Sự thật lịch sử và nhạc sĩ Tuấn Khanh

Người xem: 157

Cuteo@

Cuộc diễu binh qui mô lớn nhất trong vòng 70 năm qua vừa diễn ra trên Quảng Trường Đỏ đã làm xúc động trái tim loài người yêu hòa bình trên toàn thế giới.


Đã có nhiều nhà lãnh đạo thế giới từ chối tới dự lễ duyệt binh kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít. Đám rận ở Việt Nam khoái trá ra mặt. Điển hình nhất lại phải nói đến Tuấn Khanh với bài “Sự Thật” đăng tải trên mạng xã hội và Blog cá nhân của y.

https://nhacsituankhanh.wordpress.com/2015/05/08/su-that/

Nội dung bài viết có thể tóm lại là, việc các nhà lãnh đạo Mỹ, Đức, Anh và Pháp từ chối tới dự buổi lễ này là minh chứng cho việc chế độ Liên Xô và nay là Nga đã tô vẽ chiến thắng và bưng bít sự thật. Liên hệ với Việt Nam, Tuấn Khanh cho rằng, lịch sử dân tộc cũng bị bóp méo, bị rao giảng và bị cưỡng ép. Hắn viết một câu cực kỳ mất dạy thế này:

Nếu được nhìn đủ công – tội như vậy, mới hiểu vì sao với hơn 20 triệu người đã chết trong Đệ nhị Thế chiến nhưng chính quyền Liên Xô vẫn bị căm ghét ở Châu Âu, khi lạm dụng chiến thắng và cai trị. Cũng như chúng ta cũng phải tự hỏi vì sao người dân Campuchia vẫn có nhiều người căm ghét Việt Nam, dù đã giải phóng cho họ năm 1979.

Được biết, Tuấn Khanh là nhạc sĩ, là phóng viên báo Thanh Niên, Tuổi trẻ và Lao Động; giám khảo cuộc thi Sao Mai Điểm Hẹn, và là commander của Trò Chơi Âm Nhạc.

1. Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng ông không tức giận với việc một số nhà lãnh đạo phương tây không tới dự lễ kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít tại Mátxcơva. Ông nói: “Tôi rất hài lòng vì thế giới đang kỷ niệm Ngày Chiến thắng đối với chủ nghĩa phát xít, và với tôi, cho dù người ta có kỷ niệm ở đâu, nếu họ trung thực với ngày đó, thì đó là điều tốt“.


Vâng, quan trọng nhất là trung thực.


Vậy tại sao, sự thật là vai trò của Nga là số 1 trong việc giải phóng châu Âu và những nơi khác khỏi hiểm họa phát xít trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II mà các nhà lãnh đạo kia lại không đến dự? 


Câu trả lời không khó. Đó chính là trò chơi địa chính trị bẩn thỉu.

Trong bài “Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít – kính chiếu yêu!” của tác giả Lê Ngọc Thống đã viết: “Bất chấp giá trị đạo đức, giá trị lich sử trong trò chơi địa chính trị là hành vi bẩn thỉu“. Ông cũng cho rằng, hành động tẩy chay ngày chiến thắng của gần 30 quốc gia không tham dự lễ kỷ niệm tại Nga mà đa số là các nước phương Tây phần lớn là bị ép buộc của ai đó, từ trong sâu thẳm không phải là sự vong ân, bội nghĩa, mà đó chỉ là trò chơi địa chính trị bẩn thỉu mà thôi.

Bẩn thỉu là vì trò chơi địa chính trị lại bất chấp giá trị đạo đức, giá trị lịch sử đã biến ngày lễ thiêng liêng này thành đường lối để kiềm chế, cô lập, chống Nga. Ai cũng rõ, sau khi Mỹ và phương Tây không bóp chết được nước Nga trong vụ khủng hoảng Ukraine, NATO đã không đẩy được Nga ra khỏi Biển Đen, lại bị Nga chặn lại tại Ukraine, và thậm chí còn mất thêm Crimea. Điều đặc biệt là, sau cấm vận, dường như Nga lại trở nên hùng mạnh hơn, thách thức vai trò thống trị của Mỹ, chấm dứt trật tự đơn cực do Mỹ thiết lập và lãnh đạo. Và do đó, không ai khác, Mỹ đứng đầu, gây áp lực cho cuộc tẩy chay mừng ngày chiến thắng trên quảng trường Đỏ nước Nga. 

Riêng đối với Ukraine, TT nước này đã tuyên bố xóa bỏ khỏi ký ức cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và sẽ “không còn tồn tại trong bộ sách giáo khoa lịch sử“của đất nước này. Bình về câu nói xuẩn ngốc nhất trong lịch sử các chính khách thế giới, FBKer Màu Thời Gian viết: “Họ đã quên hay cố tình quên sư kiện toàn bộ 500 chiến sĩ biên phòng Liên Xô, trong đó gồm cả người Nga và người Ukraine cùng đàn chó nghiệp vụ đã hy sinh vô cùng anh dũng trước sức tấn công ào ạt của quân Đức vào lãnh thổ Ukraine vào tháng 8 năm 1941? Hài cốt của 500 người lính biên phòng năm ấy đã được cải táng vào năm 1955 và hiện đang yên nghỉ ở khu mộ tập thể tại làng Legdzino – Ukraine.”.

Cho dù thế giới ngày nay đã có nhiều thay đổi cả về quan hệ và lợi ích, nhưng những gì thuộc về lịch sử thì không thể thay đổi, nếu không nói là cần phải bảo tồn và trân trọng.

Thật ra, chính vì việc từ chối tham dự lễ duyệt binh tại Quảng Trường Đỏ của Nga, chỉ khẳng định thêm vai trò của Nga trong chiến tranh thế giới thứ II, khẳng định thêm sức mạnh cho Nga. Chính sự kiện này, đã khẳng định tính chính danh của NGÀY CHIẾN THẮNG. Đó là ngày chấm dứt thảm họa phát xít trên phạm vi toàn thế giới, chấm dứt họa diệt chủng man rợ đối với dân tộc Do Thái. Chính lễ duyệt binh đã cho thấy Nga vẫn đang là 1 cường quốc lớn, bất chấp mọi xung đột với Ukraine, cấm vận từ Mỹ và phương Tây.

Những ai yêu chuộng hòa bình, tôn trọng sự thật chắc chắn sẽ không thể vì những sai lầm riêng lẻ của một vài nhân vật trong lịch sử để phủ nhận chiến thắng vĩ đại này.

2. Đối với Tuấn Khanh, trong lễ kỷ niệm 36 năm giải phóng khỏi thảm họa diệt chủng diễn ra tại Phnom Pênh, Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia Heng Samrin cho hay: “Tưởng nhớ và biết ơn sâu sắc nhất đến các các anh hùng liệt sỹ, những người yêu nước Campuchia cũng như các liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam đã chiến đấu và hy sinh anh dũng, giải phóng Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng tàn bạo, bảo vệ sự hồi sinh của nhân dân; đồng thời tưởng nhớ đến linh hồn của hơn 3,3 triệu người đã bị giết hại tàn bạo dưới chế độ diệt chủng và cầu nguyện cho linh hồn các nạn nhân được siêu thoát“.


Tôi tự hỏi, đến người nước ngoài còn biết đến sự thật về công lao của nhân dân Việt Nam trong việc giải phóng nhân dân họ thoát khỏi thảm họa diệt chủng như thế thì tại sao người Việt như Tuấn Khanh lại không hiểu? 

Sự thật là, trong 4 năm cầm quyền của chính quyền Pôn Pốt, họ đã giết hại 1,7 triệu người dân Campuchia. Lúc đó, dân số Campuchia có khoảng 7 triệu người. Như vậy, gần ¼ dân Campuchia đã bị chết dưới bàn tay của tập đoàn Pôn – Pốt. Họ tự giết hại dân tộc mình. Chính nhờ Quân đội Việt Nam sang đánh đuổi quân Pôn – Pốt, lật đổ chế độ diệt chủng, tạo điều kiện cho lực lượng của Mặt trận đoàn kết cứu quốc Campuchia giành được chính quyền và xây dựng lực lượng cách mạng yêu nước, hồi sinh dân tộc Campuchia. 

Nói thêm, việc Tuấn Khanh đặt câu hỏi: “Cũng như chúng ta cũng phải tự hỏi vì sao người dân Campuchia vẫn có nhiều người căm ghét Việt Nam, dù đã giải phóng cho họ năm 1979?” là thể hiện sự ngu dốt về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nhưng tôi đoán, ý của Tuấn Khanh không phải vậy, hắn muốn trợ giúp cho những kẻ mang trong đầu ý tưởng “Tự trị, ly khai” trong nước và những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Campuchia khơi mào cho một cuộc phân định lại lãnh thổ.

Đến đây, để thay cho lời kết, xin trích lại câu của FBker Màu Thời Gian: “Bất kể vì lý do gì, mọi sự xuyên tạc, bóp méo và phủ nhận lịch sử, phản bội lại xương máu dân tộc mình đều là bất nhân, bất nghĩa!“.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *