa có nên cứ theo Hiến Pháp. GS HXP quên hay cố tình quên rằng, trong hệ thống pháp luật, ngoài Hiến Pháp, còn có các Luật. Dưới Luật còn có Nghị Định, Thông tư.v.v.. để hướng dẫn thi hành Luật?


Thực tế, Điều 69 của Hiến pháp hiện hành quy định: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật“, nhưng trong khi đó luật biểu tình lại chưa có. GS HXP lý luận rằng: “Nghị định của Chính phủ số 38/2005/NĐ-CP, do nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải ký ngày 18/3/2005, quy định một số biện pháp đảm bảo trật tự công cộng, không đề cập đến khái niệm “biểu tình” được nêu trong Hiến pháp 1992. Ngược lại, khái niệm “tập trung đông người” được đề cập (21 lần) trong Nghị định số 38/2005/NĐ-CP không xuất hiện trong Hiến pháp 1992“. 

Điểm này GS HXP đúng, Nghị định 38 không nhắc đến “Biểu tình“, nhưng nhắc tới 21 lần “tụ tập đông người“. Và theo LâmTrực@ đó mới là điều quan trọng. Ai cũng có thể biết, và hiểu rằng cơ sở để “biểu tình” chính là “tụ tập đông người tại nơi công cộng“, nếu không có “tụ tập đông người tại nơi công cộng” thì không có “biểu tình“. Như vậy, “tụ tập đông người tại nơi công cộng” là cái gốc của “biểu tình“, hay nói cách khác là quy định về “tụ tập đông người tại nơi công cộng” đã bao hàm trong đó cả “biểu tình“. Trong khi đó Thông tư 09 hướng dẫn thực hiện Nghị định 38 quy định, nếu tụ tập đông người ở nơi công cộng là phải xin phép trước (từ 5 người trở lên). Và chắc GS HXP biết rõ rằng, để xin phép thì phải có chủ thể chịu trách nhiệm để xin phép, có đơn xin phép, có người đại diện kí đơn và người làm đơn phải có đủ tư cách pháp nhân. Trong đơn phải nói rõ những điều như Nghị định yêu cầu, phải có cam kết tôn trọng luật pháp. Nếu chưa có những thứ đó và chưa được phê duyệt mà cứ tụ tập “để biểu tình” thì đó là hành vi bất hợp pháp.

Thực ra, ngoài Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ điều chỉnh hoạt động biểu tình, còn có Thông tư 09/2005/TT-BCA ngày 5/9/2005 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định 38 về biện pháp đảm bảo trật tự công cộng. Trong đó nói rất rõ các hành vi bị nghiêm cấm; Nguyên tắc xử lí vi phạm; Về thủ tục đăng kí hoạt động tập trung đông người nơi công cộng… Và mới đây, Ủy ban Nhân dân Quận Hoàn Kiếm còn ban hành Quyết định 03/2013/QĐ-UBND ngày 13/5/2013 Quy định về những hoạt động tại khu vực hồ Hoàn Kiếm và vườn hoa Lí Thái Tổ nữa. 


#3. Tham khảo Hiến Pháp, Luật tụ tập và diễu hành của  cộng hòa liên bang Đức


GS HXP là người công tác nhiều năm ở Cộng hòa liên bang Đức, LâmTrực@ cũng xin mạo muội trích dẫn Hiến Pháp và Luật của Đức quy định về tụ tập đông người. Hi vọng GS sẽ có cách tiếp cận vấn đề khách quan hơn (Toàn bộ phần này LâmTrực@ xin để màu xanh đen).

Điều 5 hiến pháp nước CHLB Đức:

(1) Tất cả người Đức không cần phải xin phép hoặc đăng ký vẫn có quyền tụ tập ôn hòa và không mang theo vũ khí.

(2) Riêng những cuộc tụ tập ở ngòai trời thì quyền nêu trên có thể bị hạn chế bởi luật pháp hoặc theo căn bản của một điều luật.

Như vậy quyền tụ tập đông người được hiến pháp qui định nhưng vẫn trong khuôn khổ nhất định chứ không phải thích là xuống đường, thích là đi. Đó là tụ tập ngoài trời không phải muốn là được mà phải xin phép và làm theo luật pháp, ở đây là “Versammlungsgesetz” tức là luật tụ tập đông người.

Điều 14 của Luật tụ tập và diễu hành:

(1) Ai có ý định tổ chức tụ tập đông người hoặc tổ chức diễu hành phải thông báo ít nhất 48 tiếng trước khi bắt đầu với cơ quan trách nhiệm, nêu rõ mục đích của cuộc tụ tập hoặc diễu hành này.

(2) Khi đăng ký phải nêu rõ ai là người chịu trách nhiệm trong bủôi tụ tập hoặc diễu hành này.

Điều 15, khoản 1 luật tụ tập và diễu hành

(1) Cơ quan hữu quan có quyền cấm tụ tập hoặc diễu hành hoặc áp dụng một số qui định, nếu như vào thời điểm cấp phép nhận thấy việc tụ tập hoặc diễu hành có biểu hiện đe dọa tới an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

Điều 15, khỏan 3 và 4 (giải tán) luật tụ tập và diễu hành

(3) Cuộc tụ tập và diễu hành sẽ bị giải tán trong trường hợp không đăng ký, đăng ký không đúng hoặc có biểu hiện gây mâu thuẫn hoặc bị pháp luật cấm.

(4) Tất cả các buổi tụ tập bị cấm sẽ bị giải tán.

Điều 16 luật tụ tập và diễu hành

(1) Cấm tất cả các cuộc tụ tập và diễu hành trong khu vực an toàn của các cơ quan chính quyền tiểu bang

(2) Khu vực an toàn sẽ do các tiểu bang tự quyết định.

Một phán quyết của tòa án về lời kêu gọi biểu tình

Ngày 28 tháng 6 năm 2012, cùng với sự có mặt của 90 người cùng trong đảng, đại diện công đoàn, đại diện báo chí và biên tập viên của SWR, sau 90 phút xét xử tòa án Ahrweiler đã tuyên phạt ông W. Husle. 2000 Euro vì kêu gọi biểu tình. Cuối tháng 8 năm 2011 ông có viết một bài trên trang blog cá nhân kêu gọi mọi người đến tổ chức biểu tình ôn hòa vào ngày 03 tháng 9, phản đối 900 kẻ phát xít mới sẽ tổ chức diễu hành cùng ngày ở Dortmund. Buổi phản biểu tình đã có vào khoảng 10 ngàn người tham gia.


Tham khảo link:

Điều 18 hiến pháp nước CHLB Đức:
“Ai lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, đặc biệt tự do báo chí , tự do tuyên truyền, tự do tụ tập, tự do lập hội, những bí mật về thư tín, thông tin, quyền sở hữu hoặc quyền tỵ nạn làm công cụ chống lại trật tự của xã hội tự do dân chủ sẽ bị tước bỏ quyền công dân.

Tòa án tối cao liên bang sẽ quyết định về việc tước quyền công dân và mức độ xử phạt.”


Tham khảo link:
#4. Phải được pháp luật cho phép


Lý luận gì đi nữa thì cuối cùng cũng phải có giấy phép để thể hiện tính hợp pháp của việc biểu tình, dù dưới bất kể danh nghĩa nào. Anh tin, trong bối cảnh hiện tại, đặc biệt là nhà nước đang tập trung mọi nỗ lực cho đấu tranh ngoại giao tại Shangri – la, xin được cái giấy phép khó như đi lên trời. 


Cái khó nhất, chính là chính quyền đã biết tỏng âm mưu lợi dụng biểu tình chống Trung Quốc xâm lược chỉ là cái cớ, mà thực chất là nhằm vào chính quyền, vào lãnh đạo đất nước của cánh rân trủ. Vì thế cơ hội cấp phép coi như bằng không. 


Không được phép mà cứ làm, chắc chắn trước mắt đi Lộc Hà, sau đó tùy thuộc thái độ, mục đích, động cơ mà có thể đi từ vài ngày cho đến dài ngày. Các bạn tin anh đi!


Ngay mai là ngày đặc biệt đấy. Chớ có dại dột tin và nghe theo mấy lời kích động, ngụy biện mà vướng vòng lao lý.
====================
Về GS.VS Hoàng Xuân Phú, các bạn có thể tham khảo bên nhà Đông La


Phú Thọ, ngày 1 tháng 6 năm 2013

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *