Ngô Đình Diệm và sự thực đằng sau Chiến dịch chất độc da cam: Mỹ trốn trách nhiệm và hậu quả đối với Việt Nam

Người xem: 599

Lâm Trực@

Hà Nội, 13/8/2024 – Chiến tranh Việt Nam không chỉ được đánh dấu bằng những cuộc giao tranh khốc liệt mà còn bởi những quyết định chính trị và quân sự có ảnh hưởng sâu rộng. Một trong những quyết định gây tranh cãi nhất là việc sử dụng chất độc da cam (hay còn gọi là chất khai quang) do chính quyền Mỹ thực hiện. Đáng chú ý, Ngô Đình Diệm, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, chính là người đã đóng vai trò quan trọng trong việc đề xuất chiến dịch này.

Ngô Đình Diệm. Ảnh NCQT.

Vào tháng 4 năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy của Mỹ đã cử Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson đến Sài Gòn để thảo luận về việc hỗ trợ quân sự và chiến lược chống nổi dậy tại Việt Nam. Một trong những kết quả của cuộc thảo luận là việc thành lập Trung tâm Thực nghiệm và Phát triển Khả năng Tác chiến (CDTC) Mỹ-Việt Nam. Trung tâm này được giao nhiệm vụ phát triển các phương pháp chống nổi dậy, bao gồm việc sử dụng chất diệt cỏ để hủy diệt thảm thực vật và nguồn cung cấp thực phẩm của đối phương.

Ngày 12 tháng 5 năm 1961, Phó Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã gặp Ngô Đình Diệm tại Sài Gòn. Tại cuộc họp này, Diệm và Johnson đã thảo luận về việc thành lập Trung tâm Thực nghiệm và Phát triển Khả năng Tác chiến, và việc sử dụng chất diệt cỏ như một công cụ chiến tranh để chống lại các lực lượng Việt cộng.

Ngô Đình Diệm không chỉ đồng ý mà còn chủ động thúc đẩy việc sử dụng chất diệt cỏ. Vào ngày 29 tháng 9 năm 1961, Diệm đã tổ chức cuộc họp với các cố vấn Mỹ tại Dinh Độc Lập để thảo luận về việc sử dụng chất khai quang để phá hủy vụ mùa của Việt cộng. Diệm nêu rõ rằng nhiều vùng đất rộng lớn đã bị Việt cộng lợi dụng để trồng lúa, và Ngô Đình Diệm yêu cầu Mỹ phải có hành động ngay lập tức để ngăn chặn việc thu hoạch.

Chiến dịch phun rải chất độc da cam bắt đầu vào tháng 8 năm 1961, với những chuyến bay đầu tiên của máy bay quân đội Sài Gòn được sơn cờ vàng ba sọc đỏ, không phải cờ Mỹ. Điều này cho thấy một động thái lẩn trốn trách nhiệm khi thực hiện phun rải chất độc hại. Máy bay và phi công dân sự cũng được sử dụng để thực hiện các chiến dịch này, nhằm giảm thiểu trách nhiệm trực tiếp của Mỹ.

Một trong những bước đi đầu tiên trong chiến dịch là việc sử dụng chất Dinoxol để tẩy trắng cây cối dọc theo quốc lộ 13. Những chuyến bay phun rải này đã khiến nhiều khu vực bị hủy hoại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của người dân địa phương.

Hậu quả của chiến dịch chất độc da cam là vô cùng nghiêm trọng. Hàng triệu người dân Việt Nam đã phải gánh chịu những tác động tàn khốc của chất độc này. Các bệnh tật liên quan đến chất độc da cam như ung thư, các vấn đề về sinh sản, và dị tật bẩm sinh đã lan rộng, gây ra một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng lớn, còn kéo dài đến ngày nay và rất có thể còn đến các thế hệ mai sau.

Chính phủ Mỹ, mặc dù đã thực hiện chiến dịch này, đã lẩn tránh trách nhiệm bằng cách viện dẫn các luật lệ và quy định bảo vệ các công ty sản xuất hóa chất khỏi các vụ kiện. Mỹ đã đổ lỗi cho các công ty sản xuất hóa chất thay vì thừa nhận trách nhiệm của chính mình trong việc gây ra thiệt hại. Kết quả là hàng triệu nạn nhân ở Việt Nam vẫn phải sống trong cảnh khổ sở và thiếu thốn do sự thờ ơ và né tránh trách nhiệm của chính phủ Mỹ.

Việc Ngô Đình Diệm đề xuất và thúc đẩy việc sử dụng chất độc da cam cho thấy một phần của sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền Sài Gòn và Mỹ trong cuộc chiến chống lại Nhân dân Việt Nam. Chiến dịch này không chỉ là một ví dụ về việc lạm dụng vũ khí hóa học mà còn là minh chứng cho sự lẩn trốn trách nhiệm và chối bỏ việc chăm sóc các nạn nhân của chiến tranh. Những hậu quả lâu dài từ chất độc da cam vẫn tiếp tục là một lời nhắc nhở đau đớn về những tổn thất do chiến tranh xâm lược của Mỹ gây ra, mà Nhân dân Việt Nam đang phải gánh chị, cũng như trách nhiệm của các quốc gia trong việc đối mặt với di chứng của hành động quân sự của họ.
***
Bản tiếng Pháp:

Ngô Đình Diệm et la vérité derrière l’opération Agent Orange : Les États-Unis fuient leurs responsabilités et les conséquences pour le Vietnam

Hanoï, 13/08/2024 – La guerre du Vietnam n’a pas seulement été marquée par des affrontements violents, mais aussi par des décisions politiques et militaires aux conséquences profondes. L’une des décisions les plus controversées a été l’utilisation de l’Agent Orange (ou encore appelé défoliant) par le gouvernement américain. Fait notable, Ngô Đình Diệm, président de la République du Vietnam (Sud-Vietnam), a joué un rôle clé dans la proposition de cette opération.

En avril 1961, le président américain John F. Kennedy a envoyé le vice-président Lyndon B. Johnson à Saïgon pour discuter de l’aide militaire et des stratégies contre-insurrectionnelles au Vietnam. Une des décisions prises à l’issue de cette discussion a été la création du Centre d’expérimentation et de développement des capacités de combat (CDTC) américano-vietnamien. Ce centre avait pour mission de développer des méthodes de lutte contre les insurgés, y compris l’utilisation de produits chimiques pour détruire la végétation et les sources d’approvisionnement de l’ennemi.

Le 12 mai 1961, le vice-président américain Lyndon B. Johnson a rencontré Ngô Đình Diệm à Saïgon. Au cours de cette réunion, Diệm et Johnson ont discuté de la création du CDTC et de l’utilisation des herbicides comme outil de guerre pour combattre les forces Viet Cong.

Ngô Đình Diệm non seulement approuva, mais encouragea activement l’utilisation des herbicides. Le 29 septembre 1961, Diệm organisa une réunion avec des conseillers américains au Palais de l’Indépendance pour discuter de l’utilisation des défoliants pour détruire les récoltes des Viet Cong. Diệm expliqua que de vastes étendues de terres avaient été utilisées par les Viet Cong pour cultiver du riz, et il demanda aux Américains de prendre des mesures immédiates pour empêcher la récolte.

L’opération de pulvérisation de l’Agent Orange débuta en août 1961, avec les premiers vols d’avions de l’armée de Saïgon peints avec le drapeau à trois bandes rouges, et non avec celui des États-Unis. Cela montrait une tentative de se soustraire aux responsabilités lors de la pulvérisation de ce produit chimique dangereux. Des avions et des pilotes civils furent également utilisés pour ces opérations, afin de minimiser la responsabilité directe des États-Unis.

Une des premières étapes de l’opération fut l’utilisation du Dinoxol pour défolier la végétation le long de la Route nationale 13. Ces vols de pulvérisation causèrent de graves destructions dans de nombreuses régions, affectant gravement la vie et la santé des populations locales.

Les conséquences de l’opération Agent Orange furent extrêmement graves. Des millions de Vietnamiens ont dû subir les effets dévastateurs de ce produit chimique. Les maladies liées à l’Agent Orange, telles que le cancer, les problèmes de reproduction et les malformations congénitales, se sont largement répandues, créant une crise sanitaire majeure qui se poursuit encore aujourd’hui et affectera probablement les générations futures.

Le gouvernement américain, bien qu’il ait mené cette opération, a esquivé ses responsabilités en invoquant des lois et des réglementations protégeant les entreprises chimiques des poursuites judiciaires. Les États-Unis ont rejeté la faute sur les entreprises chimiques au lieu de reconnaître leur propre responsabilité dans les dégâts causés. En conséquence, des millions de victimes au Vietnam continuent de vivre dans la souffrance et la pauvreté à cause de l’indifférence et de l’évitement des responsabilités par le gouvernement américain.

La proposition et l’encouragement par Ngô Đình Diệm de l’utilisation de l’Agent Orange montrent une coordination étroite entre le gouvernement de Saïgon et les États-Unis dans la guerre contre le peuple vietnamien. Cette opération est non seulement un exemple d’abus d’armes chimiques, mais aussi une preuve de la fuite des responsabilités et du refus de prendre soin des victimes de la guerre. Les conséquences à long terme de l’Agent Orange restent un rappel douloureux des pertes causées par la guerre d’agression américaine, que le peuple vietnamien continue de subir, ainsi que de la responsabilité des nations à faire face aux séquelles de leurs actions militaires.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *