MỘT NỬA SỰ THẬT ĐÃ LÀ SỰ GIẢ DỐI, THƯA ÔNG HOÀNG XUÂN PHÚ

Người xem: 414

CuTeo@
PHẢN HỒI BÀI VIẾT CỦA HOÀNG XUÂN PHÚ VỀ “ĐỘC QUYỀN NÓI DỐI”

Hoàng Xuân Phú là ai?
Giáo sư, Viện Toán học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Nghiên cứu viên 1984, Phó giáo sư 1992, Giáo sư 1996)





Địa chỉ cơ quan: Viện Toán học,18 Đường Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại cơ quan: (+84) (4) 37563474-212
Fax cơ quan: (+84) (4) 37564303
E-mail: hxphumath.ac.vn, phuiwr.uni-heidelberg.de
Điện thoại nhà riêng: (+84) (4) 37543746
—————-
Cần phải nhìn nhận công bằng là GS, VS, TS Hoàng Xuân Phú (HXP) là người có học, không những thế HXP là người học rộng, học cao và có tầm nhìn kiểu toán học cùng với những trải nghiệm trong cuộc sống Tây phương.
Thế nhưng, liệu ông HXP có công bằng? Tôi cho là không công bằng. Những bài ông viết có thể nói là hay, nhưng vẫn còn mâu thuẫn giữa các nội dung với nhau và mâu thuẫn với chính tư tưởng của ông. Ấn tượng đặc biệt là ông giỏi đánh tráo khái niệm và đánh lận con đỏ con đen để mê hoặc người đọc.
Trong hầu hết các bài viết của HXP, người đọc không khó nhận ra ông luôn hô hào cho việc tôn trọng các quyền phản biện của con người. Hầu hết các bài viết của ông đều có chủ ý tấn công vào lãnh đạo đảng cộng sản và chính quyền hiện nay. Tôi cho chuyện đó là bình thường và tôi tôn trọng điều đó.
Thế nhưng, người đọc không khó nhận ra thái độ của ông khi viết bài: “Chẳng nhẽ lại độc quyền cả nói dối?” được đăng tải trên nhiều trang mạng. Chính cái hồn của bài viết này đã phản lại lối tư duy của ông và đi ngược lại với tư duy phản biện của HXP. 

Đọc bài viết của ông HXP, tôi có mấy ý thế này:
#1. Nói về kiến nghị 72. 
Cái Kiến nghị 72, thực chất là bản góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 của nhóm 72 nhân sĩ, và nó đã được một đoàn đại diện gồm 15 người chính thức trao cho ông Lê Minh Thông, là Phó Chủ tịch Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và Phó Trưởng Ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, vào sáng ngày 4/2/2013 tại Văn phòng Quốc hội, 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội. Sự kiện trao kiến nghị ấy đã được dư luận rất quan tâm và được báo chí đưa tin. 

Thực ra, nếu chỉ dừng lại ở đó thì cái Kiến nghị này có lẽ sẽ được trân trọng hơn. Nguồn cơn làm cho người dân nghi ngờ về chất lượng của bản kiến nghị cũng như động cơ hay sự thật tâm của những người này lại xuất phát từ chính những người trong nhóm 72 và từ sự phanh phui sự thật của Báo Đại Đoàn Kết và của một blogger có nick là Bần Cố Nông.

Nếu như không có sự khuyếch trương thanh thế thái quá, nếu như không có sự gian dối do việc ham số lượng của các vị nhân sĩ kia, có lẽ sẽ chả có chuyện gì sảy ra. Vấn đề nằm ở chỗ, sau khi bị Đại Đoàn Kết và Bần Cố Nông phanh phui, thay vì tiếp thu và sửa sai theo tinh thần cầu thị của nhân sĩ thì chính các vị lại nổi đóa lên, xù lông xù cánh và vội vã vu cho Đại Đoàn kết là thiếu thiện chí, và Bần Cố Nông là bỉ ổi, là dư luận viên của Đảng. Phải chăng, cách phản ứng đó là phương pháp luận duy nhất đúng của các vị nhân sĩ?

Chính vì những phản ứng đó, cộng thêm bức xúc từ dư luận xã hội, với mục đích làm sáng tỏ vấn đề, VTV đã phải vào cuộc, và việc gọi bản kiến nghị kia là “Cái gọi là” cũng là lẽ dễ hiểu bởi người dân đang nghi ngờ về tính chính danh của nó. Tôi không hề thấy có điều gì bất ổn ở đây. 

