LâmTrực@
Gửi em Xuân…
Hình như em không được khỏe thì phải?
Em viết “Tâm Thần Hay Điên” trên mạng có nhiều chuyện để nói lắm. Đọc bài của em anh hiểu em đang chửi bới, rủa xả lãnh đạo đất nước thông qua việc bình những sự kiện xảy ra trên thực tế. Hãy dẹp chuyện chính trị sang một bên, ngay bây giờ anh chỉ nói về dùng lưới đánh cá bắt cánh đua xe trái phép thôi. Anh băn khoăn vì sao em phải sợ lưới?
Đọc thêm: bài THANH HÓA SẮP CÓ SÚNG BẮN LƯỚI TRỊ QUÁI XẾ ở đây
Xin nói ngay, anh không ủng hộ cũng không chỉ trích việc CATH dùng lưới đánh cá để bắt quái xế, vì nhỡ hậu quả xảy ra dù không mong muốn cũng vẫn làm chúng ta luôn dặt vặt và tự vấn lương tâm.
Nói là quái xế cho oai chứ, đó là bọn lưu manh đường phố chính hiệu, một thứ rác rưởi, cặn bã của xã hội cho dù chúng được sinh ra và lớn lên từ gia đình nào. Người dân ra đường, gặp phải đám này coi như xong. Nhẹ nhàng thì đổ xe đổ hàng, nặng thì đi Việt Đức gây quá tải bệnh viện làm khổ bác sĩ, nặng hơn nữa thì xã hội nuôi báo cô và nặng thêm chút nữa là làm chật đất Văn Điển. Nhưng có lẽ, điều đáng lo hơn chính là hành vi của chúng nếu không bị chặn lại bằng mọi cách, sẽ dẫn đến sự tha hóa, băng hoại đạo đức của giới trẻ.
Chính vì nhưng lí do đó anh ủng hộ việc ngăn chặn, bắt giữ và xử lí nghiêm bọn đua xe trái phép cho dù chúng diễn ra ở SG, TH hay HN. Cũng phải thú nhận rằng, anh chưa nghĩ ra có cách nào hay để ngăn chặn loại cặn bã này.
Phải công bằng mà nói, CATH đã có sáng kiến hay khi dùng tới lưới đánh cá để bắt quái xế. Tất nhiên, sáng kiến này cũng như bao sáng kiến khác dù có hay đến mấy vẫn bị chỉ trích không thương tiếc. Các bạn thử nghĩ xem anh nói đúng không? Đặc biệt nhất là những ý kiến thiếu tinh thần trách nhiệm, góp ý kiểu phá thối hoặc lợi dụng góp ý cho CATH nhưng thực chất là tấn công bôi nhọ chính quyền hoặc hạ bệ cá nhân nào đó.
Bạn anh nói ở Mỹ, vượt tốc độ, không tuân thủ tín hiệu giao thông hoặc hiệu lệnh của CSGT, lập tức nó rải dây gai làm nổ lốp, xe cán phải thì đời gã tài xế coi như tạch. Tiếp tục chạy nó bắn bỏ mẹ.
Ở ta lại khác, theo anh đó là dân chủ quá đà ở một vài khía cạnh (Anh chỉ nói đến 1 vài khía cạnh thôi) dẫn đến nhờn luật. Phạt nhẹ, nó nộp ngay và …đua tiếp, tịch thu xe này nó mua xe khác. Bị thương nó cũng không sợ, ra viện lại đua. Còn đua thì còn nguy hiểm cho người dân. Vậy mục đích cao nhất trong chống đua xe trái phép ở đây là gì? Là bảo vệ an toàn cho người dân chứ đếch phải bảo vệ an toàn cho thằng quái xế. Tất nhiên rồi, bảo vệ an toàn cho người dân tham gia giao thông thì có thể dùng nhiều hình thức và biện pháp, miễn là hiệu quả. Còn bọn cặn bã xã hội coi như bỏ.
Có lẽ xuất phát từ ý này, người ta mới dùng đến lưới.
Từ một góc khác, CSGT chính là nạn nhân đầu tiên của dân đua xe trái phép như một hệ lụy của các chính sách xã hội hay luật lệ xứ ta. Ý này được hiểu một cách rộng rãi rằng: Để đua xe xảy ra trên thực tế mà không biết hoặc không ngăn chặn được, để người dân tham gia giao thông không an toàn thì CSGT sẽ bị kỉ luật. Tiếp nữa, người ta đẩy CSGT ra đường với tư cách là lực lượng vũ trang, nghĩa là anh có súng, được mang súng và sử dụng súng khi cần thiết. Oái ăm thay, cái “Cần thiết” ở ta cực khó xác định và thực tế xảy ra một cuộc nổ súng, chưa có CSGT nào thoát án kỉ luật. Nói như thế để thấy rằng CSGT ở ta ra trận chiến đấu trong điều kiện bị tước hết vũ khí, hay nói cách mĩ miều hơn là chiến đấu trong cơ chế hành chính. Chính những điểm này làm cho nạn đua xe vẫn hoành hành và có xu hướng gia tăng.
Nhưng sức ép từ công việc nguy hiểm này vẫn không ngừng tăng lên và CSGT cực kì ngại sử dụng súng, kể cả súng bắn đạn thật lẫn đạn cao su hay đạn hơi cay. Vì cứ rút súng là nguy hiểm. Chắc chắn không có anh CSGT nào không nghĩ đến điều này. Suy cho cùng đó là một nghề mà anh ta theo đuổi để mưu sinh hay cao cả hơn là thực hiện lí tưởng và vì thế không có ai có mục đích sử dụng súng để giết người cả. Trong bối cảnh đó, sử dụng lưới một lần nữa được coi là giải pháp tối ưu.
Em Xuân (có thể đếch phải), viết trên trang Xuân Việt Nam rằng “Giải pháp chống đua xe thì chỉ cần các cháu học sinh phổ thông cũng có thể đưa ra được, thu xe, bắt vào Đông anh cho trồng bạch đàn một năm nếu bị tóm – nào còn chú nào thích đua xe nữa không ? đơn giản vậy thôi mà đến cả PTT cũng phải chỉ đạo học tập Thanh hoá quăng lưới, điên cả rồi!“. Có thể do bức xúc mà viết như thế. Nhưng xin hỏi là để thu được xe, để bắt quả tang thì em làm thế nào? Không dùng phương pháp rải đinh, không dùng barie, không dùng súng hay lưới (các phương pháp này đều nguy hiểm như nhau) thì em bắt bằng gì trong khi chúng đang trong cơn lên đồng với tốc độ, bất chấp tính mạng những người lương thiện? Em bảo bắt vào Đông anh trồng bạch đàn ư? Đấy, cái khó chính là điểm này (như trên đã nói ta đang dân chủ quá đà), em nghĩ bắt người mà dễ à? Bắt người, lại hạn chế quyền công dân của họ 1 năm mà dễ ư? Đó là vô chính trị, vô chính phủ. Em Xuân nên nhớ, hạn chế quyền công dân chỉ được thực hiện dưới phán quyết của tòa án mà thôi.
Nói thì dễ, làm thì khó. Ngay cái chuyện tịch thu xe của dân đua xe trái phép đã là một đề tài nóng bỏng tranh luận nảy lửa ở cả diễn đàn quốc hội và mạng mẽo. Vì sao? Đơn giản là xử lý vi phạm phải tuân thủ luật pháp, luật nào cho phép anh tịch thu xe đua của quái xế? Hay nếu có tịch thu xong thì để đâu, ai giữ? xử lí tiếp theo thế nào? Tất cả những câu hỏi đó còn đang bỏ ngỏ.
Dưới góc nhìn của nhà quản lí xã hội, một biện pháp nào đó được đề xuất và thực hiện thành công (ở một mức độ nào đó) trên thực tế thì rất đáng được xem xét. Việc CATH dùng lưới bắt quái xế đã được thử nghiệm và rõ ràng có tác dụng. Điều này không khó kiểm chứng nếu có dịp đối thoại với người dân ở Thành phố Thanh Hóa. Vì thế việc xem xét nó như một sáng kiến có thể nhân rộng là điều nên làm nhằm đảm bảo an toàn cho người dân tham gia giao thông.
Anh nghĩ, việc em có ý phản đối (Em không phản đối rõ lắm, vì em tập trung vào đả phá chính quyền cơ) việc làm này của CATH là vì nó lạ và dị biệt. Nhưng anh lại nghĩ “Chân lý bao giờ cũng xuất phát từ số ít”, và giải pháp xử lý một việc nào đó đôi khi không ở đâu xa mà nó ở ngay bên ta, trong sinh hoạt hàng ngày. Việc làm của CATH bây giờ có thể là lạ, nhưng nếu hữu hiệu thì nó có thể xuất hiện ngay giữa thủ đô, và có thể cả giữa thủ đô một nước lớn như Hoa Kì.
Đấy, cái lưới – một phát minh của ngư dân từ ngày xửa ngày xưa dùng để đánh cá, nhưng giờ đây nó lại có thể dùng để đấu với công nghệ cao là chiếc xe máy và với cái đầu công nghệ của thể kỉ 21. Cái đơn giản quanh ta đôi khi lại hữu ích hơn những gì chúng ta mong mỏi tìm kiếm trong thế kỉ công nghệ này. Điểm chung nhất là lưới dùng để bắt, bắt cá hay bắt đám lưu manh đường phố đều hữu ích.
Và biết đâu chính cái lưới này có thể sẽ được sử dụng để bắt cả đám lưu manh chính trị? Có thể lắm chứ. Vì suy cho cùng, lưu manh đường phố hay lưu manh chính trị cũng là cặn bã xã hội.
Cuối cùng, em giật tít “Tâm Thần Hay Điên?” như một câu hỏi bỏ ngỏ, làm anh khó trả lời vì anh chưa gặp em. Anh chỉ khuyên em, nếu thấy nghi ngờ về tình trạng sức khỏe tâm thần của mình, thì hãy đến bệnh viện khám và điều trị. Hà Nội có bệnh viện tâm thần bên “Trâu Quỳ” đấy.
Chúc em mau khỏe và làm những việc có ích cho đời.
Ninh Bình, ngày 5 tháng 2 năm 2013
Tin cùng chuyên mục:
Trừng phạt Nga hay cuộc ‘chiến tranh kinh tế’ tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới
Kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
Tại sao Nga vẫn chưa đáp trả? Khi nào Nga mới áp dụng biện pháp răn đe hạt nhân như Học thuyết mới đã nói?
Công an Hà Nội lập công lớn trong cuộc chiến chống tội phạm xuyên quốc gia