Đến bây giờ có thể khẳng định, vụ việc Vĩnh Phúc căng thẳng, bức xúc dư luận như vừa qua có “công” rất lớn từ báo chí. Đáng tiếc là ngay cả báo Vietnam+ của Thông tấn xã Việt Nam, dù phóng viên Nguyễn Trọng Lịchkhông nhìn thấy Biên bản khám nghiệm tử thi, cũng không nghe phát ngôn chính thức của cơ quan có thẩm quyền nhưng đã khẳng định: “Cơ quan pháp y tỉnh cũng có mặt ngay buổi sáng cùng ngày để phẫu thuật, bước đầu xác định nguyên nhân gây ra cái chết với Nguyễn Tuấn Anh là do ngạt nước”.Dù đưa tin sau buổi họp báo chiều 18/3 nhưng sang ngày 19/3, cũng không nhìn thấy Biên bản khám nghiệm, cũng không được nghe phát ngôn từ cơ quan có thẩm quyền nhưng báo Petrotimes vẫn đưa ra lời bình luận hùng hồn: “Một điểm mờ nữa là vì sao cơ quan giám định pháp y địa phương lại công bố một kết quả lạ lùng như vậy. Theo những người thân trong gia đình nạn nhân thì có rất nhiều dấu vết va đập, thậm chí vết chém trên người anh Tuấn Anh. Hơn nữa, Công an tỉnhVĩnh Phúc cũng đã khởi tố vụ án giết người thì không thể đưa kết luận là “chết vì say rượu và ngạt nước” được. Bản chất của kết luận đã sai nhưng động cơ củakết luận này cũng cần phải được mang ra mổ xẻ. Cơ quan giám định pháp y có những nguyên tắc nghiệp vụ rất chặt chẽ, không dễ gì sai sót, cũng không dễ gì bẻ cong sự thật một cách dễ dàng như vậy.”
Tương tự như vậy, báo Người đưa tin- một phụ trang của báo Đời sống & Pháp luật cũng mạnh mẽ kết tội: “Dư luận đang đặt dấu hỏi về sự mâu thuẫn giữa kết luận mổ tử thi ban đầu và kết luận sau khi cơ quan giám định pháp ý Trung ương giám định lại. Phải chăng đây là sơ suất về nghiệp vụ dẫn đến giám định sai hay vì một nguyên nhân, áp lực nào đó mà cơ quan chức năng lại công bố cái chết của anh Nguyễn Tuấn Anh là do ngạt nước, bị ngã rơi xuống cống mà chết?”.
Tiếp theo, cũng ở bài báo này, phóng viên kết luận đanh thép: “Nếu như gia đình nạn nhân không đẩy mọi việc trở nên căng thẳng, nếu như không có chuyện 1000 người mang quan tài yêu cầu đòi cơ quan chức năng điều tra lại thì có lẽ cái chết của anh Nguyễn Tuấn Anh sẽ mãi chỉ là một cái chết đáng trách: Do say rượu, ngã rơi xuống cống mà chết.”Xin hỏi các nhà báo: Các vị lấy thông tin từ đâu về “cái chết của anh Nguyễn Tuấn Anh là do ngạt nước, bị ngã rơi xuống cống mà chết”? Chẳng lẽ các vị lấy tin từ tin đồn ở quán hàng nước? Vậy, xét về nghiệp vụ báo chí, khi đưa tin không dẫn nguồn đáng tin cậy thì đó có khác chi bịa đặt để tạo giật gân nhằm câu khách?#.4. Các cơ quan hữu trách ở Vĩnh Phúc
Tin tức, Văn hóa, Chính trị - xã hội
Vụ quan tài diễu phố ở Vĩnh Phúc, đôi điều nhìn lại
Người xem: 233
LâmTrực@
Không thể nói là không đau lòng khi một ai đó chết oan ức, cũng không thể không nói sự việc xảy ra ở Vĩnh Phúc vừa qua là một cơn địa chấn khiến chúng ta buồn. Cuối cùng thì mọi việc cũng lắng xuống, chúng ta hoàn toàn có thể bình tĩnh xem xét lại những gì đã xảy ra ở Vĩnh Yên tuần qua.
Nhắc lại lời nói của các quan chức và Điều tra viên từ cao tới thấp, đây là vụ án không phức tạp nhưng diễn biến của nó đối với đời sống chính trị xã hội lại khó lường.
Nguyên nhân và diễn biến sự vụ thiết nghĩ không cần nhắc lại, mặc dù chuyện xảy ra là rất đắng tiếc vì đã được các loại báo loan tải.
#1. Sự vội vã của gia đình và kẻ giật dây kích động
Ngay sau khi khám nghiệm hiện trường vụ án, và ngay sau khi biên bản giám định được kí, người dân đã đưa quan tài đi diễu phố để phản đối. Lí do thật hài hước, họ cho rằng cơ quan công an kết luận chết do say rượu, ngã xuống mương nước và chết ngạt. Không hiểu họ lấy đâu ra cái kết luận đó? Tồi tệ hơn, họ cho đó là kết luận của Công an tỉnh, nhưng thực chất đó chỉ là Biên bản giám định pháp y của Trung tâm giám định pháp y Vĩnh Phúc, do bác sĩ Kim Văn Mừng là Phó giám đốc trung tâm làm trưởng ban. Chính bác sĩ Mừng cho hay, họ chưa hề có kết luận về nguyên nhân khiến nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh tử vong.
Có đủ người chứng kiến, có cả người nhà chứng kiến vậy tại sao sự việc diễu phố vẫn xảy ra? Chắc chắn, có kẻ đứng sau kích động. Hiện tại Cơ quan điều tra Công an tỉnh Vĩnh Phúc đang tiếp tục làm rõ.
Theo bác sĩ Mừng, khi cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc có Quyết định trưng cầu giám định “tìm nguyên nhân chết của nạn nhân”, Trung tâm pháp y đã cử ông cùng 3 kỹ thuật viên đi làm nhiệm vụ. Tham gia khám nghiệm tử thi của nạn nhân Tuấn Anh có cả đại diện Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, chính quyền địa phương, VKSND tỉnh. Việc khám nghiệm còn có sự chứng kiến của đại diện tổ dân phố và đại diện gia đình nạn nhân. Bác sỹ Mừng cho biết: đây chỉ là Biên bản nhằm mô tả quá trình khám nghiệm, xem xét dấu vết bên ngoài, bên trong (sau khi mổ) và thu thập mẫu (thức ăn trong dạ dày, máu, gan.., của nạn nhân) để phục vụ công tác xét nghiệm. Hiện vẫn phải đợi kết quả xét nghiệm vi thể, độc chất.., thì mới có thể đưa ra kết luận về nguyên nhân gây tử vong cho nạn nhân.
#2. Phân biệt “khám nghiệm” với “kết luận giám định”
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, việc khám nghiệm tử thi để phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án. Còn để xác định nguyên nhân tử vong thì cần phải dựa vào nội dung kết luận giám định của cơ quan giám định.
Bác sỹ chuyên khoa 1 Ngô Hường Dũng- Phó Viện trưởng Viện pháp y quốc gia, cho biết: Về nguyên tắc, không bao giờ có chuyện vừa mới khám nghiệm tử thi xong mà giám định viên đã kết luận được ngay nguyên nhân chết của nạn nhân (trừ một số rất ít các trường hợp như nạn nhân bị đâm thẳng vào tim hay bị tai nạn giao thông, ô tô đè bẹp sọ thì có thể đưa ra kết luận sơ bộ).
Cần phân biệt Biên bản khám nghiệm hiện trường với Kết luận giám định vì để có được kết luận chính xác thì giám định viên phải tiến hành tổng thể nhiều biện pháp như: xét nghiệm đại thể, vi thể, hóa pháp (nếu có).., và có thể phải dựa vào cả dấu vết hiện trường hoặc hung khí gây án…Trong kết luận giám định pháp y thì chỉ có GĐV ký và đóng dấu. GĐV phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
Đại tá Hồ Sĩ Tiến – Cục trưởng CSHS (Bộ Công an) cho hay, đây là vụ án hình sự bình thường, nhưng diễn biến của nó lại bất thường. Qua kiểm tra, lãnh đạo Cục CSHS thấy công an tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện đúng và đầy đủ trình tự trong công tác điều tra.
Do nhầm lẫn và sự thiếu hiểu biết pháp luật của người nhà nạn nhân đã đưa sự việc diễn biến phức tạp, làm mất an ninh trật tự xã hội nghiêm trọng.
#3. Báo chí
Một bài viết rất hay trên Google.Tieenlang đã đề cập rất sâu về trách nhiệm củ báo chí khi góp phần làm tăng thêm căng thẳng vụ mang quan tài diễu phố, làm mất đi hình ảnh thanh bình của xã hội và vô hình dung tiếp tay cho các thế lực thù địch bôi xấu chế độ. Có thể xem tại đây.
Bài này đưa tin: Báo chí đưa tin căn cứ vào … “tin đồn”. Điều đó đúng với những gì mà chúng ta thấy trên báo mạng. Xin trích nguyên văn đoạn này:
Sự việc sẽ không đi quá xa nếu như các lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc và Cơ quan Điều tra sớm thông tin chính xác cho người dân tham gia buổi diễu phố về thực chất của biên bản khám nghiệm hiện trường và kết quả giám định pháp y. Vấn đè mấu chốt đơn giản chỉ là: Chưa có kết quả cuối cùng, và vẫn chưa thể kết luận nguyên nhân dẫn đến cái chết của Nguyễn Tuấn Anh, và cần tiếp tục điều tra thêm.
Rất tiếc, chỉ một việc làm nhỏ như vậy mà lại không thể làm với một chính quyền mạnh như Vĩnh Phúc.
Cũng cần nói thêm, để xảy ra thảm họa truyền thông này, theo chúng tôi, có một phần thuộc về lỗi của cơ quan điều tra, Công an tỉnh Vĩnh Phúc. Đúng như blogger Đông A đã viết: “Tại sao cơ quan công an tỉnh Vĩnh Phúc không công bố biên bản khám nghiệm tử thi? Tại sao người công bố 2 trang biên bản khám nghiệm tử thi lần đầu trên mạng internet không công bố nốt phần còn lại của biên bản này?”
LâmTrực@ cho rằng, chỉ một lời công bố của ông Chủ tịch tỉnh, ông Giám đốc Công an tỉnh, hay một ông trưởng phòng Cảnh sát điều tra về biên bản đó trước đoàn diễu hành đã có thể giải quyết được vụ này. Đó là ngoài đường, còn có thể kết hợp với Đài phát thành và Truyền hình của tỉnh, của Trung ương và kể cả các báo mạng để công bố những hình ảnh thích hợp như Biên bản khám hiện hiện trường, Biên bản giám định pháp y một cách đầy đủ thì chắc chắn sự việc sẽ không đi quá xa như ta thấy.
#5. Bài học
Thiết nghĩ, đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho các cơ quan chức năng khi tiến hành nhưng vụ án tương tự.
– Minh bạch thông tin: Từ vụ án đau lòng này, vấn đề minh bạch thông tin đã trở thành nhu cầu bức thiết của xã hội. Rõ ràng trong vụ này, nguyên nhân chính là do thiếu minh bạch thông tin, trong khi đây chỉ là quá trình điều tra công khai theo Tố tụng hình sự.
– Cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác cho báo chí: Bên cạnh việc tập làm quen với vấn đề minh bạch thông tin là tối cần thiết, các cơ quan công quyền cần xây dựng và duy trì mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan tuyên truyền, mà cụ thể ở đây là báo chí. Để tránh tình trạng báo chí thiếu thông tin mà đưa tin sai do phải suy luận trong khi trình độ hiểu biết chuyên môn hạn chế, dẫn đến sự hiểu lầm của cả xã hội.
– Các phóng viên: Về phía mình, các nhà báo cũng nên có cái nhìn nghiêm khắc với chính mình, cẩn trọng khi đưa tin, nếu không các anh các chị đang tự biến mình thành những kẻ cơ hội, lọc lừa và góp phần thúc đẩy dung dưỡng những thói hư tật xấu của người dân.
Hi vọng, đây là bài cuối cùng của TreLangblogspotcom nói về sự vụ đáng buồn ở Vĩnh Phúc.
Tin cùng chuyên mục:
Kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
Tại sao Nga vẫn chưa đáp trả? Khi nào Nga mới áp dụng biện pháp răn đe hạt nhân như Học thuyết mới đã nói?
Công an Hà Nội lập công lớn trong cuộc chiến chống tội phạm xuyên quốc gia
Thực phẩm chức năng giả: Hiểm họa từ những lời quảng cáo thổi phồng