Khoai@
Không ai lạ gì Phạm Chí Dũng, bởi mác tiến sĩ kinh tế, nhà báo độc lập, và là người “đấu tranh cho nhân quyền, zân chủ“. Đã có nhiều bài báo nói về Phạm Chí Dũng như một kẻ lưu manh chính trị mang màu sắc tâm thần hoang tưởng.
Nhưng mới đây, Phạm Chí Dũng lại có những bài viết mà người đọc cảm thấy rất không ổn. Thông qua giọng văn ẩn chứa thái độ và trạng thái tâm thần bất bình thường kiểu Lê Anh Hùng, người ta đang nghi ngại đến sức khỏe tâm thần của vị tiến sĩ kinh tế này.
Tiêu đề bài viết được Phạm Chí Dũng giật là: “Về dấu hiệu giới đấu tranh dân chủ có thể bị đầu độc“, viết ngày 25 tháng 6 năm 2014, được đăng trên trang mạng Defend The Defenders. Thông điệp mà Dũng muốn gửi gắm đến bàn dân thiên hạ chính là: bạn hãy cẩn thận kẻo bị (chính quyền, hoặc công an) đầu độc.
Một bạn nói: Phạm Chí Dũng lại sủa càn!
Tất nhiên, viết linh tinh, viết bậy cũng nên gọi là sủa càn!
Mở đầu bài báo, Phạm chí Dũng viết: “Đã và đang xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm tính mạng đối với những người đấu tranh dân chủ và chống Trung Quốc. Gần đây, một số nhân chứng cho biết đã bị ngộ độc chỉ sau một ngày được “người lạ” mời nước uống. Hiện trường tình nghi bị đầu độc như thế có thể diễn ra ở sân bay, ở một số địa điểm giải trí và ẩm thực, thậm chí không loại trừ ngay tại đồn công an“. Đi kèm với đoạn viết trên là một bức ảnh minh họa với chú thích: “Hàng ngàn công nhân ở Thanh Hóa bị ngộ độc trước ngày biểu tình chống Trung Quốc“.
Không nói hẳn bạn đọc cũng hiểu được thông điệp mà Phạm Chí Dũng muốn nói ở đây là gì. Cách nói bóng nói gió như thế gây ra những hậu quả rất nặng nề cho đời sống xã hội, và đặc biệt là uy tín, hình ảnh đất nước con người Việt Nam bị hạ thấp. Như để lấy điểm với quan thầy hải ngoại, Dũng khu biệt đối tượng có thể bị ngộ độc là “những người đấu tranh dân chủ và chống Trung Quốc“. Không giải thích vì sao những người này lại là đối tượng “bị đe dọa tính mạng“, Dũng làm như mình đứng ngoài quan sát và vô can, nhưng người đọc hiểu ngay Phạm Chí Dũng đang ám chỉ đến chính quyền, đến các lực lượng thực thi pháp luật, bảo đảm an ninh trật tự, trong đó có công an. Lí do rất đơn giản, bởi bất cứ một chính quyền nào cùng các công cụ của nó cũng có nhiệm vụ bảo vệ người dân của mình bằng rất nhiều hoạt động, trong đó có việc duy trì an ninh trật tự, và họ đương nhiên không hề muốn có một cuộc gây rối nào trật tự công cộng nào dù nó được núp dưới bất kỳ danh nghĩa nào. Ở Việt Nam, chính quyền rất sẵn lòng cho người dân biểu thị tinh thần yêu nước của mình trước việc Trung Quốc xâm lược lãnh thổ, nhưng chính quyền sẽ không dung thứ cho những hành vi gây rối trật tự công cộng núp bóng zân chủ hoặc núp dưới nghĩa chống Trung Quốc xâm lược. Vì thế, có thể hiểu được dù không chỉ ra “đối tượng” đầu độc những loại người kia là ai, nhưng hàm ý của Dũng là rất rõ ràng.
Đọc bài của Phạm Chí Dũng, mặc dù chỉ mang tính cảnh báo, nhưng người nhẹ dạ, cả tin sẽ thấy dường như chính phủ Việt Nam không muốn người dân biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, và xa hơn, hình như họ không muốn chống Trung Quốc. Và rằng, nếu anh đi biểu tình chống Trung Quốc hoặc có các hoạt động zân chủ kiểu Bùi Hằng, Xuân Diện, Phương Bích, Tường Thụy…thì rất có thể anh sẽ bị đầu độc đến chết. Từ sự chuyển tải này, người đọc sẽ nghi ngờ lập trường của chính phủ, tạo ra sự ác cảm với chính quyền, với công an. Cái táng tận lương tâm của Phạm Chí Dũng là ở chỗ chia rẽ mối liên hệ máu thịt giữa người dân với chính quyền, và tạo cơ hội cho các thế lực đối lập ngóc dậy đầu chống lại chế độ.
Như để chứng minh cho ý kiến của mình, tạo lòng tin cho người đọc, Phạm Chí Dũng dẫn chứng: “Tháng 5/2014, ngay sau cuộc biểu tình phản đối giàn khoan HD 981 của Trung Quốc, hàng ngàn công nhân ở một nhà máy tại miền Bắc đã phải nhập viện do bị ngộ độc. Dấu hiệu đầu độc tập thể cũng có thể biến thành đầu độc cá nhân vào bất cứ khi nào cá nhân đó lơ đãng hoặc cả tin“. Chớ trêu thay, vụ ngộ độc mà Dũng nói tới ở Thanh Hóa đã có kết luận điều tra, và kết quả là: Do môi trường làm việc không an toàn.
Bạn đọc có thể tìm hiểu tại các đường link sau để biết chi tiết kết quả: Kết luận chính thức vụ công nhân ngộ độc ở khu công nghiệp Hoàng Long Thanh Hóa, và đây nữa: Vụ ngộ độc ở Thanh Hóa do dung môi.
Như vậy, việc công nhân bị ngộ độc lý do không phải là bị đầu độc, mà là do môi trường làm việc bị nhiễm độc. Chúng ta đều biết, “đầu độc” mang hàm nghĩa là cố ý, còn trong trường hợp này, kết luận đã rất rõ ràng: không phải do bị đầu độc. Vì thế, việc Phạm Chí Dũng đánh lận đỏ đen, nhập nhèm kiểu tung hỏa mù trong bài viết là thể hiện sự cố ý làm cho người đọc hiểu nhầm theo nghĩa tiêu cực.
Bạn đọc có thể tìm hiểu tại các đường link sau để biết chi tiết kết quả: Kết luận chính thức vụ công nhân ngộ độc ở khu công nghiệp Hoàng Long Thanh Hóa, và đây nữa: Vụ ngộ độc ở Thanh Hóa do dung môi.
Như vậy, việc công nhân bị ngộ độc lý do không phải là bị đầu độc, mà là do môi trường làm việc bị nhiễm độc. Chúng ta đều biết, “đầu độc” mang hàm nghĩa là cố ý, còn trong trường hợp này, kết luận đã rất rõ ràng: không phải do bị đầu độc. Vì thế, việc Phạm Chí Dũng đánh lận đỏ đen, nhập nhèm kiểu tung hỏa mù trong bài viết là thể hiện sự cố ý làm cho người đọc hiểu nhầm theo nghĩa tiêu cực.
Ở một đoạn viết khác, Phạm Chí Dũng đã viết: “Sau cái chết quá khó để minh bạch dư luận của Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ vào đầu năm 2014; sau vụ bạo loạn ở Bình Dương, Đồng Nai vào tháng 5/2014 mà dư luận thật sự nghi ngờ về bàn tay Trung Quốc có thể lũng đoạn một bộ phận quan chức nào đó trong chính quyền Việt Nam, không có gì là không thể xảy ra“. Đúng là mọi chuyện đều có thể xảy ra. Trước khi Phạm Chí Dũng trở thành kẻ biến thái chính trị, anh ta đã từng giữ những trọng trách quan trọng trong bộ máy chính quyền ở TP HCM, và không ai có thể biết được có một ngày, anh ta trở thành kẻ trở cờ thành Phạm Chí Dũng như hiện nay. Nếu như căn cứ vào thành phần gia đình, vào môi trường dưỡng dục của anh ta, thì không ai lại có thể nghĩ được, Phạm Chí Dũng lại ngược với truyền thống gia đình của mình. Tuy nhiên, trong đoạn viết của Dũng, sự bỉ ổi lộ rõ khi đặt dấu hỏi nghi ngờ về cái chết của Thượng tướng công an Phạm Quý Ngọ. Cái chết của ông Ngọ đã được kết luận là do ung thư và báo chí đã phản ánh đầy đủ, nhưng việc Dũng tỏ ý nghi ngờ là có hàm ý gây hoang mang trong dư luận, và gây hiểu lầm cho không ít người cả tin.
Bài có liên quan:
Riêng vụ bạo loạn Bình Dương, thật thú vị khi chính Phạm Chí Dũng nghi ngờ có bàn tay của Trung Quốc (đó cũng là một giả thuyết và người viết bài này cũng có giả thuyết đó) dường như đã “vô tình” khẳng định thêm cho người đọc về sự dính líu của Việt Tân thông qua đối tượng có tên PCD (D mặt chuột – lời đối tượng bị bắt khai) ở TP HCM với những lời hứa cho tiền để đập phá các doanh nghiệp nước ngoài. PCD là ai, có lẽ chỉ cơ quan an ninh điều tra và Phạm Chí Dũng biết rõ.
Ở phần cuối của bài viết, Phạm Chí Dũng dường như không quên nhắn nhủ với “bạn bè cuốc tế” của anh ta rằng, “hãy cẩn trọng và đừng quên chúng tôi“, bạn đọc có thể tự hiểu ý của Phạm Chí Dũng muốn gì từ các “bạn zân chủ” và từ hải ngoại.
Người Việt có câu: “miếng ăn là miếng nhục“. Tất nhiên ai cũng phải kiếm ăn, nhưng kiếm ăn như thế nào để có ý nghĩa và kiếm ăn như thế nào để không chà đạp lên đạo đức, luân lý và quan trọng nhất là không phản bội lại lợi ích dân tộc mới là điều đáng nói.
Một người đàng hoàng, một nhà báo đích thực thì dù có đói cũng không ai viết một bài báo như trên.
Tin cùng chuyên mục:
Trừng phạt Nga hay cuộc ‘chiến tranh kinh tế’ tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới
Kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
Tại sao Nga vẫn chưa đáp trả? Khi nào Nga mới áp dụng biện pháp răn đe hạt nhân như Học thuyết mới đã nói?
Công an Hà Nội lập công lớn trong cuộc chiến chống tội phạm xuyên quốc gia