CuTeo@
Nổi tiếng nhờ vào việc chửi lại dân tộc, quê hương mình còn bỉ ổi hơn cả các sao nổi tiếng nhờ khoe thân, clip sex, con rơi.
Đó là lời nhận xét vừa hài hước nhưng cũng đầy bức bối của CuTeo@. Trong cuộc trò chuyện thú vị cùng phóng viên, ông CuTeo@ cũng đưa ra những lý giải về hiện tượng Huỳnh Ngọc Chênh nhận giải Công dân mạng.
– Xin chào ông, ông đánh giá như thế nào về việc Blogger Huỳnh Ngọc Chênh được nhận giải Công dân mạng tại Pháp?
– Ồ, lại Chênh à? Thời cổ đại Hy Lạp đã có một kẻ muốn nổi tiếng bằng cách đốt bỏ ngôi đền thiêng Artemis- một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại, cuối cùng nó cũng nổi tiếng, được nhiều người biết đến nhưng không ai gọi tên mà chỉ gọi là thằng đốt đền. Có một thực trạng là ai đó muốn nổi tiếng nhanh chóng, thì cách nhanh nhất là chửi lại đất nước mình, dân tộc mình, mang cái điều chưa tốt của đất nước ra mà bêu xấu với quốc tế và coi đó là phổ biến. Điều này cũng giống như anh chửi lại cha mẹ mình vậy. Huỳnh Ngọc Chênh mà anh nói đến thuộc dạng như thế.
Và thực tế, đã có những Blogger nổi tiếng như HB, hay DG (Dái Ghẻ) cũng đã kêu gọi trao giải “Dái Lệch” cho Chênh để ám chỉ con người này không bình thường về mặt sinh học dẫn đến bất bình thường về nhân cách.
À mà xin bổ sung, HB đề cử giải “Cái lề gì thốn” cho Huỳnh Ngọc Chênh, các bạn có thể xem ở đây.
Xin mở rộng ra một chút, ở làng xã Việt Nam cũng có một người rất nổi tiếng đó là anh Mõ, kẻ lúc nào cũng vênh váo, rằng “tôi chưa trải chiếu các cụ chưa được ngồi” và, “một mình một chiếu thảnh thơi ngồi” đánh chén, khi cao giọng chả ai đối đáp lại, mà không hiểu rằng, ngồi ăn với Mõ, cãi nhau với Mõ là một điều sỉ nhục! Vậy thì thằng Mõ có nổi tiếng nhưng bị mất tên chỉ được gọi bằng cái danh từ chung: Mõ! Dưới góc nhìn này thì người Việt không lấy gì làm tự hào khi có thêm Chênh nhận giải.
Cũng cần nói thêm là cái giải như vừa rồi của tổ chức phóng viên không biên giới bắt đầu rộ lên cách đây một vài năm, đối tượng mà họ nhắm đến chính là những người tìm mọi cách để nổi tiếng như anh Mõ, bất chấp việc nổi tiếng bằng tai tiếng, bằng clip sex, bằng ăn mặc hở hang, bằng khoe không chồng mà chửa, rồi giờ là khoe đi xét nghiệm AND để nhận con, khoe đi hiếp nữ sinh đang ngồi trên ghế nhà trường hay bình bầu cho những phụ nữ của năm.v.v..tóm lại là lũ biến thái.
– Xin lỗi, ý ông muốn nói là họ chỉ là những tay biến thái?
– Ồ vầng, chính thế. Bình thường, họ vẫn là công dân Việt, có tầm nhận thức khá trung bình, có đời sống vật chất đầy đủ, nhưng lại suy dinh dưỡng về tâm hồn, cho nên mới có chuyện một số GS, hay TS, hay tướng tá về hưu hư hỏng, vì họ không có cái gốc vững, tự thân họ đã là những kẻ cơ hội bênh hoạn.
– Ông nghĩ như thế nào về giải thưởng Công dân mạng?
– Trước hết, nói về giải thưởng. Thường thì ai đó có công hoặc xuất sắc về một lĩnh vực nào đó thì họ sẽ được đề xuất trao giải. Thế nhưng, chúng ta hiện giờ lại có cả giải ngược. Ví dụ như giải Nobel Ngược, hay giải cho những thảm họa.v.v..Tôi nghĩ, trao giải này cho Huỳnh Ngọc Chênh là thuộc trường hợp thứ hai, tức là trao giải cho những thảm họa. Người phương Tây nói, “Sân khấu là thánh đường, người đến đó thì phải bỏ những đôi giày bẩn của mình ngoài cổng“. Tiêu chuẩn để có thể bước chân vào thánh đường phải là những người tử tế, những thiên thần, nhưng bây giờ rất nhiều ma quỷ cũng thích đến thánh đường khi muốn thể hiện chúng là thiên thần.
Tất nhiên cũng không loại trừ trường hợp, anh muốn nhận giải thì một trong các tiêu chuẩn đầu tiên mang tính bắt buộc là phải có “Đôi giầy bẩn” hoặc cái tương tự như cái “Bút bẩn“, cái “Miệng bẩn” hay chí ít cũng là cái “đầu bẩn“. Điều này cho thấy, bản thân cái anh trao giải cũng phải là loại “cực bẩn” bất kể anh ta khoác áo Nhà nước hay Bộ Ngoại giao hay Phi chính phủ.
Ở chùa mình còn có ông thiện ông ác, ông thiện thì khuyến thiện, ông ác thì trừ ác, còn giờ thánh đường thì ai muốn vào cũng được, nhất là thánh đường trên mạng In Tờ Lét.
– Ô, ông vừa nói đến cái tiêu chuẩn bắt buộc là những ai muốn nhận giải thì trước hết phải “bẩn“, xin ông nói rõ hơn điểm này?
– Vầng, cái đó tôi nghĩ cũng là bình thường thôi. Tiêu chuẩn “bẩn” được mặc định trong giải này. Các anh cứ vào Google mà tra cứu, 100% những người nhận giải này đều là những người “bẩn” hoặc “cực bẩn“, hoặc có thể mở rộng hơn là những anh có vấn đề tâm thần, tôi không nói là họ bị dồ, nhưng não trạng có vấn đề bởi sự phản trắc trong những con người này. Này nhé, tôi liệt kê: Tạ Phong Tần, Huỳnh Ngọc Chênh, Hoàng Vy, Người Buôn Gió (Bùi Thanh Hiếu). Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), Phan Thanh Hải (Blog anh ba sài gòn), Vũ Quốc Tú (Blog Uyên Vũ), Ngô Thanh Tú (Blog Thiên Sầu), Lê Hồ Ngọc Điệp (Blog Trăng Đêm), rồi Phạm Thanh Nghiêm, Lê Thị Công Nhân hay Hoàng Thục Vy…Tất cả những người này đều có đặc điểm chung là chống lại dân tộc, thóa mạ dân tộc và sẵn sàng quay đầu nâng bị bợ đỡ ngoại bang. Thấy chưa?
– Vâng ông nói có lý, nhưng có vẻ như họ đang thành sao?
– Vầng, đúng. Chính xác hơn là họ khát khao đến cháy bỏng được trở thành sao. Nhưng rốt cuộc họ chỉ là “sao đom đóm“. Cái chính là họ bị bệnh vĩ cuồng, tự huyễn hoặc, không biết mình là ai, bất tài nhưng muốn nổi tiếng bằng mọi cách nên dù kém cỏi đến mấy cũng “cố đấm ăn xôi” làm hết trò nọ đến trò kia, thậm chí là kêu gọi cả ngoại bang “đánh cho Việt Nam một trận” để nổi tiếng nên vẫn chỉ là những kẻ “gian hùng vô đạo”.
– Theo ông, bản chất của trào lưu chửi bới lại đất nước và chế độ đã nuôi dưỡng họ để làm mồi câu dư luận là gì?
– Có câu “chân dài thích dệt thị phi”, người ta cứ thích làm những chuyện chướng tai gai mắt để nổi tiếng. Quê nhà tôi ngày xưa có một ông trưa nào đúng lúc mọi người đang nghỉ cũng ghé miệng vào chum hát cho âm thanh nó khuếch đại lên, cho cả làng nghe thấy. Mặc dù cả làng chửi nhưng anh ta vẫn làm như vậy để được mọi người biết tới “giọng ca vàng” của mình. Kết cục, không ai gọi anh ta là ca sĩ, chỉ gọi là cái thằng bò rống. Một anh khác thì có tài đánh rắm thối, cứ khi nào có đông người thì anh ta lại ủm một tràng, làm ai nấy đều bịt mũi, và trẻ con thì cười khoái trá, rốt cuộc thì người làn tôi gọi anh ta là thằng thối ruột.
Thế thì thích nổi tiếng, thích dệt thị phi, dùng ngay quá khứ bất hảo và hiện tại vô luân của mình một cách trơ trẽn để nổi lên, rồi tự “quay tay” thì gọi là gì? Một thằng thủ dâm chính trị không hơn không kém. Cái chính là In Tờ Lét đưa họ lên trao giải, làm cho một thế hệ gối ôm, hay gấu bông, fan cuồng tung hô sặc sụa và làm cho họ ảo tưởng về mình.
Tôi biết có những người muốn nổi tiếng đến mức ngày nào cũng xuất hiện trên báo, kể cả việc báo ấy chỉ dùng để chùi đít, thì tự họ lại AQ rằng những người đi ị vẫn có thể nhìn thấy mặt họ trước khi chùi. Có nghĩa là chỉ cần tần suất xuất hiện nhiều là trở thành người nổi tiếng, nhưng quan niệm đó là vô đối, nếu chỉ như vậy anh không khác gì một anh Mõ làng.
Đấy, anh xem đi, số phận nhưng kẻ như thế có khá được không?
– Ý ông là…?
– Ý tôi là những kẻ dám leo lên các diễn đàn để thóa mạ lại đất nước mình thì không thể khá lên được, cái gì cũng có cái giá của nó, gieo gió thì sẽ gặt bão. Sau khi tới “Thánh đường” để nhận giải, Tạ Phong Tần, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Hoàng Vi đã trả lời phỏng vấn, “phát biểu cảm tưởng” trên một số cơ quan truyền thông thiếu thiện chí với Việt Nam như VOA, RFA, RFI, BBC… Riêng với Huỳnh Ngọc Chênh, nhân vật này tỏ ra rất hí hửng và đắc thắng với “vinh dự” của mình, nên đã đi quá xa khi phát biểu tại lễ trao giải “Công dân mạng 2013″, đã lớn tiếng vu cáo Nhà nước Việt Nam cản trở các blogger, hạn chế tự do báo chí, cho rằng ở Việt Nam không có báo chí tư nhân nên các thông tin đăng tải trên báo chí đều theo định hướng của Ðảng cầm quyền! Tuy nhiên, những lời lẽ đó lại chứa đựng một mâu thuẫn mà chắc chắn chính Huỳnh Ngọc Chênh không thể lý giải. Bởi, nếu thật sự Việt Nam cản trở các blogger thì làm sao “lực lượng blogger” ở Việt Nam có thể ngày càng phát triển “lớn mạnh và rộng khắp” như chính Huỳnh Ngọc Chênh thừa nhận khi phát biểu tại buổi nhận giải? Làm sao hằng ngày Huỳnh Ngọc Chênh vẫn công bố bài trên blog của ông ta mà không bị gây khó khăn? Sao ông ta lại phủ nhận và nói xấu những điều mà chính ông ta đang được thụ hưởng? Tương tự như thế, khi trả lời phỏng vấn của BBC và RFA, Nguyễn Hoàng Vi và Tạ Minh Tú – em gái Tạ Phong Tần, đều bày tỏ niềm “vinh dự”, “tự hào” vì được trao “giải thưởng”; họ coi đây là nguồn “khích lệ” cho các “nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền” tại Việt Nam! Họ làm thế khác gì cởi truồng để nổi tiếng?
Có một câu như thế này “người dại cởi truồng, người khôn xấu mặt”, tôi không hiểu bố mẹ, gia đình của những người dùng scandal để “nổi lềnh phềnh như cứt trôi sông” đó có ý kiến gì về con em mình không?
– Xấu hổ, vâng thưa ông, còn một câu hỏi cuối cùng trao cho: Ông có nghĩ rằng, giải thưởng Công dân mạng vừa đươc trao cho Huỳnh Ngọc Chênh có là công bằng với các Blogger khác ở Việt Nam?
– Ồ, câu hỏi này của anh vừa “đểu vừa thú vị đây”. Có lẽ không nên đặt vấn đề công bằng ở đây vì như tôi vừa nói, cái giải này chỉ như cái thảm họa của ca sĩ tự lột truồng mình mà thôi, kẻ nào nhanh chân và liều mạng tới mức vô luân là ok. Nhưng khách quan mà nói, so sánh Chênh và Vinh (Ba Sàm) thì có lẽ Vinh xứng đáng được trao giải này hơn bởi mức độ chống phá của Vinh khủng khiếp hơn. Nhưng sao Vinh lại không được “vinh danh” trong giải này? Dư luận cho rằng Vinh chỉ là cánh tay nối dài của ĐCS mà thôi, mà một khi đã là cánh tay nối dài của ĐCS thì cái thằng Phóng viên không biên giới kia có trao cho Vinh không? Tất nhiên, cũng còn ý kiến khác mà chúng ta chưa thể xác minh ngay được, Vinh có liên quan đến Việt Tân. Một khi đã dính dáng đến khủng bố thì chả ai dại gì mà trao giải, có phỏng?
Tóm lại, giải thưởng Công dân mạng mà Chênh vừa nhận cũng chỉ có thể gây tiếng vang nhất định bởi nó có mùi như rắm mít mà thôi. Có lẽ chúng ta nên dừng câu chuyện ở đây để khỏi làm mất thời gian của bạn đọc.
– Vâng, đó đích thị là giải thưởng “Rắm Thối“. Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện.
Vĩnh Phúc, ngày 15 tháng 3 năm 2013
Tin cùng chuyên mục:
Hương sắc Hà Nội – Một trong 50 thành phố tuyệt vời nhất thế giới
Nóng: Giám đốc Đại học Huế bị bắt
Nhà báo quay clip xe múc đất rồi “gợi ý quà Tết”
Phương án cải tạo sông Tô Lịch: Cần làm rõ để đảm bảo hiệu quả