CuTeo@
Sáng sớm lên mạng, vào BBC Tiếng Việt đọc bài: “Cảnh sát Hà Nội đánh vỡ quai hàm dân“, tôi phát hoảng. Tra qua google có đến hàng triệu kết quả liên quan đến bài viết của BBC về vụ việc Nghiêm Duy Hoàng. Tôi đọc một mạch nhưng đáng tiếc, kết quả không như BBC Tiếng Việt đã đưa.
Vậy sự thật ở đây là gì?
Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt (Công an TP.Hà Nội), cho biết thời điểm xảy ra vụ việc mà BBC nêu: Anh Nghiêm Duy Hoàng, quê Thanh Hóa đã vi phạm giao thông với lỗi không đội mũ bảo hiểm. Khi bị lực lượng tổ công tác Y5/141 yêu cầu dừng xe, Hoàng đã có ý định bỏ chạy, tuy nhiên do bị ngã và đập mặt xuống dải phân cách nên mới dẫn tới chấn thương ở gò má. Sau đó tổ công tác Y5 đã bắt xe đưa anh Hoàng tới Bệnh viện Thanh Nhàn cấp cứu. Thực tế này, những người dân sống quanh đó đã chứng kiến, nó khác xa với một số báo như VietNamNet, NLĐ, VnMedia hay BBC Tiếng Việt mô tả là bị cảnh sát gí dùi cui điện và đánh dùi cui vào mặt, rồi sau đó người dân xông lên đưa anh Hoàng vào viện.
Dùi cui liệu có thể gây ra vết rách này được không? |
Nhìn vết rách trên mặt và nhưng phần bị thương khác trên cơ thể Hoàng rất khó tin một vật tày lại có thể gây ra một vết rách dài và sâu đến thế. Điều này ta có thể suy đoán vết rách do Hoàng ngã va vào giải phân cách, má đập vào vật sắc nên mới có vết thương như vậy.
Cho đến giờ phút này, theo nguồn tin thân cận, sau khi Công an TP.Hà Nội tiến hành khám nghiệm và dựng lại hiện trường, vết máu và các dấu vết sinh học còn dính trên dải phân cách hoàn toàn trùng khớp với nhóm máu của Hoàng. Điều đó đồng nghĩa với việc các chiến sĩ đội Y5/141 được minh oan.
Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng phát hiện chiếc xe mà Hoàng điều khiển là xe không có nguồn gốc rõ ràng. Người viết entry này cho rằng, chính điểm không bình thường của chiếc xe trên đã khiến Hoàng quay đầu chạy trốn. Ta hoàn toàn có thể đặt câu hỏi nghi vấn rằng, nếu anh sở hữu tài sản hợp pháp, nếu anh chỉ vi phạm lỗi không đội mũ bảo hiểm thì việc gì phải chạy?
Qua vụ việc trên, có mấy vấn đề cần đề cập.
1. Người dân nên tự giác chấp hành luật lệ giao thông. Nếu đã lỡ vi phạm, nên bình tĩnh đón nhận sự trừng phạt của pháp luật thay vì chạy trốn, xin sỏ hay hối lộ dẫn đến nhiều hệ lụy đau lòng.
2. Người dân chứng kiến, nên có thái độ công bằng với các bên khi có to tiếng, không nên vì định kiến mà cung cấp thông tin sai sự thật. Điều này sẽ giúp cơ quan điều tra nhanh chóng tìm ra chân lý. Nhiều trường hợp, nhờ người dân cung cấp tin chính xác, nên cơ quan điều tra đã nhanh chóng làm rõ vụ việc và đôi khi qua đó phát hiện nhiều vụ trộm cắp, cướp giật khác.
3. Vấn đề đưa tin của các báo. Công bằng mà nói, các báo của ta khá nhanh nhạy và nhờ đó người dân được tiếp cận với những vấn đề thời sự được nhanh nhất. Tuy nhiên, không nên vì sức ép mà viết bài sai sự thật hoặc đưa tin kiểu mập mờ, hay dẫn chứng nhưng rất khó xác minh (kiểu anh A nói, bà L nói rằng.v.v..), dẫn đến việc người đọc hiểu sai và có định kiến xấu với một loại đối tượng nào đó.
4. Riêng BBC Tiếng Việt, không thể nhớ được đây là lần thứ bao nhiêu cơ quan này đưa tin sai sự thật về Việt Nam bằng kiểu giật tít rẻ tiền để câu viu nhưng đan xen trong đó là ý đồ chính trị đen tối. Với một số báo lá cải ở Việt Nam, động cơ là kinh tế, nhưng với BBC thì đương nhiên không phải là kinh tế, mà vì chính trị.
Hãy chờ kết quả điều tra được công bố, BBC Tiếng Việt sẽ nhận được một bài học xứng đáng về đạo đức báo chí.
Còn giờ đây, ngay lúc này, người đọc khó có thể tìm thấy hai chữ “Trung thực và khách quan” ở BBC Tiếng Việt.
Tôi cũng đang cố chờ hai từ “Liêm sỉ” của BBC Tiếng Việt.
Tôi cũng đang cố chờ hai từ “Liêm sỉ” của BBC Tiếng Việt.
Vĩnh Phúc, ngày 17 tháng 3 năm 2013
Tin cùng chuyên mục:
Kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
Tại sao Nga vẫn chưa đáp trả? Khi nào Nga mới áp dụng biện pháp răn đe hạt nhân như Học thuyết mới đã nói?
Công an Hà Nội lập công lớn trong cuộc chiến chống tội phạm xuyên quốc gia
Thực phẩm chức năng giả: Hiểm họa từ những lời quảng cáo thổi phồng