Khoai@
Hình ảnh “chồng bò, vợ lết mưu sinh” ở Quảng Bình không phải là hiếm. Chỉ cần gõ cụm từ “Nỗi đau da cam” sẽ có hàng triệu kết quả.
Nhìn những hình ảnh này các bạn nghĩ gì, và các “nhà dân chủ tự xưng” nghĩ gì?
Ai đã gây ra nỗi đau này hẳn các bạn vẫn nhớ!
TT – Cả hai vợ chồng đều bị liệt đôi chân từ khi lọt lòng mẹ, nhưng họ đã đến với nhau, nương tựa nhau và tạo dựng nên một mái ấm, dù cuộc sống của họ quá nhiều khổ cực.
Chồng bò vợ lết kiếm sống qua ngày, nhưng họ luôn hạnh phúc bên nhau – Ảnh: Dương Thương
Đó là câu chuyện của ông Lê Văn Tuất và bà Nguyễn Thị Mụng, cùng 57 tuổi, ở thôn Đoàn Kết, xã Hưng Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình.
Ông Tuất nói: “Từ nhỏ đến lớn tui chỉ bò và lết. Mỗi khi thấy các em các bạn chạy nhảy nô đùa là nước mắt trào ra. Đã nhiều lần tui cố đứng lên nhưng lại ngã nhào xuống”.
Sinh ra trong cảnh nghèo, nhà lại đông anh em, hằng ngày cậu bé Tuất phải bò lết theo bố mẹ và các em ra đồng mót khoai mót sắn để kiếm ăn qua ngày. Hết mùa khoai mùa sắn anh lại bò lết khắp nơi nhặt nhạnh những gì có thể ăn được.
Năm 15 tuổi, anh bò khắp từ làng này sang làng khác để kiếm sống, người ta thuê gì làm đó. Anh làm đủ các nghề từ đan lát rổ rá đến đục đẽo cối xay… Nghèo túng và tật nguyền đã tước đi của anh quyền được đến trường, nhưng “có tật có tài”, những thứ đan lát, đục đẽo dưới bàn tay anh rất đẹp và tỉ mỉ, nên trong làng ngoài xóm ai cũng mướn anh về làm.
Năm 25 tuổi, anh được nhà chị Nguyễn Thị Mụng mướn về đẽo cối xay. Chị Mụng cũng mang số phận như anh, sinh ra đã bị liệt đôi chân, cuộc đời chỉ biết lê lết, nhưng công việc trong nhà một mình chị quán xuyến. Hơn một tháng sinh sống và làm việc tại nhà chị Mụng, anh đã thương người con gái trẻ bất hạnh như mình.
“Từ nhỏ đến lớn tui rất mặc cảm, nên chỉ thui thủi bò lui lết tới trong nhà. Khi gặp anh Tuất, thấy cảnh ngộ anh cũng như mình nên tui cũng thương, sau đó tụi tui ngỏ lời thương nhau…” – bà Mụng bẽn lẽn chia sẻ.
Họ đến với nhau khi cả hai bên gia đình đều kịch liệt phản đối. Bố mẹ hai bên nói rằng “đứa bò đứa lết thì lấy chi mà sống”. Bất chấp sự phản đối, họ càng thương nhau hơn và quyết gắn bó với nhau, dù chưa biết tương lai sẽ ra sao.
Không đăng ký kết hôn, không một người thân chúc phúc, đám cưới của họ chỉ đơn sơ chai rượu và lời giới thiệu với xóm làng. Người dân trong thôn xóm thương tình mỗi người góp cây tre, bó tranh, kẻ góp sức giúp họ dựng một túp lều tranh che mưa che nắng qua ngày. Sau đó một năm (1984), bà Mụng sinh được một cậu con trai, đặt tên là Lê Văn Tuấn.
Theo lời bà Mụng, trong cái đói, cái rét và giữa lúc chông chênh của cuộc đời, họ đã gắn bó nhau với niềm tin “Cỏ còn mọc ngoài đường thì con người vẫn còn đường sống”. Đó là câu nói đầy quả quyết của ông Tuất, và bà đã tin ông cho đến bây giờ…
Ông Nguyễn Văn Dũng, trưởng thôn Đoàn Kết, cho biết: “Vợ chồng anh Tuất người bò người lết nhưng họ luôn sống với nhau đầm ấm hạnh phúc, khiến người dân ai cũng khâm phục và yêu mến. Mỗi khi trong xóm có đôi vợ chồng trẻ nào bất hòa thì họ đều lấy gia đình anh Tuất làm tấm gương”.
Dương Thương/ Tuổi Trẻ
Tin cùng chuyên mục:
Nguyễn Xuân Diện và sự thật lịch sử về Hải chiến Hoàng sa
Con trai ông Trump nói Tổng thống Zelensky nài nỉ được mời đến buổi lễ nhậm chức
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA