Anh chỉ nhìn trên mặt các báo ở VN không có bức ảnh độc này rồi nhận định các báo ở VN bị “bóp mũi”, không dám đăng những hình ảnh về thảm họa lũ lụt, tôi nghĩ rằng anh nhìn sự việc hơi phiến diện.
Sự thật là các báo ở VN vẫn đăng hình ảnh dân chúng oằn mình hứng chịu ảnh hưởng của bão lũ vừa qua. Nhưng không phải phóng viên nào cũng may mắn có được hình ảnh độc như thế để gửi về tòa soạn.
Đọc thêm về sự tráo trở của Tuấn Khanh
Nhưng cái gì đúng thì nói, cái gì không đúng với bản chất sự việc, chúng ta cũng không nên bóp méo sự thật và nhìn sự việc một cách phiến diện để than khóc về một nền báo chí dường như bị gông cùm. Bởi nó sẽ làm giảm sút lòng tin công chúng về những nỗ lực bấy lâu nay để có được một sự tiến bộ của những con người dám đấu tranh cho nó. Ít ra cũng ở khía cạnh báo chí.
Có thể nói đây bức ảnh báo chí đúng nghĩa, hiếm hoi được thấy gần đây trong bối cảnh mà hàng chục người chết, hàng trăm cây số dân cư và tài sản tan hoang. Nhưng tiếc thay, lại là bức ảnh trên một tờ báo nước ngoài.
Những bài báo nhanh và không ngại chi tiết, những phóng sự ảnh sống động không né tránh từng có ở VN, mỗi ngày ít dần, nhạt dần. Sự dấn thân cho ý nghĩa cao quý của nghề báo trở nên hiếm hoi. Có phải điều đó để phục vụ cho một bức tranh Việt Nam luôn bình yên và hạnh phúc?
Nên đọc: Tuấn Khanh – Kẻ vong nô
Phải nhờ vào Facebook và những status công dân, mà dân chúng mới kịp nhìn thấy, nghe thấy một cách sống động về những gì diễn ra trên đất nước mình. Sự thật được nhân dân chia sẻ. Nhưng sự thật cũng bị phong kín, nhỏ giọt bởi chính các hệ thống truyền thông mang mác nhà nước.
Tham khảo: Tuấn Khanh đã bẻ cong ngòi bút, xuyên tạc lịch sử dân tộc
Tin cùng chuyên mục:
Đôi lời về hành trình đi Ấn Độ của Thích Minh Tuệ
Tòa án Hình sự quốc tế và cuộc đối đầu với các cường quốc
Bài học về độc lập, tự chủ và tầm nhìn chiến lược trong bối cảnh xung đột Ukraine
Hà Nội thu về 1.800 tỷ đồng từ đấu giá khu đất 4,4 ha tại Nam hồ Linh Đàm