Theo tôi, VTV chỉ làm cái việc nó phải làm là công bố sự thật về bản danh sách đã được khuếch trương sau khi điều tra ở Thái Bình và Hà Tĩnh, và điều này cũng giống như phản biện xã hội vậy. Chính ông HXP cũng nói đến phản biện, thông qua phản biện ta tìm ra chân lý. Vậy cớ làm sao ông HXP lại cho rằng VTV có thái độ này nọ với Kiến nghị 72? Cách làm việc của VTV có thể không hoàn toàn khoa học, nhưng họ mời khách đến không phải để trình ra cái bằng chứng, mà là để hỏi thái độ của người dân đối với sự việc. Với tư cách khách mời, 5 vị kia trả lời và bày tỏ thái độ như thế không có gì là sai. Người dân có quyền nói lên suy nghĩ và chính kiến của mình, sao ông HXP dám nói là “Chắc ông Trích túm lấy cái thông tin đã nghe được (có lẽ từ thời sự VTV) về xứ Nghệ An xa xôi làm bằng chứng, để suy diễn ra ở Thái Bình, nơi mà chính ông đang sinh sống“. Liệu có nhất thiết phải bắt họ nói đã nghe thông tin đó ở đâu không?

Trong bài viết của mình, ông HXP luôn cố ý nói đến “bằng chứng” để làm sai lệch buổi phỏng vấn các khách mời, ông cần bằng chứng ư? Phiền ông bớt chút thời gian vào đọc báo Đại Đoàn Kết để có thêm bằng chứng nhé. Nếu ông không coi Đại Đoàn Kết bằng Blog thì ông vào trang Bần Cố Nông hay các trang mạng khác để đọc lại bản danh sách ma (tôi tạm gọi thế, tôi không nghĩ nó hoàn toàn ma đâu nhé) mà Bần Cố Nông cố ý chọc ghẹo thái độ khoa học của các vị nhân sĩ

Đã tranh luận thì ta nên sòng phẳng và tôn trọng nhau phải không ông HXP? Chính tôi – CuTeo@ – cũng nghi ngờ bản danh sách đó đã được thỏi phồng lên, nghĩa là nó thiếu đi tính trung thực. Lí do đơn giản, chưa cần đến các thủ pháp của Đại Đoàn kết, chỉ với Bần Cố Nông mà đã có đến mười mấy vị trong danh sách hoàn toàn chưa hề có mặt trên đời này rồi, và chỉ 5 ngày sau vẫn trên trang Bauxite, lại xuất hiện thêm một danh sách với mật mã “cách một tên, đọc một tên và đọc ngược“, nó cho thấy các vị nhân sĩ lại tiếp tục gian dối.

Đến đây, liệu ông HXP có đăt vấn đề về tư duy tác nghiệp của các vị nhân sĩ hay không? Xin mượn lời của chính ông: Vở hài kịch này được thiết kế bởi tầm tư duy nào và cho tầm tư duy nào vậy?

Chưa hết, chính tôi cũng nghi ngờ về chất lượng của bản kiến nghị 72 của các vị. Nghe danh các vị là nhân sĩ, trí thức tôi rất nể trọng. Nhưng trong số 72 vị tự xưng là nhân sĩ kia, có vị nào không phải nhân sĩ không? nếu có vài vị không phải là nhân sĩ thì xin hỏi dưới góc độ toán học, ông HXP có dám gọi họ là một tập hợp nhân sĩ không? Nếu không phải thì làm sao nhân danh nhân sĩ được? Vậy tính chính danh của các vị để đâu?

Mặt khác, các vị nhân danh nhân sĩ, nhưng các vị có chuyên ngành không? hoặc ít nhất là có kiến thức về Luật học để xây dựng Hiến Pháp hay không? Ông HXP giỏi toán, ông có lẽ không giỏi về môn khác, các vị khác cũng tương tự như vậy mặc dù trên thực tế, nhiều người giỏi nhiều chuyên ngành khác nhau, nhưng không phải nhân sĩ nào cũng thế. Đó, nhân sĩ còn như thế huống hồ là nông dân và sinh viên. Nói dài dòng như thế là để ông hiểu rằng nông dân ta có rất ít người hiểu về luật chứ đừng nói đến Hiến pháp và lại còn kêu gọi bỏ điều 4 Hiến pháp, đó là chuyện hoang tưởng. Từ sự nghi hoặc này, tôi nghi ngờ chất lượng bản Kiến nghị của các vị kia.
#2. Vấn đề tác nghiệp của VTV


Còn đây, ông HXP viết: “Quả thật, không biết chọn từ gì lịch sự hơn là “thảm hại” để chỉ lối tư duy và tác nghiệp đã được chư vị phô diễn. Điều còn phân vân là nguyên nhân: Không hiểu do trình độ quá thấp, nên chư vị không thể tự nhận ra sự ngờ nghệch của bản thân và đồng nghiệp, hay vì chư vị quá coi thường nhân dân, cho rằng chúng tôi ngu ngốc đến mức không thể phân biệt đúng – sai, nên chư vị nói gì cũng tin nấy?

Cứ coi như vì quá căm thù những người ủng hộ “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992”, nên chư vị mới dựng chuyện để bôi nhọ họ. Nhưng những khán giả truyền hình và bạn đọc chất phác thì tội tình gì, có hiềm khích gì với chư vị, mà lại nỡ lừa họ một cách sống sượng như vậy”?

Theo tôi, ông HXP lộng ngôn mất rồi. Tác nghiệp của nhà đài có thể chưa chuyên nghiệp, tay nghề của phóng viên có thể chưa tốt, nhưng tôi thấy họ làm đúng. Đúng là ở chỗ họ không có ý định làm bẽ mặt các vị nhân sĩ bằng việc chìa ra bằng chứng. Thay vì làm điều đó, họ có cách làm khách quan hơn là mời khách phát biểu và bày tỏ thái độ trước sự gian dối của các vị nhân sĩ. Điểm này ông HXP đã bị nhầm lẫn về mục đích của buổi phỏng vấn trên truyền hình và CuTeo@ hoàn toàn không thấy có chỗ nào lừa lọc đến sống sượng như kiểu Kiến nghị 72 của các ông.

Ông HXP viết thế này: “Vâng, ngay cả biên tập viên Quang Minh lẫn 5 nhân chứng đều không hề đưa ra được một bằng chứng nào cả!!! Bằng chứng thuyết phục không có đã đành, bằng chứng ngụy tạo ngờ nghệch cũng không có nốt!“. Xin thưa với ông Phú, VTV không được phép nói sai sự thật, đó là lương tâm và đạo đức tối thiểu của nhà báo, nhà đài. Việc họ không đưa những bằng chứng ngụy tạo là tôn trọng người dân, tôn trọng sự thật. Nếu ông muốn bằng chứng ngụy tạo, ông không phải đi đâu xa, ông kiểm tra ngay trong danh sách những người Kiến nghị của các ông ấy, tôi chắc nó nằm trong đó đấy.

#3. Chính danh hay nặc danh


Hiến pháp là chuyện đại sự, vì thế đã mang danh là nhân sĩ góp ý, thì nên chính danh thay vì nặc danh. CuTeo@ thấy một số vị trong danh sách đã điền đầy đủ các thông tin cá nhân của mình, điều này làm cho chúng tôi tôn trọng. Nhưng phần còn lại vì sao phải nặc danh khi mang danh trí thức hay nhân sĩ để góp ý kiến về một văn bản quan trọng đến nhường ấy? Câu trả lời không khó phải không ông HXP?

Sử dụng tên giả để góp ý theo tôi vẫn còn may ông HXP ạ. Nhưng đằng này sử dụng những người chưa từng được sinh ra trên cõi đời này để ký vào văn bản quan trọng như Hiến pháp chắc chỉ có các ông mới làm thế. Người dân Việt Nam không ngu đến như thế đâu thưa Giáo sư, Viện sĩ, Tiến Sĩ Hoàng Xuân Phú ạ. Ông có thể giải toán nhưng người dân không hiểu, nhưng ông đưa người chưa từng có mặt trên thế gian này vào danh sách thì người dân chúng tôi phách vị ông liền.
Ông Phú cũng không nên ví von việc dùng tên giả, hay người không có thật với việc dùng bí danh của các tiền bối cách mạng trong thời kì hoạt động bí mật. Tôi không nói đến việc ví như thế là có vấn đề về đạo đức hay luân lí, nhưng ví như thế là đánh lận con đỏ con đen.

Ông Phú dùng xảo thuật ngôn từ để đánh lận đỏ đen, đồng nhất những người không có thật với người có thật nhưng mang tên giả. Chơi như thế là thiếu sòng phẳng và không công bằng. Thử hỏi những cái tên mà Bần Cố Nông cố tình tạo ra (Bần, sẽ, chơi, nhân, sĩ, một, vố, đau, ba, cái, trò, mị) có phải là bí danh không? Liêu những cái tên đó có phải của người đã kí vào Kiến nghị 72 không? Tôi dám chắc đó chỉ là những cái tên “Ma”, và nếu là tên “ma” thì cái danh sách Kiến nghị đó không là danh sách ma thì là cái gì? Rõ ràng, một nửa sự thật không bao giờ là sự thật cả ông Phú nhỉ?

Còn đây, ông viết: “giả sử có người khai man tên giả để lĩnh thêm vài suất tài trợ thì đi một nhẽ. Đằng này, trong hoàn cảnh nguy hiểm không kém thời các bậc cách mạng tiền bối hoạt động bí mật, nếu ai đó sử dụng bí danh, không vì vụ lợi, mà chỉ nhằm nói lên một sự thật giản đơn, là có thêm một người ủng hộ ‘Kiến nghị về sửa đổi Hiến Pháp năm 1992″, thì có gì xấu xa?”. Thứ nhất, như trên đã nói, Hiến Pháp không phải là chuyện đùa cợt mà là chuyện hệ trọng của một quốc gia, người ta không thể tùy tiện bịa đặt ra một cái tên giả để góp ý được. Cứ như ông nói, thì tôi đây, có thể lấy tên Hoàng Xuân Phú để kiến nghị những điều sai trái được không? Thứ hai, người thi có thể có bí danh, nhưng không phải là người thì có bí danh được hay không, hả ông Phú? 
Bài viết của ông dài quá, nhiều điểm ông ngụy biện quá, tôi tạm thời dừng ở đây, khi nào có thời gian tôi sẽ tranh luận cùng với ông.


Chúc ông sức khỏe và sự minh mẫn.


CuTeo@

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *