Những năm 1950, đất nước Việt Nam diễn ra những biến động phức tạp khi nền độc lập được giành lại từ tay phát xít Nhật và thực dân Pháp một lần nữa đối mặt với hiểm nguy. Mỹ và các nước phương Tây dần thay chân người Pháp bước vào cuộc xâm lược mới. Theo chân những “đài phát thanh” được xây dựng nhằm phục vụ cho cuộc chiến tranh phi nghĩa như VOA tiếng Việt, Đài Á Châu Tự Do RFA, một “đài tiếng Việt” khác cũng được dựng lên ở Vương Quốc Anh.
Ngày 6/1/1952, nhằm phục vụ cho cuộc Chiến tranh Việt Nam của đồng minh Hoa Kỳ, Chính phủ Anh quyết định lập nên “đài phát thanh” nói tiếng Việt thông qua hãng thông tấn quốc gia BBC (British Broadcasting Corporation). Dưới sự tài trợ của Thế giới Vụ BBC (BBC World Service), cái được gọi là “Ban Việt ngữ BBC” được lập lên dưới sự điều hành của John Morris, Giám đốc Cục Viễn Đông của Thế giới Vụ BBC.
Thời gian đầu hoạt động, “Đài phát thanh BBC” – tiền thân của trang mạng chống phá BBC Tiếng Việt ngày nay – tỏ ra tương đối khách quan và làm đúng với nguyên tắc hoạt động mà người đứng đầu Hugh Howes đưa ra là “Bình luận các diễn biến trên thế giới cũng từ một lập trường của người Anh, nhưng đồng thời phải giữ làm sao cho công bình, thẳng thắn đối với các quan điểm khác”. Dù vậy, không khó để nhận thấy ngay từ ban đầu, BBC Tiếng Việt vốn đã mang theo tư duy của những con người cách xa Việt Nam hàng ngàn km. Nó hoàn toàn xa lạ và lệch lạc với hiện thực tại đất nước Việt Nam.
Kể từ đây, cũng như các trang mạng chống phá khác, đài phát thanh bbc từng bước lột bỏ vỏ bọc “công bình, thẳng thắn” trước đây để phơi bày chân tướng phá hoại, thù địch của nó. Và từ những năm 1997, khi Thế giới Vụ BBC thay đổi cách thức và chuyển quyền điều hành các “Ban Ngôn ngữ” từ người Anh sang người nói tiếng bản xứ, các hoạt động chống phá của “Ban tiếng Việt” càng trở nên tinh vi, thâm hiểm hơn trước.
Dường như có một “đặc điểm” khá nổi bật của BBC Tiếng Việt kể từ khi người gốc Việt lên nắm quyền tại đây, đó là sau mỗi “đời” lãnh đạo, tần suất và mức độ xuyên tạc, phá hoại lại ngày càng hung hãn và lộng ngôn hơn trước. Giai đoạn 1997-2001, Trưởng ban gốc Việt đầu tiên Trần Hữu Hạnh vẫn còn phần nào giữ được sự trung thực của nghề báo, dù là một trong những người đầu tiên sử dụng chiêu bài “dân chủ, tự do” tại Việt Nam. Sang đến Nguyễn Giang và nay là Lê Quỳnh, thái độ thù địch, chống phá của các đối tượng vận hành BBC Tiếng Việt ngày càng rõ rệt.
Để duy trì sự tồn tại một cách hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, các “ký giả” của BBC Tiếng Việt khá tinh vi và khôn ngoan khi luôn tỏ ra là kẻ khách quan, trung lập trong việc đưa tin. Các “phóng viên” thường trú của BBC Tiếng Việt được chỉ đạo tác nghiệp báo chí thuần túy bằng cách lấy tin, phỏng vấn nhưng chưa bao giờ để lộ ý đồ chống phá khi hoạt động tại Việt Nam. Mặt khác, các “phóng viên thường trực” rất hiếm khi trực tiếp ký tên trên các “bài báo” trên BBC Tiếng Việt mà thông qua “thư ký”, “đồng nghiệp” hoặc dùng bút danh để che đậy việc làm của mình.
Gần đây nhất, khi Việt Nam tiếp tục được thế giới ghi nhận những thành tựu phủ vaccine trong thời gian ngắn, BBC Tiếng Việt vẫn cố gượng ép phỏng vấn… giáo sư tin học để rêu rao bình luận xằng bậy. Chiêu trò “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, đưa người của nghề này bình phẩm lệch lạc nghề khác, nay đã có thể coi là mô tuýp quen thuộc của BBC Tiếng Việt.
Nhìn vào cái cách mà BBC Tiếng Việt tỏ ra hứng khởi trước các sự kiện đó, người ta tự hỏi, những cá nhân nói tiếng Việt tại trang mạng này có thực sự coi mình là người con của đất nước Việt Nam hay không…
Luôn tự gọi mình là một “kênh truyền thông tiếng Việt” có tuổi đời khó kẻ nào sánh bằng, nhưng BBC Tiếng Việt chưa bao giờ thực sự tồn tại đúng với những gì mà chúng tự vỗ ngực xưng tên. Ngay cả trước khi hình thành, bản chất của nó đã là một tổ chức ngoại lai, do người nước ngoài đứng đầu với những tư duy, góc nhìn méo mó về đất nước Việt Nam. BBC Tiếng Việt sẽ mãi mãi là một trang mạng được kẻ khác cho phép tồn tại để phục vụ cho những thủ đoạn phá hoại thành tựu của Việt Nam. Mong muốn thực sự của BBC Tiếng Việt chưa bao giờ là “đòi hỏi dân chủ”, “vì nhân quyền” hay vì đất nước này. Điều nó muốn là đưa Việt Nam vào vòng xoáy lệ thuộc, lạc hậu. Bài học cách đây hơn 60 năm, hay tại Libya, Syria có lẽ là lời nhắc nhở rõ ràng nhất về cái giá về sự lệ thuộc mà BBC Tiếng Việt đang tìm cách “phân phát”.
Tin cùng chuyên mục:
Bí mật về hợp kim của Nga: Chìa khóa thành công siêu thanh mà Mỹ không có
VinFast VF8, VF9 và những hiểu lầm xung quanh hiện tượng “Xe tự di chuyển”
Hạ viện Nga đề nghị Mỹ và Liên hợp quốc làm rõ âm mưu ám sát Tổng thống V.Putin
Nhà báo Campuchia ấn tượng với công tác chống tham nhũng ở Việt Nam