“Riêng với Huỳnh Ngọc Chênh, nhân vật này tỏ ra rất hí hửng và đắc thắng với “vinh dự” của mình, nên đã đi quá xa khi phát biểu tại lễ trao giải “Công dân mạng 2013″, đã lớn tiếng vu cáo Nhà nước Việt Nam cản trở các blogger, hạn chế tự do báo chí, cho rằng ở Việt Nam không có báo chí tư nhân nên các thông tin đăng tải trên báo chí đều theo định hướng của Ðảng cầm quyền!”
Trong những ngày qua, không hiểu vô tình hay cố ý mà cùng một thời điểm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và một số tổ chức như “Phóng viên không biên giới”, “Tự do ngôn luận quốc tế” liên tiếp tổ chức “vinh danh” một số người.
Việt đang sử dụng internet để xuyên tạc, bôi nhọ và chống phá Việt Nam. Việc “vinh danh” của họ nhằm mục đích gì?
Nhiều năm qua, việc người Việt Nam được trao một giải thưởng quốc tế nào đó không còn là chuyện hiếm. Bằng tài năng, trí tuệ của mình, nhiều người Việt Nam đã mang lại vinh dự cho Tổ quốc qua các giải thưởng có uy tín trên thế giới. Mặc dù còn một số hạn chế nhất định, nhưng điều đó vẫn chứng tỏ tài năng, trí tuệ Việt Nam, với những bước phát triển rất đáng tự hào. Từ nghệ sĩ Ðặng Thái Sơn, nhà toán học Ngô Bảo Châu, kỳ thủ Lê Quang Liêm,… đến hàng trăm học sinh đạt giải cao trong các kỳ Olympic khoa học quốc tế thật sự là niềm tự hào, trở thành tấm gương để thế hệ trẻ noi theo, tiếp tục làm rạng danh Tổ quốc. Ngược lại, một số “giải thưởng quốc tế”, do một số tổ chức nước ngoài trao cho một số người có hành vi vi phạm pháp luật, không những không đem lại vinh dự cho Tổ quốc mà còn làm xấu đi hình ảnh đất nước trong mắt bạn bè quốc tế, đó là trường hợp của những người như Tạ Phong Tần, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Hoàng Vi.
Huỳnh Ngọc Chênh được tổ chức “Phóng viên không biên giới” (RSF) – một tổ chức phi chính phủ thành lập tại Pháp vào năm 1985 với nhiệm vụ cổ súy cho tự do báo chí và tự do ngôn luận kiểu phương Tây, trao giải “Công dân mạng 2013″ nhân Ngày Thế giới chống kiểm duyệt Internet (12-3). Nguyễn Hoàng Vi được tổ chức “Tự do ngôn luận quốc tế” (IFEX), có trụ sở chính tại Canada, “vinh danh” là một trong bảy phụ nữ tiêu biểu về bảo vệ quyền tự do ngôn luận; riêng Tạ Phong Tần là một trong chín phụ nữ được Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải “Phụ nữ can đảm nhất thế giới 2013″. Trên thực tế, đây là các giải thưởng mà nếu không có sự tâng bốc của mấy tổ chức phản động như Việt Tân, đảng Dân chủ Việt Nam,… cùng mấy cơ quan truyền thông VOA, BBC, RFA, RFI,… và một số blog của các đối tượng có thái độ chống đối, thì hầu như không ai biết tới. Thật ra, đây không phải là lần đầu các đối tượng có “thâm niên” trong việc chống đối Nhà nước Việt Nam được trao tặng các “giải thưởng nhân quyền”. Tính sơ sơ cũng đã có gần chục loại “giải thưởng nhân quyền” được trao cho các đối tượng chống đối ở Việt Nam, nhưng để gây tiếng vang, người ta còn đề cử vài ba người để xét nhận giải thưởng Nobel hòa bình, Nobel văn chương!
Ðể trao giải cho Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Hoàng Vi và Tạ Phong Tần, RSF, IFEX và Bộ Ngoại giao Mỹ đã bỏ qua, thậm chí đi ngược lại tôn chỉ, mục đích và ý nghĩa ban đầu của các giải thưởng mà họ đã khởi xướng là “khuyến khích và bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do internet”. Và họ cũng không e dè khi nói rõ điều này, như khi trả lời phỏng vấn đài VOA, Giám đốc phụ trách truyền thông của RSF – Lucie Morillon cho rằng: “Trao giải thưởng cho blogger Chênh là cách chúng tôi ghi nhận sự đóng góp của những nhà báo tự do tại Việt Nam cổ súy cho quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin và tự do internet bất chấp sự đàn áp và kiểm duyệt gắt gao của nhà cầm quyền Hà Nội”. Còn đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ, trong phát biểu tại buổi trao giải “Phụ nữ can đảm nhất thế giới 2013″ lại “ca ngợi” Tạ Phong Tần là “một trong những blogger đầu tiên tại Việt Nam bình luận về các tin tức, sự kiện chính trị bị nhà cầm quyền hạn chế; giúp thức tỉnh các blogger và nhà báo tại Việt Nam dám dũng cảm chuyển tải thông tin, chính kiến tới người dân Việt Nam”. Hai ý kiến trên cho thấy đối với RSF, IFEX và Bộ Ngoại giao Mỹ, vấn đề không phải là “tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do internet”, mà là “tự do chống đối” Nhà nước Việt Nam. Bởi vậy, biện bạch thế nào thì họ cũng không thể lẩn tránh một sự thật là, bằng việc trao giải thưởng, họ đã tiếp tay cho cái xấu, cổ vũ cho người đã có hành vi vi phạm pháp luật. Như trường hợp Tạ Phong Tần, ngày 9-3, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định: “Ðây là việc làm sai trái, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, không có lợi cho sự phát triển quan hệ hai nước”.
Trước hết cần khẳng định Tạ Phong Tần, Huỳnh Ngọc Chênh và Nguyễn Hoàng Vi không phải là những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Có thể tìm hiểu điều này qua các bài viết, ý kiến mà các đối tượng này đã đăng tải trên blog cá nhân hay trả lời phỏng vấn của một số báo, đài nước ngoài. Trong đó, họ xuyên tạc tình hình kinh tế – xã hội trong nước, vấn đề khai thác bô-xít ở Tây Nguyên để kích động chống phá, gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. Trong ba đối tượng này, nổi bật hơn cả là Tạ Phong Tần. Báo chí trong nước đã công bố cụ thể nhiều thông tin mà lẽ ra, Bộ Ngoại giao Mỹ cần tham khảo trước khi “vinh danh” người này. Chính Tạ Phong Tần từng thừa nhận đã nhiều lần viết bài, trả lời phỏng vấn của báo, đài nước ngoài để nói xấu ngành Công an, nói xấu Nhà nước. Tính đến thời điểm trước khi bị bắt năm 2011, Tần đã viết, phát tán gần 900 bài viết có nội dung xuyên tạc, chống đối Nhà nước Việt Nam theo “kịch bản” của các cá nhân, tổ chức bên ngoài; viết và trả lời BBC, RFI, RFA hơn 100 bài. Với những hành vi cố tình và mang tính hệ thống đó, tại phiên tòa sơ thẩm ngày 25-9-2012, Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Tạ Phong Tần 10 năm tù giam vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo Ðiều 88 Bộ luật Hình sự. Ðây chính là cơ sở để khẳng định Tạ Phong Tần đi lạc vào ý nghĩa của giải thưởng “Phụ nữ can đảm thế giới 2013″ như tôn chỉ, mục đích giải thưởng này của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Vậy ý đồ phía sau các giải thưởng nhân quyền nói trên là gì? Xét từ bản chất vấn đề thì Tạ Phong Tần, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Hoàng Vi hay một số đối tượng khác như Nguyễn Văn Hải (blog “Ðiếu cày”), Phan Thanh Hải (blog “Anh ba Sài Gòn”), Vũ Quốc Tú (blog Uyên Vũ), Ngô Thanh Tú (blog Thiên Sầu), Lê Hồ Ngọc Ðiệp (blog Trăng đêm), rồi Phạm Thanh Nghiên, Trần Khải Thanh Thủy, Lê Thị Công Nhân, Huỳnh Thục Vy… chỉ là mấy “quân bài”, trong chiến lược “diễn biến hòa bình” mà các thế lực thù địch cùng một số người đang rắp tâm triển khai ở Việt Nam. Họ cố gắng tô vẽ cho các đối tượng này qua các mỹ từ “nhà báo tự do”, “nhà hoạt động dân chủ”, “tù nhân lương tâm”,… Nhưng họ không thể che đậy được một “kịch bản” đã và đang được triển khai để vừa làm ảnh hưởng tới uy tín của Ðảng và Nhà nước Việt Nam, vừa lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do internet để tiến hành hoạt động chống đối nhằm gây bất ổn chính trị ở Việt Nam. Việc trao các loại “giải thưởng nhân quyền” cho các đối tượng kể trên chính là một phần của kịch bản này. Và thật sự là hành động cổ súy, dung túng cho phần tử chống đối Nhà nước, can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Sự việc càng nghiêm trọng hơn, sau khi được người ta “vinh danh”, bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp, Tạ Phong Tần, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Hoàng Vi đã trả lời phỏng vấn, “phát biểu cảm tưởng” trên một số cơ quan truyền thông thiếu thiện chí với Việt Nam như VOA, RFA, RFI, BBC… Riêng với Huỳnh Ngọc Chênh, nhân vật này tỏ ra rất hí hửng và đắc thắng với “vinh dự” của mình, nên đã đi quá xa khi phát biểu tại lễ trao giải “Công dân mạng 2013″, đã lớn tiếng vu cáo Nhà nước Việt Nam cản trở các blogger, hạn chế tự do báo chí, cho rằng ở Việt Nam không có báo chí tư nhân nên các thông tin đăng tải trên báo chí đều theo định hướng của Ðảng cầm quyền! Tuy nhiên, những lời lẽ đó lại chứa đựng một mâu thuẫn mà chắc chắn chính Huỳnh Ngọc Chênh không thể lý giải. Bởi, nếu thật sự Việt Nam cản trở các blogger thì làm sao “lực lượng blogger” ở Việt Nam có thể ngày càng phát triển “lớn mạnh và rộng khắp” như chính Huỳnh Ngọc Chênh thừa nhận khi phát biểu tại buổi nhận giải? Làm sao hằng ngày Huỳnh Ngọc Chênh vẫn công bố bài trên blog của ông ta mà không bị gây khó khăn? Sao ông ta lại phủ nhận và nói xấu những điều mà chính ông ta đang được thụ hưởng? Tương tự như thế, khi trả lời phỏng vấn của BBC và RFA, Nguyễn Hoàng Vi và Tạ Minh Tú – em gái Tạ Phong Tần, đều bày tỏ niềm “vinh dự”, “tự hào” vì được trao “giải thưởng”; họ coi đây là nguồn “khích lệ” cho các “nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền” tại Việt Nam! Là người Việt Nam, họ nên thấy xấu hổ chứ không phải là vinh dự, vì hành vi của họ đã hoàn toàn đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, của dân tộc và vi phạm pháp luật của Việt Nam. “Giải thưởng” họ được trao chỉ làm cho họ ngày càng trở thành công cụ đắc lực trong tay những người đang tìm mọi cách chống phá, cản trở, với ý đồ làm thay đổi bản chất chính trị – xã hội ở Việt Nam mà thôi.
LAM SƠN
Nguồn: Báo Nhân dân
Tin cùng chuyên mục:
Chiến công xuất sắc của công an Hà Nội: Triệt phá đường dây mua bán thận qua mạng xã hội
Vụ cưỡng đoạt tài sản ở Nam Định: 3 cán bộ Báo Giao thông bị khởi tố
Đèn tín hiệu không có lỗi – Ý thức người tham gia giao thông mới là chính
Cảnh giác với tổ chức “Năng lượng gốc Trống đồng Việt Nam”