LâmTrực@
Ngày 16/10/2014, các linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, giáo xứ Thái Hà có “Đơn khiếu nại khẩn cấp” gửi ông Nguyễn Thế Thảo – Chủ tịch UBBD Tp.Hà Nội phản đối chính quyền Hà Nội xây dựng công viên cây xanh, sân chơi, tiểu cảnh cho khu vực hồ Ba Giang ở phường Quang Trung, quận Đống Đa.
Vẫn giọng điệu “cù nhầy” như thường thấy, họ cho rằng: “khu đất Hồ Ba GIang rộng 18.230 mét vuông, nằm trên địa bàn P. Quang Trung, Q. Đống Đa thuộc quyền quản lý của giáo xứ Thái Hà và Nhà dòng Chúa Cứu Thế từ 1928”, và yêu cầu chính quyền phải ngừng ngay việc thi công đó. Bên cạnh đó, họ xúi bẩy, kích động giáo dân tụ tập cản trở các đơn vị thi công công trình công cộng này.
Ngay sau khi nhận được đơn của Linh mục Giuse Nguyễn Văn Phượng, phó bề trên Dòng Chúa Cứu thế HN, Chánh xứ Thái Hà, ngày 16/10/14. UBND quận Đống Đa đã trả lời.
Năm 2009, LM Vũ Khởi Phụng đại diện nhà thờ Thái Hà có đơn đề nghị trả lại đất cho GX Thái Hà – Dòng Chúa Cứu thế HN, UBND quận Đống Đa đã xem xét giải quyết có kết luận số 635/KL-UBND ngày 28/9/09 và thông báo trả lời tại văn bản số 193/TB-UBND ngày 15/10/09. Ngay sau đó, ông Vũ Khởi Phụng không đồng ý và có đơn khiếu nại lên UBND thành phố.
Cũng ngay sau đó, ngày 4/4/2011, UBND TP đã có văn bản 2309/UBND-TNMT trả lời. Trong đó có đoạn: “Khu đất Hồ Ba Giang (DT 14.182 mét vuông) nằm trong diện tích hơn 60.000 m2 đất mà Linh mục Vũ Ngọc Bích đã bàn giao sang cho Nhà nước quản lý từ năm 1961, nên việc ông Vũ Khởi Phụng có đơn đòi nhà nước trả lại cho nhà thờ Thái Hà là không đúng, trái với khoản 2, điều 10 Luật Đất đai năm 2003 và Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc ội khóa 11, không có cơ sở để giải quyết“.
Căn cứ Điều 1, Điều 2 Nghị quyết số 23: “Nhà nước không xem xét lại chủ trương chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 01/7/1991. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN liên quan đến nhà đất; Nhà nước hoàn thành thủ tục pháp lý về sở hữu toàn dân đối với các loại nhà đất mà nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách cải tạo nhà, đất cho thuê; Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh; Quản lý nhà đất vắng chủ; Quản lý nhà đất trong từng thời điểm nhất định về nhà, đất của đoàn hội, tôn giáo; Quản lý nhà đất của những người di tản, chuyển vùng ra nước ngoài.”
Căn cứ Khoản 5 điều 26 Luật đất đai năm 2013 quy định: “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam“.
Thực tế là, từ năm 2008, LM Vũ Khởi Phụng, chánh xứ Thái Hà đã có đơn khiếu nại về mảnh đất Hồ Ba Giang. UBND Tp Hà Nội đã trả lời khiếu nại và cung cấp đầy đủ văn bản pháp lý do LM Vũ Ngọc Bích ký ngày 27/5/1963 với nội dung xin bàn giao cho đất, nhà trên đất cho chính quyền quản lý, kèm theo bản kê khai ruộng đất, hồ ao và bất động sản trên đất cho Hợp tác xã dệt thảm Đống Đa sử dụng. Giáo xứ đã nhận 40 triệu đồng bồi thường của HTX dệt thảm Đống Đa.
Việc Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà thông tin với RFA rằng: “Chính xác từ năm 1928 khi các linh mục Canada đến Việt Nam và mua mảnh đất ở Hà Nội này thì khu đất Hồ Ba Giang đã nằm trong bản đồ đất đai của Nhà Dòng chúng tôi. Và từ đó đến nay chúng tôi chưa có trao nhượng, bán hay giao quyền sử dụng, sở hữu cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào” là hoàn toàn trái ngược với những gì mà đại diện Dòng Chúa Cứu thế là linh mục Vũ Ngọc Bích đã ký kết với chính quyền, đồng thời phỉ báng những điều răn của chúa.
Trong các điều răn của đức Ki Tô, điều răn thứ bảy nói: “Ngươi không được trộm cắp”. Hội Thánh nhìn giới răn này là nền tảng cho giáo huấn xã hội của mình, để xét đến hành động đúng đắn trong lãnh vực kinh tế, trong đời sống xã hội. Ðiều răn thứ bảy buộc phải tôn trọng tài sản của người khác, qua việc thực thi công bằng và bác ái, sống tiết độ và liên đới. Ðặc biệt, điều răn này buộc: Tôn trọng các lời hứa và các hợp đồng đã cam kết; đền bù những điều bất công đã gây ra và hoàn trả những gì đã trộm cắp…
Việc Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà thông tin với RFA rằng: “Chính xác từ năm 1928 khi các linh mục Canada đến Việt Nam và mua mảnh đất ở Hà Nội này thì khu đất Hồ Ba Giang đã nằm trong bản đồ đất đai của Nhà Dòng chúng tôi. Và từ đó đến nay chúng tôi chưa có trao nhượng, bán hay giao quyền sử dụng, sở hữu cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào” là hoàn toàn trái ngược với những gì mà đại diện Dòng Chúa Cứu thế là linh mục Vũ Ngọc Bích đã ký kết với chính quyền, đồng thời phỉ báng những điều răn của chúa.
Trong các điều răn của đức Ki Tô, điều răn thứ bảy nói: “Ngươi không được trộm cắp”. Hội Thánh nhìn giới răn này là nền tảng cho giáo huấn xã hội của mình, để xét đến hành động đúng đắn trong lãnh vực kinh tế, trong đời sống xã hội. Ðiều răn thứ bảy buộc phải tôn trọng tài sản của người khác, qua việc thực thi công bằng và bác ái, sống tiết độ và liên đới. Ðặc biệt, điều răn này buộc: Tôn trọng các lời hứa và các hợp đồng đã cam kết; đền bù những điều bất công đã gây ra và hoàn trả những gì đã trộm cắp…
Như vậy, dù dưới góc độ lịch sử hay pháp lý thì mảnh đất Hồ Ba Giang cũng thuộc sở hữu nhà nước và do nhà nước quản lý, và nó tuyệt nhiên chưa từng và không thể thuộc quyền quản lý của Giáo xứ Thái Hà kể từ khi Linh mục Vũ Ngọc Bích bàn giao cho chính quyền quản lý từ ngày 27/5/1963. Vì vậy, việc gửi đơn khiếu nại khẩn cấp của linh mục Giuse Nguyễn Văn Phượng là không có cơ sở để giải quyết.
Về việc này, ý kiến của một số linh mục cho rằng, trong lịch sử nó thuộc giáo xứ Thái Hà, vậy nên bây giờ nó cũng thuộc Giáo xứ Thái Hà là một lập luận nực cười và phỉ báng luật pháp cũng như những tín điều Thiên Chúa.
Với lập luận ấy, thì Phật giáo cũng có thể đòi Giáo hội công giáo trả lại khu đất Nhà Thờ Lớn (42 Nhà Chung) cho họ, bởi lẽ, khu đất này trước khi có thiên chúa, nó là cơ sở của Phật giáo, nổi tiếng với chùa Báo Thiên (Tên đầy đủ là Sùng Khánh Báo Thiên Tự).
Và tương tự như vậy với trường hợp Thánh Địa La Vang.
Thực ra, các vị chủ chăn tại Thái Hà đều hiểu rõ điều này. Họ cũng hiểu rõ việc kiện cáo “không phải để lấy lại” mảnh đất mà họ đã bàn giao cho chính quyền quản lý, mà cái chính là phục vụ cho những mưu đồ chính trị bẩn thỉu. Trong lịch sử chúng ta chưa quên những câu chuyện về vùng tự trị công giáo, nơi pháp luật được thay thế bằng giáo luật, còn cha xứ nghiễm nghiên trở thành lãnh đạo, lãnh tụ với phương châm “lời cha ý chúa” để tận dụng triệt để thần quyền cho các mưu đồ thế tục.
Người dân không ngu, họ biết cách phân biệt giữa Công giáo và Cong giáo. Chả phải ngẫu nhiên đại sứ Mỹ Martin, trước khi lên máy bay dông tuốt Washington 1975, đã để lại lời nhắn nhủ: “Bây giờ đến lượt chiến tranh tôn giáo”. Ngay sau đó, nhà thờ Vinh Sơn nổ súng. Cũng không phải ngẫu nhiên mà Mỹ, một dân tộc dưới Chúa, đã từng cấm bang giao với Vatican trong 117 năm (1867 – 1984). In God we trust, in Church we don’t, phải nhắc lại lần nữa. Chính người phương Tây đã đúc kết trải nghiệm thế.
Xin được dẫn lời Thánh Phaolô để cảnh tỉnh cho những người đang cố tình vi phạm pháp luật: “Ai chống đối luật pháp công quyền là phản nghịch chương trình Thiên Chúa thiết định. Kẻ ấy sẽ phải chuốc lấy án phạt cho mình!”.
Tin cùng chuyên mục:
Nguyễn Xuân Diện và sự thật lịch sử về Hải chiến Hoàng sa
Con trai ông Trump nói Tổng thống Zelensky nài nỉ được mời đến buổi lễ nhậm chức
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA