Phản biện kiểu JB Nguyễn Hữu Vinh

Người xem: 418

Hôm 21 tháng 4 vừa rồi, trên Blog của Huỳnh Ngọc Chênh có đăng bài “Sự cùng quẫn nhìn từ báo nhân dân” của JB Nguyễn Hữu Vinh với một mớ từ ngữ mạ lị tờ báo này. Nguyên nhân là báo Nhân Dân đã đăng bài của giáo dân Nguyễn Hữu Nghĩa ở Đồng Tháp chỉ ra những điểm không đồng tình đối với bản góp ý của Hội đồng giám mục VN cho dự thảo Hiến Pháp sửa đổi. 
Thực ra, trước cả báo Nhân Dân, thấy rằng đây là một bài viết có lí có tình và mang tính phản biện tốt tôi đã đưa lên Blog của mình từ ngày 11 tháng 4. Từ ngày đưa nó lên, chưa có một ý kiến trái chiều nào trao đổi lại. Nay đọc thấy bài của Vinh tôi đinh ninh chắc là có những ý kiến phản biện đáng tham khảo. Ai dè đó lại là một bài viết hằn học, đuối lí, chỉ biết lấy sự mạ lị, hàm hồ làm phương tiện để chửi bới cho hả dạ. 
Thế là đã rõ, mục đích của Vinh và những kẻ như Vinh không phải nhằm để phản biện mà là công kích, bôi nhọ và lừa bịp ngay chính cả tín đồ của mình. 
Này Vinh, chắc cậu biết trong một xã hội bao giờ cũng tồn tại nhiều giai tầng xã hội và các nhóm lợi ích khác nhau. Tính đồ tôn giáo cũng là một trong những nhóm lợi ích cùng tồn tại trong một quốc gia với nhiều nhóm khác. Tuy nhiên, họ có chung một lợi ích rất căn bản đó là được sống trong một quốc gia độc lập, tự do, hạnh phúc. Trong đời sống, con người luôn có những cách nhận thức và cách lí giải khác nhau về các hiện tượng xã hội. Nhưng làm thế nào để có những quyết định đúng, sát với thực tiễn, mang lại hiệu quả cao nhất cho mọi giai tầng, mọi nhóm lợi ích thì phải thảo luận, tham khảo ý kiến rộng rãi của các nhóm, cách thảo luận có sức thuyết phục nhất là phản biện. 
Không lẽ cậu tự nhận mình là cây bút hàng đầu cho những phát ngôn của giáo hội công giáo, cậu thay mặt Hội đồng giám mục để viết bài phản bác báo Nhân dân mà cậu không hiểu , không có cả kiến thức cơ bản về phản biện xã hội. Xin hỏi cậu, có phải phản biện xã hội có mục đích cao cả là tìm đến một chân lí chung có lợi cho mọi gia tầng, mọi nhóm lợi ích trong xã hội. Có phải phản biện xã hội là phải đưa ra các lập luận, chứng cứ, phân tích, đánh giá về một vấn đề nào đó nhằm thuyết phục người khác đồng tình với mình, chứ không phải là chửi bới, mạt sát người khác khi người ta không đồng tình với mình. 
 
Nếu đồng ý như vậy thì cậu đã kém cỏi lắm so với một giáo dân bình thường mà câu cho là “man mát, không bình thường về thần kinh” như Nguyễn Trọng Nghĩa rồi đấy. Tôi đọc bài viết của Trọng Nghĩa thấy ở trong đó có đủ luận điểm, luận chứng, luận cứ rất chặt chẽ và thuyết phục về những vấn đề thuộc quan điểm mà Hội đồng giám mục đã đưa ra. Trong lúc đó, theo như cậu nói Nghĩa mới học hết phổ thông trung học, “dốt nát và ngu xuẩn”. Đọc cả bài của cậu chỉ thấy búa xua những từ chửi bới, thóa mạ Nghĩa và cả báo Nhân Dân, chẳng thấy cậu đưa ra được lí lẻ, bằng chứng gì để phản bác cả. Vậy là cậu còn thấp trình hơn cả Nghĩa rồi. Đã thế, sao lại tin vào tính phản biện ở cậu và giáo hội được. 
Cái sai lầm rất nghiêm trọng trong nhận thức của cậu là tự cho rằng: “Tiếng nói của HĐGM là tiếng nói, tâm tư của 8 triệu giáo dân, chiếm 1/10 dân số”. Đã vậy sao lại còn những tiếng nói phản bác HĐGM của những người như Nguyễn Trọng Nghĩa và những linh mục khác. Đã vậy sao lại còn việc tổ chức phổ biến, học tập, kí tên ủng hộ ở các giáo xứ. Có phải đấy là việc lợi dụng thần quyền để bắt ép tín đồ phải ủng hộ mình. 
Như tuyên bố của Quốc Hội, mọi ý kiến của công dân đều được lắng nghe, tiếp thu, chọn lọc để có sự đồng thuận chung. Ý kiến góp ý của HĐGM cũng được tiếp nhận, xem xét. Song không có nghĩa ý kiến của HĐGM là chân lí của cả dân tộc, vì vậy cần rộng đường trao đổi là một việc hết sức bình thường, nó càng đáng trân trọng khi đó là những người trong cuộc như Nghĩa. 
Nếu tử tế thì nên có ý kiến phản biện chứ không phải cứ chửi bới, mạ lị là được đâu Vinh, Chênh ạ.
 
Nguồn: Molang0205.blogspot.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *