Dân oan là ai?

Người xem: 517

Chuyện “dân oan” Xuân Quan, Văn Giang, nhiều người cứ tranh luận với mình, dân là ai? Theo các số liệu từ Chính phủ, tỉnh, huyện, xã và mình cũng đã trực tiếp về tận nơi điều tra như báo, cũng ăn chực nằm chờ dầm mưa dãi nắng, đúng là chỉ còn 5% là chưa ủng hộ, và vẫn thường xuyên tập hợp đi theo ngọn cờ của 1 nhóm, rất nổi tiếng ở địa phương, tài tài là!

Nói là nổi tiếng bởi suốt 7 năm qua, nhóm này đã đi khắp Hà Nội để kêu la thảm thiết, vào thằng gúc, bọp phát ra ngay hoành tráng như list dân chủ giả cầy xứ Việt!

Ví dụ: http://caunhattan.wordpress.com/2012/05/17/don-keu-cuu-cua-nong-dan-van-giang/

Nào thì “dân oan” Lê Văn Dũng, Đặng Văn Dật, Đàm Văn Đồng, nào Đỗ Thị Dơi, Phạm Hoành Sơn, Trương Văn Kỉnh, nào Lê Văn Ba, Lê Văn Nga, Vũ Thị Nụ, rõ ràng cụ thể hoành tráng không, nhân dân?

Báo cáo các nhân dân chuyên buôn bán sa lông hạng nặng, tìm hiểu và gặp gỡ những vị này, sách nát thủ đô, không đến nỗi quá khó như “tam cố thảo lư” của tay gì tên Bị lụy tay gì tên Minh thưở nào đâu, và đây, mới đúng là mấy tay chuyên sống bằng nghề khiếu kiện. Chuyện với bỏn, cũng sặc mùi chiến đấu, chửi người, chửi chế độ, chửi cha, chửi mẹ, chửi hàng xóm láng giềng như hát hay. Nói không ngoa, Lưu Manh gặp tất thảy nhóm, đều úp mặt vào tường khẩn trương, bái cụ ngay lập tức!

Có đi sâu hơn vào nhóm “tham mưu” phía sau, như Lê Thạch Bàn, Lê Văn Chi, Phạm Phú Trù thì mới hiểu hết nhẽ, rằng tại sao cái xã Xuân Quan này mãi vẫn không thể ngóc đầu lâu lên được!

Nào thì “tham mưu”, hehe:

http://laodong.com.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=64224

Nhóm hảo hán này có 1 điểm chung, và cũng rất đáng “trân trọng”, gì thế?

Tất tật, đều là những cựu tù! Thế mới tài! Tài hơn nữa, là toàn ăn cắp vặt, chả có Côn Đảo hay Phú Quốc gì cả, lẫm liệt nhẻ nhân dân nhẻ?

Lê Văn Chi, trước là cán bộ huyện đội bắn đòm, 1958 tham gia đào sông Thái Ninh, sau chuyển xây dựng cống Xuân Quan, công trình đại thủy nông Bắc Hưng Hải. Tranh thủ thuổng tí sắt thép và gỗ lim làm nhà (nhà đó hiện nay vẫn còn), đi tù.

Lê Thạch Bàn, làm công tác tài chính ở quân đội, tham ô mỳ chính, để đầy nhà, hàng xóm đến chơi nói dối là đạm để tra cho ngô, đêm vẫn bị quân đội cho xít đờ ca về bắt, gãi dái đếm kiến 2 năm.

Phạm Phú Trù, tay này học khá giỏi, học Sư phạm đại học, toàn thuổng xe đạp, xe đạp hồi đó to lắm nhế, kết cục, bị túm và trói ở sân trường, bêu trước toàn trường, lận lưng mấy tháng tạm giam, sau đó bị đuổi học. Tấm bằng sư phạm vĩnh viễn chỉ là câu nói đầu môi để bịp con trẻ!

Đàm Văn Đồng, thế hệ sinh sau, thuộc dạng “hậu sinh khả úy”, tiếp nối thế hệ đi trước. Cũng chỉ vì những mâu thuẫn với chính quyền, nên Đồng và anh em ruột cũng bị đi tù vì tội lấn chiếm đất công, uýnh cán bộ (hiện nay đất lấn chiếm đó vẫn chưa giải quyết triệt để). …tài thật!

Ra trại, những “tinh hoa” này đều sinh tiêu cực, bất mãn, hết chọc đến ngoáy chỗ này chỗ nọ, đặc biệt là phá rối bầu cử ở địa phương. Mà kể cũng tài, khả năng gọi “hội” của nhóm này rất giỏi, chỉ bằng cách bôi nhọ, nói xấu và gây bè cánh hehe!

Thời đó, dân xã Xuân Quan cũng rất nhiều người biết, nhưng cả 1 giai đoạn dài đều mũ ni che tai hết, thật là thiệt thòi cho cả 1 thế hệ sống lạc hậu!

***

Địa thế rất đẹp, sát sông Hồng, sát Bát Tràng, xã Xuân Quan cũng có nghề gốm sứ, cây cảnh. Nhưng cơ sở hạ tầng yếu kém, thua xa các xã khác trong vùng, hiện trụ sở xã rất sập sệ, vẫn đang làm trên đất mượn ở chùa hàng mấy chục năm nay. Già hói bảo, đầu não xã mà làm trên đất chùa thì kiện cáo suốt.! Đúng thế thật, quanh năm suốt tháng xã Xuân Quan chỉ ăn xong rồi đi giải quyết khiếu kiện, thế thì còn tâm trí đâu để phát triển được nữa, phỏng văn công?. Đến nỗi ngân sách nhà nước bố trí để xây dựng trường học cũng không có người làm hồ sơ giải ngân. Đến mấy khóa liên tiếp không đầu tư được cái gì cho dân. Vì đâu nên nỗi?

Thực sự, những “dân oan đầu đàn” này, rất có tội đối với dân trong xã, vì đã kéo lùi lại quá trình phát triển của cả địa phương, lúc nào không khí chính trị cũng ảm đạm, đìu hiu thưa thớt, Những năm 2009 trở về trước, các cuộc họp Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Chi bộ hay họp thôn để bàn về đầu tư cơ sở hạ tầng đều trở thành nơi đấu tố, hạ bệ lẫn nhau. Những người được bầu làm bí thư hay chủ tịch xã đều thuộc “phe khiếu kiện”, nhưng nếu không làm theo đúng ý đồ của họ, là họ lại phá, lại bôi nhọ, và đương nhiên, lại rụng!

Đến khổ cho mấy ông Việt Hưng về đầu tư, chân ướt chân ráo, không tìm hiểu kỹ về văn hóa làng xã nên mới khổ. Lúc đầu chẳng phải vì quyền lợi gì to tát mà vì thằng nọ phá thằng kia, sau cứ dẫn dần đến 2 chữ “quyền lợi” làm bình phong thì mới dễ lôi kéo, lợi dụng. Ở đây, mình không bàn sâu về vấn đề chế độ chính sách, sẽ mổ xẻ ở 1 bài khác. Mình muốn nói sâu về những người gọi là dân oan của thằng em Diện cơ, thế mới máu!

Với những “dân oan” này, chỉ mới mất 1 con gà, cả làng đã ăn chửi đủ, lần này mấy bố Việt Hưng lại động vào cả đất đai nữa, mà theo lời mấy ông khiếu kiện, giáp Hà Nội thì cứ phải bằng Hà Nội mới ưng, không bàn đất dịch vụ gì cả, chưa bằng Hà Nội thì cút, tuyên truyền cái máo l… bà đây này, há há!

Mấy ông tuyên truyền không đúng cách, vác mặt đến nhà, mấy bà này cho cả xô cứt lên đầu. Ban đầu thì còn thanh tao vậy, càng sau càng có tổ chức. Theo dõi từng nhà, nhà nào nhận tiền GPMB thì đến đêm cả bể nước đầy cứt. Người thì bị đánh bả lợn, người thì bị chặt cây. Ở nông thôn quan trọng nhất việc hiếu hỷ, họ tuyên bố, những nhà nào nhận tiền thì chết không có người khiêng, tổ chức đám cưới không có người đến…thế là thôi, tuyên truyền vào mắt! chính quyền xã lúc đó, đúng là như chim cựu chiến binh, thật! chả có biện pháp gì sất, thế mới tài!

Năm 2006, xuất hiện một ông đực chuyên khiếu kiện, chọc ngoáy ở tận Văn Lâm về, tập hợp chóp bu của 3 xã lại, kéo dân lên bao vây cả Nghị viện. Tên này thì thuộc loại ác ôn vùng nông thôn, giáo viên ở xã Lạc Đạo – Văn Lâm nhưng chỗ đéo nào cũng nhảy vào tư vấn, như luật sư hehe. Trong cuốn Văn học nghệ thuật tỉnh Hưng Yên cũng có tên mới máu, cũng viết truyện sinh hoạt như nhà văn, đã tham gia ở vụ Văn Giang rồi lại còn mó tay sang cả dự án khác ở Văn Lâm, đòi 500 triệu đồng nên bị giăng bẫy, tù 7 năm khôn nguôi!

***

Mình biết, mấy cậu lãnh đạo xã gặp nhà báo cứ như là gặp ma. Mà thế đéo nào ở đây bỏn ghét nhà báo thế không biết. Nghe nói những năm qua các vị này bị hành ác chiến lắm, báo mình lắm lúc cũng tệ bỏ mẹ, về đéo biết đúng sai thế nào cứ lên bài chửi loạn, kể cũng tài, báo ta cứ về là nhè mấy ông khiếu kiện mà gặp, yêu thế chứ lị!

Tìm hiểu ra mới biết, ban đầu là “dân” đóng góp tiền để thuê nhà báo, mỗi khẩu là 100.000đ, sau tăng lên 200.000đ tùy từng đợt. Họ chia thành từng tổ, ngõ xóm để đi thu. Những nhà nào không đóng, ăn rủa rủa nhục như chó!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *