LâmTrực@
Tuần rồi, sự kiện bé Uyên của mấy anh Rân Trủ bị bắt làm dậy sóng dư luận. Khởi nguồn cho làn sóng dư luận này không phải từ nhà chức trách, mà là từ mấy anh cơ hội.
Chuyện một công dân bị bắt do vị phạm pháp luật là quá bình thường trong một xã hội thượng tôn luật pháp. Và xin nhấn mạnh, điều này là hoàn toàn bình thường ở mọi quốc gia. Dù bất cứ đâu, anh vi phạm luật pháp thì anh sẽ bị bắt và trừng trị.
Trước khi họp báo công khai vụ án, với mục đích minh bạch thông tin, đã có những tiếng chửi rủa thậm tệ từ một số kẻ được cho là nhà báo, nhà văn, trí thức thậm chí là nhà khoa học.
Điều khôi hài, là họ chưa biết gì về thực chất vụ án đã vội kết tội nhà nước, kết tội chính quyền, kết tội công an. Để câu viu, họ không ngần ngại xuyên tác sự thật, tô vẽ cho kẻ phạm tội và sử dụng những lời lẽ thô tục nhắm vào chính quyền và lãnh đạo các cấp. Những ai đọc bài của họ đều cảm thấy xấu hổ vì sự thô thục thô bỉ của ngôn từ và thái độ hằn học cực đoan của họ.
Cho đến khi, sự việc được công khai, minh bạch, có chứng cứ rõ ràng, có lời khai, có video clip được ghi cẩn thận thì chính họ lại cuồng điên rủa xả vào sự thật. Họ đòi chứng cứ, có chứng cứ; họ đòi lời khai, có lời khai; họ đòi hình ảnh và âm thanh, có âm thanh. Và rồi, họ thất vọng vì sự thật chỉ có một. Rất tiếc, những gì diễn ra không như ý họ mong đợi.
Một nhà báo, có tên tuổi đàng hoàng, luôn coi mình là Nhất với góc nhìn khác biệt cũng rất tiếc đã nằm trong số người rủa xả vào sự thật. Đúng là một góc nhìn không giống ai.
Đọc bài của anh trên Blog có lẽ không ai là không phì cười cho lối giật tít, viết bài của một nhà báo. Không thể đưa ra được một dẫn chứng nào cho ý tưởng trong bài. Nhưng thảm hại hơn, anh đi so sánh 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau (Mà anh chưa hiểu hết) để đưa ra kết luận với ngầm ý là chính đồng chí xyz mới là kẻ phản đảng hải dân và rằng, chính đồng chí ấy mới là kẻ có tội, còn bé Uyên thì không.v.v…Được biết, đây cũng là lối làm báo của anh.
Thú thực, tôi cũng đã từng ngưỡng mộ anh trong một số bài phóng sự ngắn về chống tham nhũng, tiêu cực. Nhưng, giờ đây, hình như anh đã khác, trong tôi, anh không còn Nhất.
Tất nhiên, công bằng mà nói, tôi cũng đồng tình với anh một số điểm. Anh cũng như tôi, đều không muốn Nguyễn Phương Uyên bị bắt vì câu kết với ngoại bang để chống lại dân tộc. Lúc đầu tôi cũng không tin Uyên là có thể làm như vậy, nhưng sự thực là thế, đây quả là điều đáng tiếc. Ai làm thì người đó chịu. Nhưng tôi lại không đồng ý với lập luận của anh rằng: “Tôi tin em đủ hiểu biết để hành động mà không cần ai khuyên – xúi. Vả lại, một nhúm vài cô cậu sinh viên như thế có thật sự là mối an nguy?”. Anh nghĩ là một nhúm có móc nối trong ngoài lại không gây hại cho đất nước? Anh lầm rồi, chỉ một con virus HIV xâm nhập vào cơ thể, thì cơ thể đó đã có nguy cơ đối diện với án tử hình rồi anh ạ.
Còn nữa, anh phát ngôn rằng: “Tòa chưa kết tội, nhưng những trận ném đá tơi bời trên báo chí đã bắt đầu được lệnh xung phong trút lên đầu cô nữ sinh Nguyễn Phương Uyên với lối chửi rủa hằn học thô bỉ chưa từng có”. Anh lại nhầm nữa rồi, rõ ràng anh không còn Nhất với nhiều người nữa. Hơn ai hết, là nhà báo, anh hiểu rõ chức năng của báo chí và bổn phận của nó trước xã hội. Trước những luận điệu thô bỉ mà tôi nói ở phần trên, lẽ nào báo chí đứng nhìn? Mặt khác, người dân có quyền được biết chính xác sự việc xảy ra như thế nào. Vì thế báo chí đăng tải sự kiện là chuyện hoàn toàn bình thường. Điều đó không phải là ném đá như anh nghĩ một cách hằn học như thế.
Còn nữa, anh nói “báo chí được lệnh xung phong trút lên đầu cô bé”…Vậy chứng cứ đâu anh? Anh không có phải không? Tôi đồ rằng, nếu có anh sẽ chẳng ngồi đó mà mỉa mai nền báo chí nước nhà như vậy.
Trái với nhận định về báo chí nước nhà trong vụ Nguyễn Phương Uyên, anh cũng vẫn chỉ câm lặng trước những hành vi xuyên tạc, bóp méo sự thật của đám tào lao Rân Trủ. Vậy xin hỏi, đạo đức nhà báo của anh đâu rồi? và liệu rằng nó có còn không?
Xin giới thiệu bài của Trương Duy Nhất về Nguyễn Phương Uyên và thái độ của anh với những phản ứng xung quanh vụ việc này:
Báo chí ném đá Nguyễn Phương Uyên
Tòa chưa kết tội, nhưng những trận ném đá tơi bời trên báo chí đã bắt đầu được lệnh xung phong trút lên đầu cô nữ sinh Nguyễn Phương Uyên với lối chửi rủa hằn học thô bỉ chưa từng có.
Tôi không bênh Phương Uyên. Việc em làm em chịu. Tôi tin em đủ hiểu biết để hành động mà không cần ai khuyên – xúi. Vả lại, một nhúm vài cô cậu sinh viên như thế có thật sự là mối an nguy?
Chẳng lẽ bọn “cõng rắn cắn gà nhà” như lời cảnh báo của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lại là… Nguyễn Phương Uyên? Giữa hành động của Nguyễn Phương Uyên so với những “sai phạm lỗi lầm” của các “đồng chí X Y Z”, của “nhóm lợi ích”, của “bầy sâu ăn hết phần của dân” thì cái nào là phản đảng phản quốc, cái nào đe dọa đến sự tồn vong của đảng và chế độ?
Mà cho dù có là… trọng phạm, thì những lối chửi rủa thô tục trên mặt báo cũng là điều rất phản tuyên truyền và vô văn hóa.
Hãy đọc vài comment điển hình được báo chí chọn lọc đăng tải:
– “Không biết 2 nhóc này ăn gạo của nông dân mình hay ăn bơ, sữa nước ngoài mà ngu xuẩn như thế ?”
– “…Thiếu, đói, khó khăn thì phải lao động chứ. Tội gì cho bằng tội chống phá đảng, nhà nước (chống lại nhân dân)”
– “Thật uổng cơm cha mẹ, chẳng qua là vừa tham vừa ngu mới bị lừa như thế…”
– “Giấy rách phải giử lấy lề. Nghèo tiền nghèo bạc, đừng nghèo nhân cách. Các bạn trẻ này có ăn học, chắc chắn hiểu biết, biết rỏ bản chất sự việc đó, nhưng vẫn lao đầu vào làm. 1 người có học nhưng lại thiếu nhân cách và đạo đức, thiếu trung tín, thì có học bao cao cũng bằng thưà…”
– “Rất may cho cháu gây án vào thời điểm này đất nước cũng đổi thay nhiều về chính sách và luật pháp chứ nếu vào thập niên 70 hay 80 thì tội của cháu sẽ bị cấm ba đời không được thi tuyển vào các trường đại học, xuất ngoại và tham gia vào các chức vụ thuộc biên chế của chính quyền”
– “Tội bán dâm kiếm tiền tuy ô nhục nhưng cũng không nặng bằng tội bán nước, chuyến này khổ rồi em ơi.!!!!”
– “Thằng này nhìn mặt phờ phạt, chắc là nghiện game online nên cần tiền. Còn con kia lười biếng ham ăn nên mập mạp bỏ bê học hành làm chuyện điên rồ…”
– “Nam thanh, nữ tú, mặt mày nhìn sáng sủa, tương lai ngời ngời… Vậy mà não hơi… ngắn…”
-“ No cơm ấm áo nên “Rửng mỡ”. Cho ngồi tù rục xương, lao động khổ sai suốt đời cho đáng đời…”
– “Uổng công cơm áo gạo tiền, hy vọng, niềm tin cha mẹ nuôi lớn lên cho ăn học đàng hoàng mà đầu óc ngu như lợn, đúng là vừa tham lam vừa ngu xuẩn…”
– “Cha mẹ cực khổ tạo hết mọi điều kiện cho các con ăn học thành tài chỉ với mong muốn là sau này con cái tự mà lo cho bản thân và cũng chưa chắc gì là mong con cái lo lắng được cho cha mẹ , vậy mà các cô cậu không lo ăn học mà bày đặt nghe lời xúi quẫy học đòi đi phản Quốc, phản giống nòi, cũng may phước chỉ có một số ít người điên điên có ý định giống 2 bạn , chứ ai ai cũng có hành động thiếu suy nghĩ này không biết đất nước sẽ ra sao ?”
(Nguồn comment: báo Người Lao Động TP HCM)
Không chỉ phản tuyên truyền và vô văn hóa, nói như nhà báo Hồ Trung Tú: “rất nhiều người còn không phân biệt được thế nào là đảng phái chính trị và thế nào là quốc gia, giống nòi”.
Tin cùng chuyên mục:
Mặt tối của ân xá: Quyền lực Tổng thống hay công cụ bao che?
Bước đột phá trong cải cách bộ máy Nhà nước
Phiên tòa xét xử Lưu Bình Nhưỡng: Sự thật và những luận điệu xuyên tạc
Chuyện quý bà và ‘soái ca nước yến’