HoangThinh@
Kì 1: Lừa đảo xuất khẩu lao động: Chuyện không mới
Kì 1: Lừa đảo xuất khẩu lao động: Chuyện không mới
Đối với nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt tại những vùng nông thôn, ra nước ngoài lao động là con đường nhanh nhất để thoát nghèo. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn được đổi đời sau những ngày tháng lang bạt xứ người. Không ít gia đình đã rơi vào cảnh nợ nần chồng chất, thậm chí người thân bỏ mạng do trót tin vào lời đảm bảo “lương cao, thủ tục nhanh chóng” của các đường dây cò mồi, lừa đảo.
Cò mồi lao động đã có từ lâu
Ảnh: Trần Ngọc Thành – kẻ cầm đầu các tổ chức chống phá Việt Nam tại Ba Lan và chuyên lừa đảo xuất khẩu lao động (Ảnh của RFA).
Vừa qua, sau một thời gian lắng xuống, tình trạng cò mồi, lừa đảo xuất khẩu lao động liên tục xuất hiện trở lại. Trong khi đó, chính quyền cùng các cơ quan quản lý nhà nước vẫn đang đau đầu tìm giải pháp hữu hiệu và xử lý những tổ chức, cá nhân vi phạm. Mới đây, cơ quan chức năng đã triệt phá đường dây lừa đảo đưa người sang Nga của Nguyễn Thị Thủy (còn gọi là Út Nhị). Nhưng đó chỉ là một trong số rất nhiều các đường dây vẫn còn nằm trong bóng tối khác.
Qua tìm hiểu, được biết những đường dây lừa đảo đưa người sang nước ngoài lao động, đặc biệt là tại các nước Đông Âu đã có từ lâu do nhu cầu lao động và vấn nạn tham nhũng của chính quyền sở tại. Xét về quy mô, “cò” Thị Út mới đây có lẽ không là gì nếu so với đường dây của Trần Ngọc Thành, một Việt kiều Ba Lan cầm đầu vào những năm đầu thập kỷ trước, từng lừa đảo hàng trăm người sang Đông Âu lao động với giá từ $6,500 – $10,000. Tuy nhiên, điểm chung của chúng là đều không từ bất cứ thủ đoạn để lừa gạt, hòng kiếm tiền dựa trên sự thiếu hiểu biết của người lao động.
Nắm được tâm lý muốn thoát nghèo nhanh chóng của nhiều người, các đường dây lừa đảo thường hứa hẹn những công việc lương cao, có đầy đủ bảo hiểm tại trời Tây. Thế nhưng, những ai trót dại tin vào chúng đều sớm vỡ mộng. Sang đến Đông Âu, họ bị đem con bỏ chợ, không giấy tờ tuỳ thân và phải sống chui lủi trước những đợt càn quét của cảnh sát sở tại. Không ít người đã bỏ mạng vì trốn chạy trong cái lạnh giá khắc nghiệt của mùa đông Đông Âu.
Anh V. V. Duy (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) là một trong những nạn nhân của đường dây do Trần Ngọc Thành cầm đầu, cho biết: “Mới đầu tôi đi xuất khẩu lao động tại Malaysia. Sau khi hết việc vì công ty giải thể, Thành hứa hẹn đưa chúng tôi sang Đông Âu (Ba Lan) lao động với mức lương gấp đôi tại Malaysia. Tin lời, chúng tôi đã vay mượn tiền của anh em bạn bè để nộp cho Thành. Nhưng sau khi sang Ba Lan chúng tôi mới biết mình bị lừa. Không có giấy tờ hợp pháp. Chúng tôi phải lẩn trốn, ăn ở tại gầm cầu hay các khu ổ chuột, mất một thời gian mới có thể liên lạc với người nhà nhà gửi tiền sang để mua vé máy bay về Việt Nam.”
Thủ đoạn
Các đường dây như của Thành thường sử dụng nhiều mánh khóe tinh vi để qua mặt các cơ quan chức năng Việt Nam cũng như nước sở tại. Chúng tổ chức các lớp dưới danh nghĩa “phổ biến pháp luật”, dạy đình công, công đoàn tại các nước có nhiều người Việt lao động như Nga, Malaysia… song lại ngấm ngầm khuyến khích số lao động này tìm cách phá hợp đồng với các công ty chủ, đẩy nhiều lao động nhập cư vào cảnh bơ vơ, để rồi hắn lại xuất hiện như một ân nhân nâng tay cứu giúp. Nhưng cái kim trong bọc không thể giấu mãi, bản chất xảo quyệt của Thành sớm bị lật tẩy bởi chính những nạn nhân của hắn.
Anh T. T. Vinh (Hương Sơn, Hà Tĩnh), một công nhân từng bị Thành dụ dỗ cho biết: “Khi còn lao động tại Malaysia, có một người đàn ông tên Thành tới khu trọ thuyết giảng cho họ về đình công, biểu tình để đòi quyền lợi; đồng thời hứa hẹn nếu bỏ việc tại đây và nộp $7000 thì sẽ được thu xếp sang châu Âu làm việc”. Tin lời Thành, nhiều công nhân đã dàn xếp cảnh đánh nhau, đập phá công xưởng để bị đuổi việc. Thành đưa họ nhập cảnh vào châu Âu với visa du lịch. Nhưng khi mới đặt chân lên “miền đất hứa” thì họ đã hoặc kết thúc trong tù, hoặc bị trục xuất hoặc phải chui lủi gia nhập các băng nhóm móc túi, trộm cắp hè phố do bị đem con bỏ chợ.
Ra nước ngoài lao động để thoát nghèo là mục đích hoàn toàn chính đáng của người dân. Đến nay, Đảng và Nhà nước cũng đã đề ra nhiều chủ trương đúng đắn khuyến khích chính sách xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, những nạn nhân của nạn cò mồi, lừa đảo xuất khẩu lao động qua đường tiểu ngạch ngày càng nhiều. Liệu có cần mạo hiểm đánh cược số phận vào những đường dây như vậy, trong khi vẫn có thể lựa chọn con đường hợp pháp hơn, có đầy đủ sự bảo vệ của các cơ quan chức năng?
Video: https://www.youtube.com/watch?v=tSGl3SG7-ks
Video: https://www.youtube.com/watch?v=tSGl3SG7-ks
______________________________
P/s Hoàng Thịnh và Nguyễn Tuấn là các cộng tác viên của Tre Lang Blog.
Tin cùng chuyên mục:
“Ốc vít Việt phiên bản quốc tế” – Động cơ tên lửa Made in Vietnam
Lật tẩy sự gian dối của Đoàn Bảo Châu: Chống phá chứ không phải phản biện
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải thanh tra ngay Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2
Anh thận trọng sau khi Nga sử dụng tên lửa Oreshnik ở Ukraine