Ong Bắp Cày
Vẫn lại là Trương Duy Nhất, tức Nhất Lác.
Vẫn giọng điệu đểu cáng ấy, vẫn cái thói hợm mình ấy, nạn nhân tiếp theo của Nhất Lác lần này là Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Nhất viết bài “Cái l… (lờ), thưa Bộ trưởng!
Hãy xem Nhất Lác viết gì:
“Nắng nghe nhân dân, nắng nghe phụ huynh”. Chỉ một đoạn ngắn. Không khó để phát hiện ngay, Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nói ngọng. Là cái l… (lờ), chữ l, thưa Bộ trưởng!
Phó giáo sư, tiến sĩ, Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo mà vẫn lẫn lộn vậy (lẫn lộn, không phải nẫn nộn ông nhé).
“Nành mạnh, dừng nại, nắng nghe, nà tốt…”.
Ôi chao! Đến cái âm lờ ấy cũng không phân biệt được, sao đi dạy dỗ, giáo dục học trò”?
Các cụ có câu “chửi cha không bằng pha tiếng”. Nhất Lác là thằng nào mà dám xúc phạm?
Với người Việt, việc ai đó lôi tên bố mẹ mình ra để chửi rủa là xúc phạm ghê gớm. Nhưng việc “chửi cha mắng mẹ” đó vẫn không là gì khi bị kẻ khác đem giọng nói của họ ra để xúc phạm, mạ lị.
Ngôn ngữ là một món quà quý báu mà thượng đế đã ban cho con người. Ngôn ngữ với một số ràng buộc khá phức tạp về cách phát âm, chính tả, và văn phạm cũng là một phần rất quan trọng của văn hoá. Trong văn hóa Việt, nhại giọng người khác để chế giễu, dè bỉu, bỡn cợt, hạ nhục người khác hoặc thậm chí mượn chuyện giọng nói vùng miền để tấn công vào hệ thống giáo dục nước nhà… là hành vi phản văn hóa, và nó tuyệt nhiên không phải là hành động của kẻ trượng phu.
Cách nay ít lâu, ca sĩ Ánh Tuyết, một người Quảng Nam chính cống, phát hành một album do chính chị hát bằng giọng Quảng Nam, coi như một thể nghiệm mà cũng là một cách tự trào về giọng nói quê hương. Sau khi phát hành, trên YouTube, đã có nhiều ý kiến – chủ yếu của đồng hương – khen ngợi một cách hát mới nhưng cũng có nhiều lời “còm” phê phán là Ánh Tuyết bôi bác giọng nói quê nhà. Đến nỗi nhà văn Nguyễn Nhật Ánh phải viết một bài trên báo Thanh Niên “Ở một nơi không có xe đạp” – như một cách tự trào khác để ủng hộ Ánh Tuyết (theo bài viết của nhà văn gốc Quảng này thì ở Quảng Nam chỉ có xe “độp” chứ không có xe đạp). Nhà văn người Quảng Nam này còn kể cả chuyện ở quán Đo Đo chuyên bán món Quảng của ông, có lần một nhân viên người Quảng Nam nhờ một cô phụ việc mới người miền Nam đi lấy cho chị một cái túi nylon để đựng thức ăn cho khách; chị bảo “Đi lấy cho tau cái bô ” (cái bao) và cô nhân viên mới bèn vào toilet mang ra một cái… bô đi vệ sinh! Chuyện ông nhà văn gốc Quảng Nam kể người nghe cười ra nước mắt nhưng rất cảm thông cho trường hợp nói trên. Trong khi có một sô diễn của một ca sĩ nổi tiếng cũng gốc Quảng Nam nhưng đem chuyện cái “bô” ra giễu khá lố bịch đã làm nhiều khán thính giả gốc Quảng Nam nhăn mặt khó chịu.
Đó chính là câu chuyện nhại giọng của ngay đất Quảng Nam, nơi sinh ra Trưng Dy Nhức (Trương Duy Nhất).
Nhại âm “L” nhằm hạ nhục Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ có thể làm cho Nhất thỏa mãn cái tôi của mình, nhưng bằng hành vi này, Nhất đang gây chiến với cả cộng đồng người Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng…Với chiêu trò hèn hạ này, Trương Duy Nhất không thể là Nhất mà suốt đời chỉ là Nhức.
Tin cùng chuyên mục:
Công nghệ quốc phòng Việt Nam: UAV cảm tử thế hệ mới
Phạt nặng rồi sao vẫn cố?
Ông Chủ tịch xã và đường dây ma túy xuyên biên giới
Khởi tố nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT