Giá trị phương Tây – 20 năm trại tra tấn Guantanamo

Người xem: 106

Đó là tên bài báo của tờ Thế Giới Trẻ (Junge Welt) ở thủ đô Berlin đăng ngày 11-01-2022. Tác giả: Zaklin Nastic. Bà Zaklin Nastic là một chính trị gia phụ trách các vấn đề nhân quyền và quốc phòng của nhóm nghị sĩ cánh tả ở Quốc hội Đức. Tên bài trong bản tiếng Đức: Westliche Werte. Dưới đây là toàn bộ bài báo do Hồ Ngọc Thắng chuyển ngữ:

 

Vết ô nhục sẽ vẫn còn – có nhiều điều để nói về điều đó. Ngay cả khi Tổng thống Mỹ Joseph Biden hứa như Barack Obama vào năm 2009, sẽ đóng cửa trại tù Guantanamo, thì giải pháp thực sự của nó dường như vẫn còn lâu mới có được. Thay vào đó, trại đang được mở rộng hơn nữa, cả tập đoàn Siemens của Đức cũng đã nhận được một đơn đặt hàng lớn cho việc này hai năm trước, và các rào cản trong việc chuyển giao tù nhân đang ngày càng gia tăng.

Guantanamo đã là biểu tượng cho sự vi phạm nhân quyền từ 20 năm nay. Các nhà chức trách Hoa Kỳ và những người trợ giúp tuân thủ của họ – bao gồm cả chính quyền Đức – đã bắt cóc 779 người từ khắp nơi trên thế giới, giam cầm họ mà không hề đưa ra bản cáo trạng và tra tấn dã man họ. Ngay cả quân nhân Hoa Kỳ bây giờ cũng thừa nhận điều này.
 
Bất cứ ai bị thuyết phục về độ tin cậy của hệ thống giá trị của “thế giới phương Tây” vào năm 2001 mặc dù đã có nhiều lần can thiệp vi phạm luật pháp quốc tế và các cuộc chiến tranh thay đổi chế độ cũng như sự phá hoại chủ quyền của nhiều quốc gia và xuất khẩu vũ khí khổng lồ, thì chậm nhất, lúc này phải mở to mắt để nhìn những bức ảnh chụp những người bị nhồi nhét trong bộ quần áo màu cam và rõ ràng là bị ngược đãi. Họ bị từ chối các quyền dành cho tù nhân chiến tranh hoặc tù nhân dân sự. Họ bị coi là “những người chiến đấu bất hợp pháp” – một cấu trúc không tồn tại trong luật quốc tế và Công ước Geneva, do đó họ bị từ chối cho luật sư đại diện và được thăm khám. Nhiều người trong số họ chỉ đơn giản là ở sai nơi vào sai thời điểm, bị nghi ngờ chỉ vì nguồn gốc và tôn giáo của họ. Đối với họ, Guantanamo ngoài sự đau khổ là sự mất kiểm soát tuyệt đối.
 
“Nếu đợi để ta khóc, ngươi có thể đợi rất lâu. Tôi không thể khóc. ”Đây là những gì Mohamedou Slahi, người đến từ Mauritania và đã bị giam cầm ở Guantanamo trong 14 năm, kể trong một bộ phim tài liệu truyền hình của nhà báo và tác giả người Mỹ John Goetz, sống ở Đức, phát sóng vào mùa thu năm ngoái. Slahi muốn mời những kẻ hành hạ mình uống trà với mình. Anh ấy muốn bàn luận và anh ấy muốn tha thứ. Trong những năm ở Guantanamo, anh ta thường nghĩ cách trả thù. Nhưng anh ta biết rằng cách trả thù tốt nhất là sự tha thứ: “Điều đó cho tôi trở lại quyền kiểm soát.”
 
Việc tự thú, bồi thường và truy tố những người có trách nhiệm đã đáng làm từ rất lâu rồi – cũng như việc đóng cửa trại giam này. Chính phủ liên bang Đức phải vận động cho việc này ở Washington – đồng thời bắt đầu ở ngay chính quốc gia của mình. Murat Kurnaz tuyên bố, đã bị KSK (Lực lượng Đặc biệt của Quân đội Đức – HNT) ở Afghanistan đối xử tệ bạc vào năm 2001, trước khi anh ta bị đưa đến Guantanamo. Việc anh ta không được trả tự do vào năm 2002 mà chỉ 4 năm sau đó là lỗi của liên minh chính phủ liên bang “đỏ – xanh” (ý nói liên minh chính phủ Đức của đảng SPD và Đảng Xanh – HNT) khi đó không muốn cho anh ta trở lại Đức. Người đứng đầu Văn phòng Thủ tướng Liên bang lúc đó và Tổng thống Liên bang ngày nay Frank-Walter Steinmeier là người chịu trách nhiệm về vấn đề này.
 
Ảnh: Mỹ bắt cóc người dân trên khắp thế giới từ năm 2001 và tra tấn họ trong khu vực không có luật pháp Guantanamo
 
Bản quyền ảnh: Shane T. McCoy/US_Navy/dpa
Đường link của bài báo:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *