Bàn nhẹ về XHTD

Người xem: 293

(Post lại nhân vụ thanh niên Thương Ngày Nắng Cực cùng người đầm dông đi kinh lý Tây Dương ăn hải sản tươi ngon dã man, trót húp nhầm sò độc. Mong hai người anh em Hoa Hạ hãy chân cứng đá mềm, lỡ số vận xoay vần có phải đi tù đế cuốc, các anh hãy cứ kiên định lowkey chi thuật, đừng học đòi theo các tiền bối khi xưa mà tuyệt thực, rồi mai đây có về, quà cho tôi anh nhớ chép bài thơ, hỡi ôi.)
 

Có một khái niệm mà gần đây hay bị các anh chị cấp tiến, cánh tả, bình đẳng giới, khai phóng, (me) tây học mang ra đu trend, đó là “victim blaming”. Tức là, trong bất kỳ một sự vụ gì liên quan tới XHTD, nếu có ai đó lên tiếng về sự bất hợp lý của các tình tiết, sự gợi mở của những âm mưu, toan tính, mà phổ biến nhất đó là trang phục (thường là hở hang, khêu gợi), bối cảnh (thường là tại những cuộc ăn chơi thác loạn), và cái danh tiếng (reputation) của người nữ trong sự vụ, thì ngay lập tức bị gắn mác “victim blaming”, nhẹ thì bị nói là cổ hủ, dốt nát, nặng thị bị nguyền rủa là lũ khốn nạn, vô đạo đức, chà đạp nạn nhân không chút tình – người. Đặc biệt nếu là đàn ông lên tiếng, thì càng bị chửi ác, với lý do đó là minh chứng của xã hội phụ quyền, sexist, toạ rập, bất công với phụ nữ và cần lắm một nam chính nhiều lông ngực như trong phim Hollywood tới giải phóng chúng khỏi cái xã hội man di mông muội ấy để có một happy-ending như vẫn thấy trong các câu chuyện 3 xu tự bịa trên báo Tàu Nhanh.

Chúng không chỉ hung hăng, mà còn ngu dốt và cực ác nữa, nên mới có thể có lý luận như vậy. Việc chúng tôi là đàn ông, chẳng có tí liên hệ gì với việc phải bênh lũ yêu râu xanh chỉ vì chúng cũng là đàn ông cả, vì đàn ông chúng tôi dù xấu xa, ích kỷ thế nào, thì cũng luôn có những người phụ nữ mà mình yêu thương, nạn nhân trong các vụ việc đó cũng luôn có thể là chị, em, là người yêu, vợ hay con gái của bất kỳ ai trong chúng tôi. Chúng tôi có bị tâm thần đéo đâu mà đi bênh lũ biến thái đó chỉ vì chúng nó cũng có một bộ phận cơ thể giông giống với chúng tôi??? Bọn thở ra lý luận này, chúng mày có não hay không???
 
Việc lạm dụng cái “victim blaming” để bịt mọi tranh luận, nghi ngờ, thậm chí là rút kinh nghiệm, tưởng là bảo vệ nạn nhân, nhưng thực tế nó sẽ tạo ra nhiều nạn nhân hơn trong tương lai, vì nó giảm nhẹ hoàn toàn nghĩa vụ giữ mình, tự bảo vệ mình của người phụ nữ, vốn là những cái căn bản đầu tiên của bất kỳ công dân nào, chứ không riêng gì nam hay nữ. Việc ăn mặc hở hang, tới chỗ vắng vẻ, đi chơi đêm và sử dụng bia diệu, mai thúy, có hành vi buông thả, tỏ ra dễ dãi ở những môi trường nhạy cảm như quán bar, quán diệu…, mang tới những rủi ro CÓ THẬT, mà các chị em cần phải lưu ý để tránh, chứ nó đéo liên quan gì tới việc blame đứa đéo gì ở đây cả, vì những lời đó, kể cả là sai, cũng là cái sai SAU KHI sự việc đã xảy ra.
 
Hơn nữa việc chặn mọi thắc mắc trong các sự vụ XHTD, rất có thể sẽ tạo áp lực cho các cơ quan chức năng để họ bỏ qua những sự vụ OAN, các anh chị có dám khẳng định không có những trường hợp nữ gài nam, hoặc sau khi đồng thuận quan hệ thì nữ hối hận rồi tố ngược nam hay không??? Người nữ bị xâm hại không được bảo vệ, hay người nam bị án oan xâm hại không được bảo vệ, cũng đều đáng thương và có quyền lợi như nhau, chúng ta cần phải bỏ qua cái thiên – kiến, thì mới đảm bảo không ai bị thiệt thòi cả. Khi chưa xác định được ai là “nạn nhân”, thì dùng từ “victim blaming” là rất vô duyên và vớ vẩn.
 
Người yêu cũ của kẻ già này (cầu cho nàng trọn đời hạnh phúc), từng có một lần xin đi chơi với bạn, khi đồng hồ điểm 10h tối, tôi nhắn tin gọi về. Nàng rep rằng đang vui cho em chơi thêm 1 tí, em chỉ đi cùng bạn thôi, kèm ảnh chụp bàn có mấy cốc diệu và đĩa hoa quả. Kẻ già này nhắn ngắn gọn, là em phải về trong 15 phút nữa, hoặc chúng mình dừng lại tại đây. Tin nhắn báo “seen” và không thấy trả lời, nhưng 10 phút sau thì đã thấy nàng nhắn rằng đã về tới nhà. Hôm sau đương nhiên mặt có sắc giận, nhưng kẻ già này đã ôn tồn giải thích thiệt – hơn, về những nguy cơ của phụ nữ khi đi chơi muộn và sử dụng bia rượu, hay sát sườn hơn là nguy cơ với mối quan hệ của 2 người, vì khi ở trong những môi trường như bar, pub, với tiếng nhạc và kích thích từ bia diệu cùng sự kín đáo, đưa đẩy, lả lơi, rất khó cho bất kỳ ai khẳng định có thể giữ mình không làm những việc có lỗi. Từ đó, nàng không bao giờ uống diệu và đi chơi về sau 9h tối nữa.
 
Các môi trường như quán bar, karaoke, hay kể cả là party tại nhà riêng, không bao giờ là nơi an toàn với phụ nữ. Các chị em phải chủ động tự bảo vệ mình trước khi trông mong vào các cơ quan chức năng hay luật pháp. Đây không phải là đẩy trách nhiệm về phía phụ nữ, nhưng chắc chắn trong những môi trường như thế, vì tính riêng tư, phức tạp, gần như không thể xác định được đâu là hành vi xã giao, chim nhau và đâu là hành vi xâm hại, thì rất khó để bất kỳ ai có thể bảo vệ được các chị em, ngoài chính các chị em cả.
 
1/5 phụ nữ Mỹ bị hấp diêm (phần lớn là bởi chồng, bạn trai…), nhưng không có luật pháp nào đỡ được, vì những sự vụ đó thường xảy ra trong phòng ngủ của mỗi gia đình, sự thâm nhập, răn đe của luật pháp chắc chắn sẽ bị hạn chế tới mức gần như không tồn tại trong một số môi trường kiểu vậy, nó không phải do hạn chế của luật pháp, mà là hạn chế của chính con người và xã hội loài người.
 
Luật giao thông có đủ quy định rõ ràng, nhưng vẫn luôn có những người vượt đèn đỏ ngã tư. Luật hình sự điều khoản chẳng sót điều gì, nhưng vẫn có những thằng như Lê Văn Luyện. Luật chống mai thuý cực kỳ khắc nghiệt, nhưng vẫn có những Tàng Kaengnam buôn trót lọt hàng nghìn bánh trước khi sa lưới. Luật là để bảo vệ chúng ta ở góc độ vĩ mô, nó là những quy tắc được đồng thuận để (hầu hết) mọi người tuân thủ, nó định hướng chứ không thể trực tiếp kiểm soát được hành vi, nó mở ra hướng xử lý về sau nhưng không có tác dụng ngăn chặn hành động ngay tại thời điểm xảy ra sự vụ, nó là sự che chở pháp lý, nhưng không phải tấm bảo vệ vật lý. Trong khoảng cách 3 bước chân, thì trách nhiệm bảo vệ bản thân mình, trước hết phải là của chính mình vậy.
 
Yêu phụ nữ, không ai yêu nhiều hơn kẻ già này. Bảo vệ và nâng niu chị em bất kể thân sơ ấu lão, cũng không ai năng nổ và trách nhiệm hơn người Hoa Hạ chúng tôi. Nhưng nếu chỉ hô hào bảo vệ chị em kiểu bất chấp SAU KHI những sự vụ XHTD xảy ra, thì đó không phải cách làm của bậc trí giả. Tôi tin việc nhìn thẳng, nói thật, rút kinh nghiệm không tránh né, từ đó chỉ ra những cái sai, cái gây nguy hiểm cho các chị em để đề phòng ngay từ đầu, mới là cách yêu thương phụ nữ đích thực và bền vững. Còn lũ bưng bít, luôn lờ đi những cái rủi ro vốn rất dễ tránh đó, lờ đi trách nhiệm tự bảo vệ mình của các chị em, khuyên chị em buông thả phó thác cho may – rủi, để cốt sao càng gặp các sự vụ này thì chúng càng sướng vì có cái để trăn – trở cứt nát, tỏ ra mình đạo đức và đang cố bảo vệ các chị em, mới là lũ ác, ngu dốt và cần lên án vì tội xaolon.
 

Cách bảo vệ phụ nữ tốt nhất, chính là không để họ rơi vào những hoàn cảnh chỉ có thể trông chờ được bảo vệ, SAU KHI những điều đau lòng, đáng tiếc nhất đã xảy ra.

Link chi tiết:

 
Quả là:
 
Không hở hang, chính chuyên lời nói,
Mười giờ về, và gọi taxi.
Tránh xa những bọn đáng nghi,

Tự thân gìn giữ, hiểm nguy vào lon.

Nguồn: Phú Ngẫn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *