Chuyện thống tiền doanh nghiệp

Người xem: 309

Bài của anh Mai Duong và tôi không có ý kiến gì.
 

Khi thực hiện duyệt bài trong diễn đàn Độc giả trẻ, một trong những tờ báo mà dàn admin sàng lọc khá kỹ trước mỗi lần duyệt, chính là tờ báo Giáo Dục, tờ mà có thằng phóng viên vừa bị túm ở Yên Bái vì tống tiền doanh nghiệp.
 
Nói dàn admin sàng lọc kỹ, vì đa phần thành viên admin đều là những con ma trong làng truyền thông, trừ cậu hehe. Họ không lạ gì những tờ báo này, thậm chí rõ từ chân tướng tổng biên tập báo trở xuống, thậm chí rõ cả mức giá để gỡ bài trên tờ báo đó. Nói chung, thuộc diện lá cải, sinh ra chủ yếu để nuôi dưỡng những cái đầu nhà báo biến chất, đánh đấm là chủ yếu.
 
Tất nhiên, núp bóng tiếng nói nhân dân.
 
***
 
Có hai kiểu nhà báo, mà cậu rất tôn trọng.
 
Một là, kiên quyết liêm khiết thanh bạch, giữ nhân phẩm và cốt cách bằng mọi giá. Trong số bạn bè cậu có những người đó, họ rất vất vả, nhưng chưa bao giờ cậu thấy họ đánh mất mình. Ở họ, cậu có cả những sự cảm thông, và trân trọng.
 
Hai là, họ biết cách làm thêm, kiếm tiền một cách khôn ngoan, lành mạnh. Nhấn mạnh là khôn ngoan, chứ không phải khôn ranh. Cậu không thấy họ tấn công ai cả, không thấy họ đẩy vấn đề xã hội nào lên đến mức cực đoan cả dù cậu biết thừa họ có khả năng làm được điều đó. Mọi thứ đều nằm ở chừng mực vừa phải, và cậu trân trọng họ.
 
***
 
Nghề báo, cậu phải thừa nhận thực sự là eo hẹp, eo hẹp đúng nghĩa về thu nhập, nếu là thu nhập chân chính.
 
Nhưng phải thừa nhận một điều rằng, khi bác sĩ, hay giáo viên, hay bất cứ một ngành nghề nào khác đều kêu ca về đồng lương của mình, thì nghề báo gần như không hề có điều này. Cậu chưa thấy câu chuyện tiền lương của nhà báo xuất hiện trên không gian truyền thông, hay diễn đàn quốc hội, như những nghề khác. Nếu có, có thể là quá ít ỏi để cậu biết.
 
Nghĩa là gì, là nhìn chung trong đại bộ phận nhà báo, đã không ai quan niệm rằng mình sẽ sống trên cơ sở cốt lõi là tiền lương của nghề mình. Họ tư duy về nó và chấp nhận nó một cách tự nhiên, chấp nhận nó hoặc bằng cách kiên quyết thanh bạch để giữ mình, hoặc linh động khôn ngoan để cải thiện mình, hoặc mặc nhiên dùng ngòi bút làm công cụ dọa dẫm xã hội để trục lợi cho mình.
 
Thằng cha phóng viên của tờ Giáo Dục, thuộc loại thứ ba. Phạm tội một cách đương nhiên, vô thức.
 
***
 
Luật pháp không nói chơi được, chưa dính đến thì còn to mồm, lỡ sa chân vào rồi không cẩn thận đái tràn cả bỉm. Báo chí giờ đông như lợn con, hết báo này đến báo khác đua nhau ra đời, mọi sự bỗng trở thành bình thường hóa và tầm thường hóa, sa chân không ai thương, phạm tội không ai xót. Cậu nghĩ, những nhà báo chân chính phải là những người cần phản đối điều này mạnh mẽ nhất. Cần phải dẹp bỏ thật nhiều nữa những thứ báo quái dị như tờ Giáo Dục, để trả lại sự ít ỏi và tôn nghiêm cho nghề báo. Những nhà báo chân chính hãy tách mình ra và đừng ngồi cùng mâm với lũ láo nháo lợn con ti toe mang nhãn phóng viên, hãy để cho chúng về đúng với đẳng cấp vốn có của chúng.
 
Có lẽ đã đến lúc, Bộ 4T nên có những chế tài và siết chế tài mạnh mẽ hơn nữa với những kẻ đầu sỏ. Thằng ngu nhất cũng hiểu, cái loại như Lê Duy Phong, nếu không có sự đồng lõa từ Tổng biên tập, sao dám ngang nhiên trắng trợn ăn tiền như thế từ Yên Bái?!
 
Làng báo truyền tai nhau về sự bất hảo của Tiến Bình (Tổng biên tập tờ Giáo Dục), từ thái độ đánh đấm kiếm chác, đến thái độ với anh em đồng nghiệp, đến việc ra giá cắt cổ cho mỗi lần gỡ bài. Những tờ báo có cái tên rất nhân văn như tờ Giáo Dục, thực sự là ổ lưu manh, chứ khai sáng nỗi gì?!
 
Quân thua thì trảm tướng, không nắm đầu lũ tổng biên tập, còn đẻ ra nhiều Duy Phong nữa. Mà còn nhiều thứ như Duy Phong, đừng trách tại sao thiên hạ nó luôn nhìn nhà báo bằng nửa con mắt kèm nụ cười nửa miệng cay nghiệt!!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *