VỀ CÂU NÓI “ĐỪNG NÊN ĐÙA GIỠN VỚI ĐỨC TIN” CỦA GIÁO HOÀNG FRANSIS

Người xem: 89

Có người cho rằng lời phát biểu của Giáo hoàng Fransis trên chuyên cơ trong chuyến công du đến Philipin “Đừng nên đùa giỡn với đức tin” rất có thể châm ngòi cho cuộc thánh chiến đẫm máu lần thứ 4 trên thế giới sẽ xảy ra.

Mới đây, cũng trong chuyến công du đó, Giáo hoàng đưa ra ví dụ ông bạn thân tôi đây có những lời lẽ xúc phạm mẹ tôi thì tôi thụi luôn vào mặt ông ta một quả. Nói xong ông diễn ta cú đấm với ông bạn thân như minh chứng. Ngay sau đó, ông đã nói “Đừng nên đùa giỡn với đức tin” để bày tỏ ý kiến của mình về vụ tòa báo Charlie Hebdo bị quân khủng bố Hồi giáo sát hại 12 thành viên.

Người ta cho rằng, Giáo hoàng đã thay mặt một tín ngưỡng để phản đối một Charlie Hebdo không tín ngưỡng khi căn cứ vào câu nói của ông: “Tự do ngôn luận cũng phải tự do trong chừng mực”. Tôi nghĩ, Giáo hoàng đã nói rất khách quan.

Về Charlie Hebdo, chúng ta đã biết đây là một tòa soạn nổi lên vì những bức châm biếm không ngoại trừ tôn giáo nào. Thiên chúa – giáo hoàng, Phật giáo – Bồ Tát, Nguyên thủ quốc gia- tổng thống, thủ tướng, Hồi giáo – Mohamet vân vân và vân vân. Mục tiêu của tờ này là cứ “châm” những đối tượng nào mà họ thích và nước Pháp để họ tự do “châm” vì đề cao tự do ngôn luận báo chí.

Mà cái tự do này, “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Ông Cụ của Việt Nam cũng đã chép lại trong bản tuyên ngôn độc lập năm 1945.

Rõ ràng, như tuyên ngôn độc lập trên kia đã chỉ, thì kể từ khi chúng ta còn là trẻ con chưa bị ảnh hưởng bởi một ý thức hệ nào đến lúc chúng ta trưởng thành, chúng ta có quyền được tự do ngôn luận, nói lên chủ kiến của mình. Chúng ta có quyền được nhận xét ông này gù, bà kia méo mồm. Nhưng có tin rằng bạn hét trêu ông gù lần 1 ông ấy cười, lần thứ 2 ông ấy tỏ ra giận dữ, nhưng lần 3 rất có thể ông ấy tìm cách thụi vào mặt bạn. Đó là phản ứng tự nhiên.

Cả thế giới chống lại khủng bố man rợ, và tôi cũng vậy. Đó là điều tôi khẳng định thêm một lần nữa. Có rất nhiều cách để phản ứng lại những điều không mong muốn nhưng Hồi giáo cực đoan đã lựa chọn cách tàn sát 12 phóng viên của tòa báo Charlie Hebdo sau hai lần cảnh cáo trước đó đốt tòa soạn năm 2005, lần thứ 2 là năm 2011 vì năm 2015 Charlie “can tội” vẽ biếm họa thánh Mohamet nhắc lại như cố tình trêu ngươi. Quả thật quá cực đoan.

Lại phải nói thêm rằng, tất cả các tranh biếm họa về những nhân vật đình đám khác của Charlie Hebdo đều có nguyên mẫu từ người thật, chỉ riêng Mohamet là nhân vật có khuôn mặt của trí tưởng tượng. Bởi các bạn biết đó, Hồi giáo không có bất cứ bức tượng, bức tranh nào vẽ lại chân dung thánh của họ. Đó là điểm đặc biệt khác thường với các tôn giáo khác. Muốn biết tại sao, mời gúc sự hình thành Hồi giáo và luật lệ. 
Do vậy, tôi cho rằng Giáo hoàng Fransis phát biểu câu nói trên xuất phát từ bản chất cuộc sống rằng tự do ngôn luận cũng chỉ nên chừng mực là đúng. Tôn trọng tự do ngôn luận không có nghĩa là anh có thể thách thức rủa xả người hàng xóm không ưa bất cứ lúc nào. Sẽ có ngày anh hàng xóm nổi đóa lên phản ứng khó mà lường trước nguy hiểm xảy ra.

Có những điều nói đúng cũng cần chờ thời điểm để phát ngôn. Cũng như ngài Giáo hoàng nói rất đúng nhưng trong thời điểm này dễ gây ra hiểu nhầm rằng ông cổ súy cho khủng bố chống lại tự do ngôn luận.

Chũm.
Minh họa chôm trên net.

Nguồn: Chũm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *