Tớ ít để thời giờ nói chuyện tính tình, sở thích của người khác. Nhưng sau khi đọc bài viết của Lang Bian về Huỳnh Ngọc Chênh, nhất là cái câu: “… từ khi Huỳnh Ngọc Chênh quyết định nhận tiền chế độ “một cục”… thì xã hội này đã chẳng còn trông chờ gì ở hắn từ giây phút ấy?” thì tớ thấy rất đồng tình.
Nhận tiền theo hình thức một lần thì ở VN không ít, thậm chí rất nhiều. Đây là một chính sách của nhà nước khi giải quyết vấn đề lương hưu cho cán bộ công nhân viên chức. Người về hưu có thể chọn một trong hai hình thức: nhận lương hưu hàng tháng (hình thức phổ biến, đã áp dụng từ trước tới nay) và nhận một lần. Nhận một lần hay nhận rải đều từng tháng, đều được quy định kiểm toán bởi những thang biểu cụ thể, chọn hình thức nào phù hợp cho mình là tuỳ người về hưu đó. Bởi thế, những người nhận chế độ hưu một lần chẳng phải là vấn đề gì, nhưng riêng Huỳnh Ngọc Chênh lại khác. Tại sao vậy?
Trước hết nói về thái độ của hắn, hắn cho rằng trong hơn 40 năm làm việc, hắn chỉ cô độc bên những đồng nghiệp, hắn không hề đồng quan điểm với họ hay ủng hộ quan điểm của họ. Như vậy dù hoà mình trong một tổ chức, một tập thể nhưng trong thâm tâm hắn đã tự tách mình khỏi cái tập thể ấy, hắn đã có sẵn tư tưởng muốn thoát ly ra khỏi môi trường xã hội ấy trong suốt 40 năm, hắn chỉ chờ tới dịp nghỉ hưu mới bày tỏ công khai cái điều nuôi dưỡng ấy. Và khi thời điểm đến, hắn cư xử theo cách “cạn tàu ráo máng”, nhận hết một lần rồi phủi đít ra đi. Những đồng nghiệp ở báo Thanh Niên sẽ chẳng khó để nhận ra điều này, bởi từ ngày về hưu hắn gần như đoạn tuyệt với các đồng nghiệp, không ân tình, không lễ nghĩa, chẳng thâm giao. Bởi trong thâm tâm hắn có xem ai ra gì, những người thủ trưởng của hắn, hắn còn chẳng kính thì những người đồng nghiệp đồng trang lứa hay thua tuổi hắn lại càng chẳng đáng để hắn để tâm đến.
Hắn là gì mà ghê gớm vậy? bậc vĩ nhân họ còn luôn phải xác định bổn phận hoà mình với cộng đồng, cùng vui buồn với cộng đồng thì mới có được rung cảm thực sự với những xúc cảm của cộng đồng, để rồi làm điều gì đó có ý nghĩa cho cộng đồng. Một người như hắn, luôn nói điều cao đẹp là muốn xây dựng một thể chế tốt đẹp hơn cho người dân, nhưng tốt đẹp như thế nào? thực sự nhu cầu người dân mong muốn như thế nào, thì làm sao hắn có khả năng nhận biết, khi 40 năm trời hắn luôn dùng thái độ cư xử lập dị với cộng đồng quanh hắn như vậy?
Nói những điều theo sách vở thì ai chả nói được, miễn là đọc qua, học qua hay nghe nói đến… nhưng nói để mà làm được thì là chuyện khác. Hắn lên án đủ thứ từ thể chế chính quyền, đến những người lãnh đạo đất nước, chủ trương chính sách của nhà nước… nhưng hắn nói cũng chỉ để sướng miệng, cho ra vẻ ta là người hiểu biết, nhưng thực tình thì hắn có làm được gì đâu? Và hắn lại càng vô trách nhiệm khi nhìn nhận hậu quả của những phát ngôn vô thưởng vô phạt ấy.
Với thái độ phủi đít ra đi như thế, với con mắt tối tăm khi nhìn vào thể chế chính trị, xã hội như thế, thì những hoạt động vì cộng đồng như những người nghỉ hưu đã và đang làm sẽ chẳng mong gì có được ở một người như Huỳnh Ngọc Chênh. Hắn có thể bỏ ra 200 triệu đồng để chu du cùng con gái (như hắn từng khoe), hắn có thể bỏ ra hàng chục triệu đồng để vui chơi, đàn đúm với đám bạn… nhưng dám chắc dù chỉ vài ngàn đồng từ thiện cho những người có hoàn cảnh khó khăn, vài bộ quần áo cũ rách cho những người đói rét, gặp hoạ thiên tai… dễ gì hắn chịu bỏ ra. Không làm được cho xã hội dù chỉ một việc nhỏ nhoi, nhưng hắn lại luôn tự cho mình cái quyền phán xét và đổ lỗi cho chính quyền, cho cơ chế theo lối nguỵ biện xưa cũ: “Sợ không đến được tay người cần giúp đỡ?”. Chưa làm được việc nhỏ đã mong đến điều lớn lao; chưa cho đi đã mong nhìn thấy kết quả… như vậy thử hỏi tâm hắn có thánh thiện? Người như hắn liệu xã hội có hy vọng được gì?
Về xã hội là thế, về gia đình, chúng ta chẳng khó để hiểu về nhân cách con người hắn. Trước hết, qua những mẩu chuyện tục tĩu đăng trên blog cá nhân cũng đủ thấy hắn là một người nhân cách rất thấp hèn, dâm ô, tục tĩu. Hắn cứ tưởng viết, đăng lên như thế thì bạn bè hắn sẽ xuýt xoa thán phục hắn, tâng bốc hắn là con người của tự do ngôn luận, muốn nói gì, viết gì thì viết; ca ngợi hắn là con người có quan niệm sống phóng khoáng, thích làm gì thì làm…nhưng một điều chắc chắn ai cũng nhận ra là đằng sau những lời có cánh dành cho hắn, người ta sẽ chẳng còn trân trọng gì hắn nữa, xem hắn như kẻ bông xung, mua vui cho thiên hạ. Với hắn đã đành, những người thân của hắn rồi cũng bị chung một cách nhìn như thế. Có một người cha nhân cách bệnh hoạn như vậy thì làm sao có thể giáo dục cho những đứa con có nhân cách tốt được? (trừ khi người mẹ thực sự thoát ra được ảnh hưởng của người chồng bệnh hoạn đó, hướng lái con cái mình theo một hướng đi khác).
Không giúp được gia đình, trái lại hắn lại làm cho gia đình vì thế mà ô uế thanh danh. Gia đình cha mẹ hắn vốn là những người có cống hiến cho đất nước, một gia đình có truyền thống cách mạng bỗng chốc bị hắn phủ nhận tất cả, phủ nhận lại chính cái nôi sinh ra hắn, phụ bạc tình cảm những người sinh thành thì hắn thuộc ngữ gì?
Tớ có cảm giác hình như Chênh đang muốn đi theo bước chân của Huy Đức. Nhưng nói thật, Huy Đức làm ra những điều trái khấy nhưng còn thể hiện hành động của kẻ có tài muốn phá cách, đó là một hiện tượng thường thấy theo lẽ tự nhiên. Nhưng với Chênh, hắn chỉ là kẻ ngu dốt, bất tài. Muốn phá cách thì không biết sẽ đi đâu về đâu!
Xót thương thay cho hắn!
Đào Công Tấn
Tin cùng chuyên mục:
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố
Ukraine nói điều đáng sợ về tên lửa mới của Nga